Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) ngày 20/9/1977 thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh phát biểu tại Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) ngày 20/9/1977. Kỳ họp đã thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức lớn nhất hành tinh này. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Trong lĩnh vực hòa bình, an ninh, Việt Nam nỗ lực bảo vệ, đề cao sự cần thiết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đặc biệt là bình đẳng chủ quyền, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực…
Trong ảnh: Ngày 18/2/2008, tại phiên họp của HĐBA LHQ bàn về Kosovo, Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ tuyên bố Việt Nam ủng hộ việc giải quyết vấn đề Kosovo theo Nghị quyết 1244 ngày 19/6/1999 của HĐBA LHQ và đã nhận được sự đồng ý của các bên liên quan. (Ảnh: Bùi Ngọc Hải/TTXVN)
Năm 2007, Việt Nam trúng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào cơ quan quan trọng nhất của LHQ về hòa bình, an ninh quốc tế.
Trong ảnh: Đại biểu các nước chúc mừng đoàn Việt Nam sau khi công bố kết quả 183/190 ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008-2009 tại phiên họp Đại hội đồng LHQ, tối 16/10/2007. (Ảnh: Bùi Ngọc Hải/TTXVN)
Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực, chủ động trong lĩnh vực giải trừ quân bị và chống phổ biến, nhất là giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác. Trong ảnh: Ngày 25/9/2009, tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu tại Khoá họp 64 Đại hội đồng LHQ với chủ đề Không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Ngày 5/10/2009, tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chủ trì phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng, với chủ đề do Việt Nam đề xuất Đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái thời kỳ hậu xung đột và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các tiến trình hoà bình-an ninh dưới đề mục Phụ nữ, hòa bình và an ninh.
Ngày 20/9/2010, tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao của LHQ kiểm điểm việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Chiều 29/10/2010, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đến thăm dự án Chăm sóc, bảo vệ và ngăn ngừa HIV tại Trung tâm Y tế huyện Từ Liêm, Hà Nội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
43 năm qua, sự hỗ trợ quý báu của các tổ chức LHQ đã góp phần giúp Việt Nam giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội. Trong ảnh: Ông Anthony Lake, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thăm Trung tâm bảo trợ nạn nhân da cam và trẻ bất hạnh thành phố Đà Nẵng (30/5/2013). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 về xét nghiệm và điều trị HIV, hướng tới chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Trong ảnh: Ngày 25/10/2014, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Tổng thư ký LHQ Michel Sidibe cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 về kết thúc đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Hỗ trợ phát triển của LHQ có ý nghĩa hết sức to lớn, đã góp phần đắc lực giúp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực thiết yếu về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chế, pháp luật, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình, y tế, phòng chống HIV/AIDS, thực hiện bình đẳng giới. Trong ảnh: Lễ ký kết Chương trình chung của LHQ hỗ trợ không hoàn lại cho Việt Nam để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2014-2016 (ngày 7/3/2014). (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Hỗ trợ phát triển của LHQ có ý nghĩa hết sức to lớn, đã góp phần đắc lực giúp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực thiết yếu về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chế, pháp luật, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình, y tế, phòng chống HIV/AIDS, thực hiện bình đẳng giới. Trong ảnh: Phó Tổng thư ký LHQ Michel Sidibe giao lưu với cán bộ nhân viên và bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Nam Từ Liêm. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Một cấu phần quan trọng của Sáng kiến Thống nhất Hành động - Một Liên hợp quốc là Một Ngôi nhà chung, được cụ thể hóa bằng việc xây dựng Ngôi nhà Xanh chung Liên hợp quốc tại Hà Nội. Trong ảnh: Ngày 23/5/2015, tại Hà Nội, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon (giữa) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cắt băng khánh thành Ngôi nhà xanh Liên hợp quốc tại Việt Nam. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Việt Nam tích cực tham gia các tiến trình đàm phán nhằm phát triển luật pháp quốc tế, xây dựng các khuôn khổ mở rộng hợp tác, củng cố môi trường hoà bình, ổn định, chú trọng bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển. Trong ảnh: Chiều 25/9/2015, tại Trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh LHQ để thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Việt Nam ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (11/6/1992); cùng với hơn 170 quốc gia ký Thoả thuận Paris về khí hậu (tháng 4/2016) tại New York (Mỹ) và cam kết thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu tại Paris (Pháp), ngày 31/11/2015. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Năm 2015, tổng kết 15 năm thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs), Việt Nam đã hoàn thành sớm 3 mục tiêu quan trọng trong tổng số 8 mục tiêu, đó là: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói (MDG1); Phổ cập giáo dục tiểu học (MDG2); Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ (MDG3). (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014 - 2016), Việt Nam đã tham gia tích cực vào các nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên thế giới, đã đề xuất và được thông qua Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em, đưa ra và tham gia nhiều sáng kiến. Trong ảnh: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Khóa họp thứ 32 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 13/6/2016, tại trụ sở LHQ ở Geneva (Thụy Sĩ). (Ảnh: Quang Hải/TTXVN)
