Những nét chấm phá tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Phan Quân
Dù chỉ diễn ra trong hai ngày với nhiều thay đổi phút chót, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia vẫn để lại dấu ấn đậm nét trong nỗ lực hàn gắn chia rẽ, thúc đẩy phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Indonesia Joko Widodo giao chiếc búa, biểu tượng của cương vị Chủ tịch G20, cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 16/11. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo giao chiếc búa, biểu tượng của cương vị Chủ tịch G20, cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 16/11. (Nguồn: Reuters)

Chiều ngày 16/11, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã chính thức khép lại sau hai ngày nhóm họp tại Bali, Indonesia.

Tại lễ bế mạc, Tổng thống nước chủ nhà Joko Widodo đã trao búa cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, lãnh đạo nước Chủ tịch G20 năm 2023, mong New Delhi duy trì và hiện thực hóa mục tiêu phục hồi toàn cầu, tăng trưởng toàn diện hơn. Hội nghị cũng ra Tuyên bố chung của lãnh đạo các nước.

Dù chỉ diễn ra trong hai ngày với nhiều thay đổi phút chót, Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này vẫn để lại dấu ấn đậm nét. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi thừa nhận: “Đây có lẽ là kỳ G20 khó khăn nhất lịch sử”.

Chủ đề xuyên suốt

Đầu tiên, xung đột Nga-Ukraine là chủ đề xuyên suốt, chi phối Hội nghị lần này. Trước thềm sự kiện, một nội dung được truyền thông quốc tế quan tâm là khả năng góp mặt của cả Tổng thống Nga Vladimir Putin lẫn người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Indonesia. Tuy nhiên, cuối cùng kịch bản này đã không xảy ra. Vào phút chót, ông Putin đã không tới dự G20, còn ông Zelensky tham gia bằng bài phát biểu trực tuyến.

Đồng thời, hàng loạt vấn đề quan trọng được đề cập tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, từ câu chuyện an ninh lương thực, an ninh năng lượng hay đứt gãy chuỗi cung ứng, đều chịu tác động nghiêm trọng từ những gì đang xảy ra tại Ukraine. Trong phát biểu của mình, hầu hết các nhà lãnh đạo đều cho rằng giải pháp tốt nhất là chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.

Nhận định được phản ánh trong Tuyên bố chung: các nhà lãnh đạo chỉ trích xung đột Nga-Ukraine gây thương vong nghiêm trọng và khiến nền kinh tế toàn cầu thêm bất ổn. Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và hệ thống đa phương trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định, đồng thời khẳng định việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là “không thể chấp nhận được”.

Theo đó, các nhà lãnh đạo kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình, nhấn mạnh nỗ lực giải quyết khủng hoảng, thông qua các biện pháp ngoại giao và đối thoại, bởi “không có chỗ cho xung đột trong thời đại ngày nay”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột về mặt lợi ích còn tồn tại, với lập trường của các bên liên quan vẫn quá khác biệt, vấn đề tại Ukraine tiếp tục là bài toán nan giải với cộng đồng quốc tế.

Các nhà lãnh đạo kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình, nhấn mạnh nỗ lực giải quyết khủng hoảng, thông qua các biện pháp ngoại giao và đối thoại, bởi “không có chỗ cho xung đột trong thời đại ngày nay”.

Nỗ lực phục hồi sau đại dịch

Bên cạnh xung đột Nga-Ukraine, Hội nghị thượng đỉnh G20 dành phần lớn thời gian thảo luận về các biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế toàn cầu trên tinh thần “Cùng nhau phục hồi, Phục hồi mạnh mẽ hơn”.

Lãnh đạo các nước đã nêu hàng loạt cam kết trong Tuyên bố chung trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, hành chính công, y tế công cộng, bảo đảm an ninh lương thực và an ninh năng lượng toàn cầu, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi năng lượng và nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, chương trình nghị sự của G20 về phục hồi kinh tế có trọng tâm là những nước đang phát triển, nhất là các quốc đảo nhỏ và nước kém phát triển vừa chịu tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19, vừa đối phó hệ lụy xung đột Nga-Ukraine.

Những nội dung này phản ánh nỗ lực và thành công của nước chủ nhà trong việc kêu gọi các thành viên quan tâm nhiều hơn đến các nước đang phát triển, bao gồm các quốc đảo, với Indonesia là một trong số đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh cả thế giới gặp nhiều khó khăn, hiện thực hóa những cam kết đã nêu là nhiệm vụ không dễ dàng.

