Nhỏ Bình thường Lớn

Nhật Bản: Sửa đổi Chiến lược an ninh quốc gia với mục tiêu 'người chơi' chiến lược mạnh mẽ hơn

Chiến lược an ninh quốc gia mới và chi tiêu quốc phòng tăng sẽ giúp nâng cao vị thế của Nhật Bản ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Nhật Bản: Sửa đổi Chiến lược an ninh quốc gia với mục tiêu 'người chơi' chiến lược mạnh mẽ hơn
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. (Nguồn: AP)

Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản đầu tuần trước đã bắt đầu thảo luận về việc sửa đổi Chiến lược an ninh quốc gia (NSS) lần đầu tiên kể từ khi được thông qua vào năm 2013, trong đó bao gồm cả khả năng tấn công căn cứ của đối phương trong trường hợp cần thiết.

Theo đó, Ủy ban nghiên cứu chung về an ninh và quốc phòng của LDP bắt đầu thảo luận các vấn đề chiến lược trong dài hạn, đồng thời cũng xem xét để cập nhật hai tài liệu quốc phòng quan trọng là bản “Hướng dẫn Chương trình phòng thủ quốc gia” (NDPG) và “Chương trình phòng thủ trung hạn” (MTDP).

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera, một thành viên của ủy ban này cho biết, Ủy ban đã thống nhất về việc nếu bị tấn công bằng tên lửa, thì Nhật Bản phải ngăn chặn tên lửa từ lãnh thổ của đối phương. Theo ông Onodera, một số nhà lập pháp khác của LDP cũng cho rằng Nhật Bản có thể cần một chiến lược phòng thủ quốc gia mới phù hợp với chiến lược an ninh của Mỹ.

Ủy ban nghiên cứu chung về an ninh và quốc phòng của LDP dự định đưa ra một bản đề xuất sửa đổi vào khoảng tháng 5/2022, sau các cuộc thảo luận và điều trần với các chuyên gia.

Hai vấn đề an ninh quan trọng

Trong bối cảnh sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản và việc Triều Tiên nối lại các vụ thử tên lửa đạn đạo, Thủ tướng Kishida Fumio từng nhấn mạnh Nhật Bản đang đối mặt với tình hình an ninh đáng lo ngại và sẽ xem xét “mọi phương án” để tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia, trong đó bao gồm cả khả năng tấn công các căn cứ của đối phương để đối phó với một cuộc tấn công sắp xảy ra.

Chính phủ mới của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Kishida phải đối mặt với 2 vấn đề quan trọng liên quan đến quốc phòng.

Thứ nhất là xây dựng NSS mới vào cuối năm 2022, thay cho chiến lược năm 2013 đã được chính phủ của cựu Thủ tướng Abe Shinzo thông qua.

Trong cuộc bầu cử vừa qua, LDP đã ủng hộ việc tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản lên 2% GDP, theo đó có thể nhanh chóng nâng lên 100 tỷ USD. Hiện tại, ngân sách quốc phòng của nước này ở mức khoảng 1,3 GDP, tương đương 48 tỷ USD. Đây là những chính sách quan trọng để Nhật Bản chuyển từ một cường quốc kinh tế thành một quốc gia có đầy đủ trách nhiệm chiến lược trong khu vực.

Bằng cách đề xuất một NSS mới, Nhật Bản hy vọng sẽ cung cấp một khuôn khổ hoạt động cho bộ quốc phòng và ngoại giao Nhật Bản.

NSS hiện tại đặt ngoại giao lên hàng đầu trong chương trình nghị sự về 5 trong số 6 cách tiếp cận chiến lược an ninh của Nhật Bản. Khuôn khổ mới sẽ cho phép Nhật Bản đối phó với các mối đe dọa đang nổi lên thông qua tăng cường các mối quan hệ đối tác quốc phòng.

Ngoài ra, NSS sẽ giúp tăng ngân sách quốc phòng với tốc độ nhanh hơn, điều sẽ mang lại cho SDF khả năng phản ứng tốt hơn.

Thứ hai là yêu cầu sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp - trong đó quy định hạn chế việc sử dụng lực lượng phòng vệ (SDF). Điều này có thể đạt được kết quả dưới thời Thủ tướng Kishida vì ông nhận được sự ủng hộ của đối tác Komeito trong liên minh cầm quyền và Đảng Đổi mới Nhật Bản (Nippon Ishin no Kai).

