Nhật Bản 'đi trên dây' trong chính sách với Trung Quốc

Gia Kỳ
Sau chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đến Washington, mối quan hệ ổn định giữa Nhật Bản với Trung Quốc có thể không còn nữa, theo bình luận trên trang East Asia Forum.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản 'đi trên dây' trong chính sách với Trung Quốc
Nhật Bản 'đi trên dây' trong chính sách với Trung Quốc. Ảnh: Thủ tướng Suga Yoshihide và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Mỹ của ông Suga giữa tháng 4 vừa qua. (Nguồn: East Asia Forum)

Trong thập kỷ qua, Nhật Bản đã tích cực thúc đẩy hợp tác giữa các nước Bộ tứ (Quad) trong khuôn khổ chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tokyo cũng đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy các quy tắc thương mại chất lượng cao thông qua việc ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật Bản-EU và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Theo Rumi Aoyama*, tác giả bài báo trên East Asia Forum, điều quan trọng là Nhật Bản đã duy trì được một sự "cân bằng tinh tế" để đảm bảo căng thẳng an ninh không cản trở hợp tác kinh tế.

Chuyến thăm của Thủ tướng Suga Yoshihide tới Mỹ vào giữa tháng 4 vừa qua đã chứng tỏ sự thành công của chính sách ngoại giao cân bằng của Nhật Bản. Nhật Bản và Mỹ đã gửi thông điệp mạnh mẽ về các giá trị chung và hành động thống nhất, đề cập "tầm quan trọng của hòa bình và ổn định" trên eo biển Đài Loan (Trung Quốc).

Thêm vào đó, cả hai cũng nhấn mạnh “mối quan ngại nghiêm trọng” về vi phạm nhân quyền ở Hongkong và Tân Cương. Tuyên bố chung cũng phản ánh ý định của ông Suga trong việc thúc đẩy một giải pháp hòa bình và tránh khiêu khích Trung Quốc một cách mù quáng, bên cạnh cách tiếp cận vững chắc đối với việc lập kế hoạch dự phòng liên quan đến eo biển Đài Loan.

Lá chắn và mũi giáo

Tuy nhiên, thành công trong chính sách Trung Quốc của Nhật Bản phụ thuộc phần lớn vào hai yếu tố: sự thận trọng của Nhật Bản trong việc không khiêu khích Trung Quốc quá mức và sự “khoan dung” của Bắc Kinh đối với các chính sách mang tính kiềm chế Trung Quốc của Tokyo.

Sau chuyến đi của Thủ tướng Suga đến Washington, mối quan hệ ổn định với Trung Quốc có thể không còn, vì Nhật Bản sẽ phải xây dựng các chính sách cụ thể vào cuối năm 2021 liên quan các cam kết với chiến lược kinh tế và an ninh ở châu Á của Mỹ .

Hiện các chính sách an ninh kinh tế của Nhật Bản đã được công bố. Tokyo đã đưa ra các quy định nhằm loại bỏ dần các sản phẩm của Huawei và ZTE trong hoạt động mua sắm thiết bị của các cơ quan chính phủ và thực hiện trợ cấp cho việc dịch chuyển ngành sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Tokyo và Washington cũng đã đồng ý đầu tư 4,5 tỷ USD vào dự án phối hợp phát triển mạng viễn thông 6G, với mục tiêu thương mại hóa vào những năm 2030, cũng như hợp tác trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn và các sản phẩm quan trọng chiến lược khác.

Chính quyền ông Suga cũng đang dẫn đầu trong nỗ lực tạo điều kiện thúc đẩy chuỗi cung ứng giữa Ấn Độ, Australia và Nhật Bản, mà không phụ thuộc vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, hợp tác an ninh có thể phức tạp hơn nhiều.

Dựa trên luật an ninh hiện hành của Nhật Bản, nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra ở eo biển Đài Loan, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể hỗ trợ hậu cần hoặc thực hiện quyền tự vệ tập thể có giới hạn trước khi lãnh thổ Nhật Bản bị tấn công.