“Nóng” các cuộc gặp song phương

Nổi bật hơn cả là cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden, đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo gặp gỡ kể từ khi ông Biden tiếp quản Nhà Trắng hồi tháng 1/2021. Mặc dù cuộc gặp không giúp hạ nhiệt căng thẳng hiện nay, song cũng giúp nối lại quan hệ cá nhân giữa ông Biden và ông Tập, đồng thời giúp Washington và Bắc Kinh hiểu rõ những giới hạn đỏ của nhau.

Cuộc gặp giữa lãnh đạo Trung Quốc và Australia cũng được truyền thông quốc tế đặc biệt chú ý trong bối cảnh quan hệ song phương có nhiều căng thẳng, bất đồng chưa thể giải quyết. Đồng thời, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Hai mươi phút trao đổi ngắn ngủi giữa Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng gây tranh cãi, khi ông Tập cho rằng ông Trudeau đã để lộ thông tin thảo luận song phương với giới truyền thông. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Canada khẳng định, ông sẽ “cởi mở với người dân Canada, ngay cả khi thảo luận về những vấn đề quan trọng, nhạy cảm với hai nước”.

Những nét chấm phá tại G20
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có cuộc tiếp xúc tốn nhiều giấy mực bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20. (Nguồn: Reuters)

Ngoài ra, Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này cũng chứng kiến sự ra mắt của tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak sau nhiều biến cố trên chính trường Anh, gặp gỡ lãnh đạo đồng minh thân cận, Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Những cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa lãnh đạo các nền kinh tế sau thời gian dài gián đoạn vì dịch Covid-19 rõ ràng là tín hiệu tích cực, cho thấy con đường đi tìm chìa khóa để giải quyết xung đột, khủng hoảng. Trên phương diện này, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, trước đó là Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 40, 41 cùng hội nghị liên quan ở Campuchia và sau đó, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Thái Lan chắc chắn không khiến giới học giả, truyền thông quốc tế thất vọng.

Thượng đỉnh G20: Hàn Quốc kêu gọi chấm dứt ‘chủ nghĩa bảo hộ quá mức’ về lương thực và năng lượng

Thượng đỉnh G20: Hàn Quốc kêu gọi chấm dứt ‘chủ nghĩa bảo hộ quá mức’ về lương thực và năng lượng

Tổng thống Hàn Quốc cũng cho biết Seoul sẽ phối hợp với phần còn lại của G20 để giải quyết thách thức về an ninh ...

Ukraine, Trung Quốc và Pháp 'đồng thanh' kêu gọi khôi phục hòa bình tại Hội nghị G20

Ukraine, Trung Quốc và Pháp 'đồng thanh' kêu gọi khôi phục hòa bình tại Hội nghị G20

Ngày 15/11, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Indonesia Vincent Piket đánh giá bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rất ...

Hội nghị G20: Quá nhiều vấn đề hóc búa, chủ nhà Indonesia kêu gọi ngừng chỉ trích Nga, nhưng vẫn lo ngại về kết quả

Hội nghị G20: Quá nhiều vấn đề hóc búa, chủ nhà Indonesia kêu gọi ngừng chỉ trích Nga, nhưng vẫn lo ngại về kết quả

Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Widodo nỗ lực kêu gọi các đối tác phương Tây, giảm nhẹ chỉ trích Nga về chiến dịch quân ...

Hội nghị G20: Australia mong chờ đối thoại với Trung Quốc, hé mở khả năng chấm dứt trừng phạt

Hội nghị G20: Australia mong chờ đối thoại với Trung Quốc, hé mở khả năng chấm dứt trừng phạt

Ngày 14/11, Thủ tướng Australia Anthony Albanese thông báo sẽ có cuộc đối thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị ...

Indonesia triển khai nhiều khí tài để bảo vệ Thượng đỉnh G20

Indonesia triển khai nhiều khí tài để bảo vệ Thượng đỉnh G20

Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Quốc gia, Tướng Andika Perkasa xác nhận rằng Indonesia đã triển khai 13 tàu chiến (KRI) để bảo đảm ...

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị thượng đỉnh G20

Đọc thêm

Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đội Công binh Việt Nam gấp rút hoàn thành các công trình hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại khu vực Abyei.
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga Anatoly Antonov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt làm tăng sự hoài nghi về tính xây dựng của vai trò của Mỹ trên thế giới.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động