Nhân tố G20 giữa tâm dịch Covid-19

TGVN. Jorge Heine - Giáo sư nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Toàn cầu Pardee thuộc Đại học Boston (Mỹ), đồng thời là thành viên không thường trực tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa tại Bắc Kinh mới đây đã có bài viết đăng trên trang mạng Global Times bàn về vai trò của G20 trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhan to g20 giua tam dich covid 19 Chống dịch Covid-19: Thủ tướng đồng ý tạm dừng đơn phương miễn thị thực đối với 8 nước châu Âu
nhan to g20 giua tam dich covid 19 G20 họp bàn về kinh tế toàn cầu do tác động của dịch Covid-19
nhan to g20 giua tam dich covid 19
Hội nghị trực tuyến thượng đỉnh G20 về ứng phó dịch Covid-19 ngày 26/3. (Nguồn: CNN)

Đại dịch tồi tệ nhất

Giáo sư Jorge Heine nhận định, dịch Covid-19 hiện nay là đại dịch toàn cầu tồi tệ nhất đối với thế giới trong vòng một thế kỷ qua, chỉ đứng sau dịch cúm năm 1918 từng khiến 50 triệu người tử vong. Đến nay, virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã xuất hiện ở gần như khắp thế giới, khiến hàng trăm nghìn người nhiễm bệnh và hàng chục nghìn người tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo, dịch bệnh này vẫn đang tăng tốc, và sẽ không sớm “hạ nhiệt”. Mặc dù một số chuyên gia nói về khoảng thời gian 3-4 tháng, song những người khác dự đoán làn sóng các ca mắc bệnh có thể kéo dài tới 2 năm và phải mất từ 12-18 tháng để chế tạo vaccine để đưa ra thị trường.

Cho dù những nơi khá xa xôi và tách biệt như Puerto Williams ở Chile, vùng cực Nam có người sinh sống của Trái Đất, và đảo Nantucket ngoài khơi bờ biển Massachusetts, cũng thông báo có trường hợp mắc Covid-19.

"Ưu tiên số một hiện nay là kiềm chế và giảm nhẹ dịch bệnh này. Italy, và hiện nay là Tây Ban Nha, là những ví dụ cho thấy hậu quả khủng khiếp của thái độ xem thường dịch bệnh của các Chính phủ, và cho thấy loại virus này lây lan nhanh như thế nào. Quan niệm sai lầm rằng dịch bệnh này không ảnh hưởng tới những người trẻ là vô cùng nguy hiểm", ông Jorge Heine cho hay.

Theo Giáo sư Jorge Heine, điều tai hại không kém bức tranh y tế hiện nay là thiệt hại đối với nền kinh tế có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa. Chỉ tính riêng tại Mỹ, ước tính 37 triệu người lao động có nguy cơ mất việc làm, khoảng 1/3 trong số đó làm trong lĩnh vực nhà hàng. Ngành công nghiệp hàng không trên khắp thế giới đang đứng trước nguy cơ phá sản.

“Corona-cession” 2020 (ý nói tới cuộc suy thoái kinh tế vì đại dịch Covid-19) sẽ còn tồi tệ hơn cuộc suy thoái kinh tế do khủng hoảng tài chính 2008-2009 gây ra, và do đó cần tới hành động tập thể của quốc tế để chống lại cuộc khủng hoảng này.

Tin liên quan
nhan to g20 giua tam dich covid 19 Dịch Covid-19 và bốn bài học cho kinh tế thế giới

Vai trò của G20

Đánh giá về vai trò của nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), Giáo sư Jorge Heine, khẳng định, G20 là đại diện cho những thực tế mới của thế kỷ 21, bởi nhóm này bao gồm các nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với nhiều quốc gia khác. G20 đã từng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu những tác động tiêu cực nhất của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.

“Trong bối cảnh và thời đại hiện nay, quan điểm cho rằng một nhóm nhỏ các nước ở Bắc Đại Tây Dương vẫn có thể chi phối nền kinh tế toàn cầu đã lỗi thời, đặc biệt trong thời điểm trục kinh tế đang chuyển dần sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Jorge Heine bình luận.