Akira Amari, nhân vật chủ chốt phụ trách chính sách kinh tế và thương mại đứng sau chính quyền của cựu Thủ tướng Abe, từng kêu gọi Nhật Bản phải sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong việc thực hiện quyền tự vệ tập thể.

Trong khi chính phủ Nhật Bản vẫn đang xem xét các kịch bản có thể xảy ra, các cuộc thảo luận này có thể thúc đẩy cuộc tranh luận thêm về vai trò của Nhật Bản như một tấm "lá chắn" còn Mỹ là "mũi giáo" trong quan hệ an ninh Mỹ-Nhật.

Khả năng triển khai các tên lửa tầm trung thông thường trên đất liền ở Nhật Bản để bổ sung cho Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương của Mỹ, làm dấy lên lo ngại về việc Tokyo sẽ bị kéo sâu hơn vào căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Thực tế hiện nay, nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Bắc Kinh thay thế Mỹ, trở thành điểm đến xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản. Trong năm tài khóa 2020, Trung Quốc chiếm 22,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản, lần đầu tiên vượt qua mốc 20%.

Tuy nhiên, với 74% số người được hỏi nhất trí về ủng hộ sự can thiệp của Nhật Bản vào eo biển Đài Loan trong một cuộc thăm dò do Nikkei thực hiện, chính phủ Nhật Bản có nhiều khả năng mở rộng vai trò của mình trong việc ngăn chặn Trung Quốc.

Điều này đồng nghĩa với việc chính sách của Tokyo với Bắc Kinh là "không thể quay đầu".

Chiến lược “chờ và xem” của Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang áp dụng cách tiếp cận “chờ và xem”, hay còn gọi là cách tiếp cận chờ thời.

Một mặt, Trung Quốc tỏ ra nhạy cảm về sự hợp tác giữa các nước Bộ tứ và gay gắt chỉ trích khối này là một "NATO châu Á".

Đối với Trung Quốc, cam kết của Nhật Bản với Đài Loan và việc triển khai tên lửa là đáng báo động và không thể chấp nhận được. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cảnh báo với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi về vấn đề này qua điện đàm.

Mặt khác, Trung Quốc vẫn đang kiềm chế không phát động một chiến dịch tuyên truyền quốc gia chống lại Nhật Bản. Bởi điều quan trọng nhất, Tokyo có vị trí then chốt trong chiến lược của Trung Quốc nhằm đối đầu với Mỹ. Trong khi Washington đang theo đuổi chiến lược chia tách có mục tiêu, Bắc Kinh đang quyết tâm thiết lập một chuỗi cung ứng tập trung ở châu Á và giữa các quốc gia nằm trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI).

Là một nước láng giềng có ảnh hưởng toàn cầu đáng kể, Nhật Bản vẫn cần được coi trọng trong nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc.

Với việc đưa ra lập trường cứng rắn hơn chống lại Bắc Kinh trong khi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đang gia tăng, Nhật Bản đang "đi trên dây". East Asia Forum kết luận: Thành công của chính sách Trung Quốc của Nhật Bản khó được đảm bảo và không dễ dàng được nhân rộng.

* Rumi Aoyama, tác giả bài báo, là Giáo sư Khoa Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại Waseda tại Đại học Waseda.

TIN LIÊN QUAN
Người Trung Quốc: ‘Đưa tôi 5 triệu Nhân dân tệ, tôi sẽ đẻ ba con’
Tổng Thư ký NATO: Sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại cơ hội kèm 'thách thức nghiêm trọng'
Chuyên gia: Tình báo Mỹ có thể nhầm drone của Nga hoặc Trung Quốc thành UFO
Cập nhật Covid-19 ngày 31/5: Số ca nhiễm mới toàn cầu giảm 16%; biến thể virus mới lan rộng ở Quảng Châu, Trung Quốc; 'ốc đảo' an toàn ở Brazil
New Zealand ủng hộ Australia kiện Trung Quốc lên WTO
Australia 'dắt tay' New Zealand thống nhất quan điểm về Trung Quốc?
(theo East Asia Forum)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động