Ngày 22/9/2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao Khóa họp 72 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) với chủ đề Tập trung cho con người: Phấn đấu vì hoà bình và một cuộc sống tốt đẹp cho tất cả mọi người trên một hành tinh bền vững. (Ảnh: Hữu Hoàng/TTXVN)
Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực, chủ động trong lĩnh vực giải trừ quân bị và chống phổ biến, nhất là giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác. Trong ảnh: Ngày 17/5/2018, tại New York (Mỹ), Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ trao thư phê chuẩn Hiệp định cấm Vũ khí hạt nhân cho đại diện Ban thư ký LHQ. (Ảnh: Nguyễn Hữu Hoàng/TTXVN)
Trên cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ 2 nhiệm kỳ (2008-2009 và 2020-2021), Việt Nam đã tham gia tích cực vào các nỗ lực ngăn ngừa khủng hoảng, gìn giữ hoà bình, có những đề xuất quan trọng về bảo vệ phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy quyền con người trong xung đột và xây dựng hòa bình, hậu xung đột, cải tổ phương pháp làm việc của HĐBA LHQ... Trong ảnh: Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng về giữ gìn hòa bình do LHQ tổ chức, ngày 29/3/2019. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
Ngày 11/4/2019, tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an LHQ tổ chức phiên thảo luận mở với chủ đề Phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự và có bài phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh: Hoài Thanh/TTXVN)
Được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016), Việt Nam đã tham gia tích cực vào các nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên thế giới, đã đề xuất và được thông qua Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em, đưa ra và tham gia nhiều sáng kiến như bảo vệ quyền lao động của người khuyết tật, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển, tăng cường giáo dục, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái. Trong ảnh: Đại sứ Dương Chí Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp thứ 42 Hội đồng Nhân quyền LHQ, ngày 9/9/2019, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: Tố Uyên/TTXVN)
Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ là điểm sáng thể hiện tinh thần đối tác có trách nhiệm của Việt Nam. Tháng 6/2014, Việt Nam lần đầu tiên cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Việt Nam cũng đã cử nhiều sĩ quan quân đội và 2 bệnh viện dã chiến cấp II số 1, số 2 tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan. Trong ảnh: Cán bộ, chiến sỹ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 chào tạm biệt người thân và đồng đội lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là điểm sáng thể hiện tinh thần đối tác có trách nhiệm của Việt Nam. Tháng 6/2014, Việt Nam lần đầu tiên cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Việt Nam cũng đã cử nhiều sỹ quan quân đội và 2 bệnh viện dã chiến cấp II số 1, số 2 tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Trong ảnh: Cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 lên đường sang Phái bộ Nam Sudan. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Tối 7/6/2019 (giờ Việt Nam), Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công bố Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Theo kết quả bỏ phiếu, có tổng cộng 192 trên tổng số 193 quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc ủng hộ Việt Nam vào vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an.
Với những nỗ lực và đóng góp có hiệu quả đối với các hoạt động và quá trình phát triển của Liên hợp quốc, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm, đánh giá cao, thể hiện rõ nhất qua việc Việt Nam được bầu với số phiếu cao vào nhiều cơ quan của Liên hợp quốc, trong đó có Hội đồng Kinh tế-xã hội (hai nhiệm kỳ 1998-2000 và 2016-2018). Trong ảnh: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung phát biểu tại Kỳ họp cấp cao của Hội đồng Kinh tế -Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) với chủ đề Tăng quyền, đảm bảo bình đẳng và toàn diện cho người dân, ngày 17/7/2019. (Ảnh: Hoài Thanh/TTXVN)
Việt Nam cùng với ba nước Campuchia, Indonesia, Thái Lan được chọn làm địa điểm huấn luyện gìn giữ hòa bình quốc tế luân phiên. (Nguồn: TTXVN)
Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm, đánh giá cao, thể hiện rõ nhất qua việc Việt Nam được bầu với số phiếu cao vào nhiều cơ quan của Liên hợp quốc. Trong ảnh: Tại kỳ họp lần thứ 70 của Ủy ban Luật pháp quốc tế diễn ra từ ngày 30/4-01/6/2018 tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York và từ 3/7-10/8/2018 tại Geveva (Thụy Sĩ), Đại sứ Nguyễn Hồng Thao (ảnh) - thành viên của Việt Nam tại Ủy ban Luật pháp quốc tế đã vinh dự được bầu làm Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban.