Giáo sư Jorge Heine cho rằng, Hội nghị trực tuyến thượng đỉnh G20 về ứng phó dịch Covid-19 do Saudi Arabia - nước giữ vị trí chủ tịch hiện nay tổ chức ngày 26/3 đã mở ra một cánh cửa cơ hội mới để tiến về phía trước. “Nghịch lý của đại dịch hiện nay là, mặc dù đây là một thách thức toàn cầu, song các nước đang chiến đấu với đại dịch này với mức độ hợp tác quốc tế rất nhỏ, thậm chí ngay cả trong Liên minh châu Âu (EU) cũng vậy”, ông Jorge Heine cho hay.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, cuộc tranh cãi hiện nay đã biến thành cuộc thỏa hiệp giữa một bên là tiếp tục ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh với một bên là những thiệt hại do việc giữ khoảng cách xã hội dẫn tới đóng cửa nền kinh tế.

nhan to g20 giua tam dich covid 19
G20 là đại diện cho những thực tế mới của thế kỷ 21. (Nguồn: pymnst.com)

Các chuyên gia y tế đã đúng khi cảnh báo rằng việc trở lại nhịp sống bình thường quá sớm sẽ khiến có thêm nhiều người có nguy cơ mắc bệnh. Cho tới nay, các biện pháp can thiệp sớm, mạnh tay và liên tục để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã cho thấy là biện pháp hiệu quả nhất.

“Mỹ và Trung Quốc cần đi đầu trong việc cùng nhau hợp tác để vượt qua mối đe dọa to lớn đối với toàn nhân loại này. Tuy nhiên, không gì có thể thay thế được cho hành động đa phương có sự phối hợp giữa các quốc gia. Để làm được điều đó, chúng ta phải có một công cụ phù hợp để đối phó với tình trạng cực kỳ cấp bách hiện nay. G20 cần một lần nữa phát huy vai trò lãnh đạo của mình và làm những điều cần thiết”, Giáo sư Jorge Heine nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, vấn đề chính khi đối phó với các thách thức toàn cầu, theo Giáo sư Jorge Heine là phát triển các giải pháp toàn cầu. Việc phát triển những cơ chế phát hiện sớm các đại dịch tiềm tàng là một nhiệm vụ then chốt, và đây là nhiệm vụ mà WHO có thể đóng vai trò quan trọng hơn so với những gì tổ chức này đã làm cho tới nay. Các đại dịch, cũng giống như những thảm hỏa thiên nhiên khác, có thể được dự đoán trước.

“Tuy nhiên, chúng ta không biết khi nào chúng sẽ xảy ra và sẽ gây ra những hậu quả gì. Những hoạt động mô phỏng có thể dự báo chính xác một cách phi thường diễn biến của chúng và tác động của những lựa chọn chính sách, những xung đột và những nút thắt. Hoàn toàn có thể phát triển những nghi thức, cơ chế và biện pháp theo trình tự thời gian để áp dụng, từ đó tránh được điều tồi tệ nhất mà chúng ta đã chứng kiến trong những tuần thảm kịch vừa qua. Điều này sẽ góp phần cải thiện hơn nữa ‘10 nguyên tắc cốt lõi’ để đối phó với đại dịch được các nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc đưa ra năm 2005, và sau đó được 88 quốc gia khác tán thành”, ông Jorge Heine khuyến nghị.

nhan to g20 giua tam dich covid 19 G20 khẳng định nỗ lực hết mình vượt qua đại dịch Covid-19, Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm

TGVN. Tối 26/3 (theo giờ Việt Nam), Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu ...

nhan to g20 giua tam dich covid 19 Cuộc chiến giá dầu giữa đại dịch Covid-19: Ai sẽ được lợi?

TGVN. Do dịch Covid-19 bùng phát nên nhu cầu và giá dầu đang giảm nhanh chóng, thế nhưng các nước “đại gia” dầu mỏ lại tăng ...

nhan to g20 giua tam dich covid 19 Giữa đại dịch virus corona, UAE 'thắp sáng' tình đoàn kết với Trung Quốc

TGVN. Tòa tháp chọc trời mang tính biểu tượng ở UAE đã đổi sang màu cờ Trung Quốc nhằm cổ vũ quốc gia này giữa đại ...

Lê Na (theo Global Times)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi hôm nay 5/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 5/11. Lịch âm hôm nay 5/11/2024? Âm lịch hôm nay 5/11. Lịch vạn niên 5/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Xem tử vi 5/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Ngày 5/11, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống tốn giấy mực nhất mỗi 4 năm. Cho đến giờ phút ấy, không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì.
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố, Tehran sẽ đáp trả mọi hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ và an ninh của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động