Việc sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng 7/2022. Nếu LDP giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đó, họ sẽ có đủ đa số tại lưỡng viện để có thể thông qua Hiến pháp sửa đổi. Việc ban bố một NSS mới hoặc tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng không bị ràng buộc bởi việc sửa đổi Điều 9 và vẫn có thể tiếp tục.

Tăng cường can dự với Mỹ

Nhật Bản sẽ tăng cường can dự với Mỹ. Sách Trắng Quốc phòng cho thấy Nhật Bản đã thu hẹp quy mô phát triển các hệ thống vũ khí mà Mỹ sẵn sàng cung cấp. Tokyo đã tăng cường mua các hệ thống vũ khí của Mỹ nhằm xoa dịu mối lo ngại về việc giảm xuất khẩu vũ khí sang Nhật Bản theo cách thông thường.

Năm 2021, Nhật Bản đã lên kế hoạch mua các phương tiện chiến đấu cơ động F-35, US-2, C-2, PAC-3MSE và Type-16. Với thêm 50 tỷ USD mỗi năm, Nhật Bản có thể mua thêm vũ khí của Mỹ, bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình, trực thăng cánh quạt nghiêng Osprey và máy bay không người lái giám sát.

Nhật Bản dự kiến tự sản xuất tàu đổ bộ, tàu chiến nhỏ gọn, tàu sân bay trực thăng, tàu ngầm, vệ tinh và thông tin liên lạc cho một cuộc chiến lâu dài. Nhật Bản cũng đang đầu tư vào lĩnh vực phổ điện từ. Nghiên cứu về các công nghệ có khả năng thay đổi cuộc chơi (trí tuệ nhân tạo) cũng đang được tiến hành.

Với mong muốn nâng cao hiểu biết và mở rộng quan hệ đối tác Mỹ-Nhật Bản với những trách nhiệm lớn hơn dành cho Nhật Bản, từ năm 2022, Nhật Bản sẽ tăng đóng góp chi phí để duy trì các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản. Dự kiến, con số này có thể tăng từ 1,79 tỷ USD trong năm 2021 lên 2 tỷ USD/năm trong 5 năm tới.

Các tranh chấp trên biển có thể được xem là động cơ thúc đẩy Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng và phát triển NSS.

Nhật Bản dự định đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo. Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) mang lại cho Nhật Bản những trách nhiệm và quan hệ đối tác lớn hơn trong khu vực.

Quan hệ đối tác với Mỹ đã được đẩy mạnh dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden và các cuộc Đối thoại chiến lược 2+2 giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao đã được tổ chức giữa tất cả các đối tác thuộc nhóm Bộ tứ. Lực lượng Phòng vệ Hàng hải (MSDF) đang đóng một vai trò lớn hơn trong các cuộc tập trận với nhóm Bộ tứ và các đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhật Bản cũng có thể tăng cường hợp tác với châu Âu, trở thành tấm gương cho Liên minh châu Âu (EU) tăng chi tiêu quốc phòng, sửa đổi các hướng dẫn an ninh và trở thành những "người chơi" chiến lược mạnh mẽ hơn.

NSS mới và chi tiêu quốc phòng tăng sẽ giúp nâng cao vị thế của Nhật Bản ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với Ấn Độ là một phần của sự phát triển này. Nhật Bản đã sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trong ngoại giao và quân sự.

Nhật Bản: Không dùng thuốc Ronapreve điều trị bệnh nhân Covid-19 nhiễm biến thể Omicron

Nhật Bản: Không dùng thuốc Ronapreve điều trị bệnh nhân Covid-19 nhiễm biến thể Omicron

Bộ Y tế Nhật Bản cho rằng, thuốc kháng thể Ronapreve có hiệu quả thấp trong điều trị bệnh nhân Covid-19 nhiễm biến thể Omicron.

Nhật Bản: Chỉ số CPI lõi tăng mạnh nhất trong gần hai năm

Nhật Bản: Chỉ số CPI lõi tăng mạnh nhất trong gần hai năm

Ngày 23/12, chính phủ Nhật Bản cho hay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của nước này trong tháng 11/2021 tăng 0,5% so với ...

(theo orfonline.org)