Ngày 11/11 /2015, tại Paris, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 38 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Việt Nam đã được bầu là Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019. Đây là lần thứ tư Việt Nam trúng cử vào Hội đồng chấp hành sau ba nhiệm kỳ 1978-1983, 2001-2005 và 2009-2013. Trong ảnh: Ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam (bên trái) và Đại sứ Lê Hồng Phấn, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Tổ chức UNESCO nghe Ban Thư ký kỳ họp thông báo kết quả bầu cử. (Ảnh: Bích Hà/TTXVN)
Trong lĩnh vực phát triển, Việt Nam được đánh giá là hình mẫu điển hình về sự thành công trong hợp tác giữa Việt Nam và LHQ. Trong ảnh: Ngày 5/7/2018, Việt Nam và LHQ đã ký Kế hoạch Chiến lược chung mới (OSP) cho giai đoạn 2017-2021 giữa Chính phủ Việt Nam và 18 cơ quan LHQ. Đây là dấu ấn quan trọng nêu bật cam kết mạnh mẽ của LHQ và Chính phủ Việt Nam trong Chương trình Hành động quốc gia thực hiện các mục tiêu phát biển bền vững. (Nguồn: TTXVN phát)
Tối 8/5/2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự và phát biểu tại Phiên họp trực tuyến Cấp cao của HĐBA LHQ với chủ đề: 75 năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai tại châu Âu - Bài học rút ra để ngăn ngừa thảm kịch trong tương lai, trách nhiệm của Hội đồng Bảo an.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ phát biểu tại cuộc họp phiên họp mở về Tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine nhằm thảo luận các diễn biến mới liên quan gần đây sau khi Mỹ công bố kế hoạch Trung Đông mới, ngày 11/2/2020, tại trụ sở LHQ ở New York.
Ngày 31/01/2020, tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ chủ trì phiên họp tổng kết các hoạt động trên cương vị Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020, mở đầu nhiệm kỳ thành viên không thường trực HĐBA 2020-2021 của Việt Nam. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
Ngày 21/1/2020, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1/2020, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, chủ trì phiên thảo luận mở của HĐBA về tình hình Palestine-Israel. Trong ảnh: Đại sứ Đặng Đình Quý gõ búa khai mạc phiên thảo luận mở. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)
Ngày 10/1/2020, tại New York (Mỹ), Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý, với vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại New York năm 2020, đã tổ chức cuộc họp đầu tiên nhằm thảo luận các hoạt động của Ủy ban trong cả năm và trao đổi về ưu tiên mà các nước ASEAN sẽ thúc đẩy tại LHQ trong năm 2020. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)
Việt Nam đã tham gia tích cực vào các nỗ lực ngăn ngừa khủng hoảng, gìn giữ hoà bình, có những đề xuất quan trọng về bảo vệ phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy quyền con người trong xung đột và xây dựng hoà bình, hậu xung đột, cải tổ phương pháp làm việc của HĐBA...Trong ảnh: Ngày 10/1/2020, tại New York (Mỹ), Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết gia hạn hoạt động viện trợ xuyên biên giới cho hàng triệu người dân Syria kéo dài 6 năm qua. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)
Việt Nam nỗ lực bảo vệ, đề cao sự cần thiết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đặc biệt là bình đẳng chủ quyền, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực… Trong ảnh: Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020 trao đổi với các đại biểu trong phiên họp về Báo cáo của Tổng Thư ký LHQ về hoạt động của Văn phòng LHQ tại khu vực Tây Phi và Sahel (UNOWAS), ngày 8/1/2020. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)
Niềm vui của người dân châu Phi trước những thành quả từ dự án trồng lúa do các chuyên gia Việt Nam hỗ trợ. Những năm qua, Việt Nam không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ thu hút viện trợ của các tổ chức phát triển LHQ mà còn chủ động xây dựng các hình thức hợp tác và tham gia vào các tổ chức này. Mô hình hợp tác ba bên - ban đầu giữa Việt Nam, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực, Senegal về trồng lúa đã được mở rộng và áp dụng rộng rãi, được coi là hình mẫu cho hợp tác Nam-Nam. (Nguồn: TTXVN phát)
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.