Những thông điệp từ đại dịch Covid-19

Vũ Đăng Minh
Vaccine là từ khóa có lượng truy cập hàng đầu trên các mạng xã hội và tần suất xuất hiện rất lớn trên truyền thông quốc tế. Xung quanh đại dịch Covid-19 ẩn chứa nhiều câu chuyện, nhiều thông điệp, mang tính toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một sĩ quan cảnh sát đứng trước chợ thủy sản có liên quan đến đợt bùng phát virus corona ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 1 năm 2020. © Reuters
Gần 2 năm trôi qua kể từ khi virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Virus không chỉ là... virus

Ngay khi đại dịch xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019, vấn đề nguồn gốc virus SARS-CoV-2 được xới lên. Báo cáo tháng 2/2020 của nhóm chuyên gia WHO không giải tỏa được nỗi nghi ngờ, nhất là câu hỏi về nguồn gốc virus và thời điểm dịch xuất hiện. Nhiều nhà khoa học và chính phủ yêu cầu tiếp tục điều tra, làm rõ hơn các vấn đề tranh cãi.

Một nhóm các nhà khoa học của Liên hợp quốc được giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu nguồn gốc virus. Họ cảnh báo trên tạp chí Nature cuối tháng 8/2021: “…cánh cửa dẫn cuộc điều tra quan trọng này đến cơ hội có thể tìm ra nguyên nhân đang nhanh chóng đóng lại”.

Việc lần theo dấu vết sinh học của virus trở nên khó khăn do các bằng chứng biến mất hoặc bị hư hỏng.

Sự “tinh quái”, tốc độ lây lan nhanh, biến đổi liên tục của virus càng làm dấy lên mối nghi ngờ về nguồn gốc nhân tạo. Tổng thống Joe Biden yêu cầu cộng đồng tình báo Mỹ nỗ lực điều tra virus từ thiên nhiên hay rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Ông hối thúc WHO điều tra giai đoạn 2, đồng thời yêu cầu Trung Quốc cung cấp quyền truy cập tất cả các dữ liệu liên quan, bảo đảm cuộc điều tra quốc tế đầy đủ, minh bạch. Yêu cầu đó gián tiếp nói Bắc Kinh không minh bạch, che giấu thông tin liên quan.

Bắc Kinh ngay lập tức phản đối, cáo buộc Washington và một số chính phủ khác “chính trị hóa” vấn đề nguồn gốc virus, nhằm che giấu sự bất lực trong đối phó với đại dịch Covid-19.

Không đồng ý để WHO điều tra giai đoạn 2, Trung Quốc phản công lại bằng giả thiết virus xuất hiện ở nước ngoài trước khi bùng phát ở Vũ Hán; yêu cầu điều tra ngay tại Mỹ và một số nước nói Trung Quốc che giấu dịch.

Trong lúc các bên tranh cãi kịch liệt, thì xuất hiện nhiều biến thể virus mới nguy hiểm, dẫn đến làn sóng đại dịch thứ tư.

Tính đến ngày 15/9, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 4,6 triệu người, làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu. Có ý kiến cho rằng, đại dịch cùng với biến đổi khí hậu và chiến tranh có thể là những nguyên nhân dẫn đến hủy diệt sự sống trên Trái đất.

Các nền y tế hàng đầu thế giới đã có lúc thúc thủ trước đại dịch Covid-19. Ở các nước đang và kém phát triển, tình hình còn tồi tệ hơn.

Hơn bao giờ hết, thế giới cần sự chung tay. Nhưng một số nước điều tra nguồn gốc virus nhằm mục đích khác, gắn hỗ trợ vaccine với điều kiện chính trị, kinh tế… Điều đó gây chia rẽ quan hệ quốc tế, phân tán nguồn lực, giảm hiệu quả, phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Cuộc chạy đua vaccine

Tin liên quan
Sự thiếu hụt vaccine Covid-19 và hành động của các nước giàu Sự thiếu hụt vaccine Covid-19 và hành động của các nước giàu

Mong muốn một buổi sáng đẹp trời, nhân loại thức giấc với tuyên bố virus bị loại khỏi đời sống, vẫn chỉ là giấc mơ. Chúng ta sẽ phải chung sống với các biến thể virus. Công cụ phòng, chống hữu hiệu là vaccine.

Theo chuyên gia, điều kiện cần để xã hội trở lại trạng thái bình thường là tiêm chủng rộng rãi, bảo đảm 60-75% người trong cộng đồng có miễn dịch với Covid-19. Một số nước thu nhập cao đã đạt mức trên. Nhưng nhiều quốc gia nhóm thu nhập trung bình và thấp, mới chỉ đạt khoảng 1% dân số, Congo, Haiti thậm chí là 0,1%.

Virus không có biên giới. Nếu không phổ cập tiêm chủng đạt mức tối thiểu trên toàn cầu, lại sẽ có những ổ dịch mới, xuất hiện biến thể virus mới, nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên, khả năng sản xuất, cung ứng vaccine trên toàn cầu còn cách xa so với nhu cầu. Theo số liệu của WHO, 6 tháng đầu năm 2021, thế giới sản xuất được 4,5 tỷ liều vaccine /10 tỷ liều yêu cầu.

Tình trạng khan hiếm vaccine càng trầm trọng do sự tiếp cận bất bình đẳng, đứt gãy chuỗi cung ứng công nghệ sản xuất vaccine trên toàn cầu và một số nước tích trữ quá mức. Nhóm G7 và EU cam kết cung cấp 1 tỷ liều vaccine, nhưng mới chuyển giao chưa tới 15%. Các nước giàu dư có thể dư 1,2 tỷ liều vaccine vào cuối năm 2021. EU đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 40% công dân của Liên minh và đối tác, cao gấp đôi mục tiêu 20% của WHO. Một số nước đã tiêm bổ sung mũi thứ ba.

Lan truyền thông tin gây “dị ứng” với một số loại vaccine. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chỉ trích châu Âu “bài xích vô cớ” vaccine Sputnik V. Việc “chính trị hóa” góp phần cản trở lưu thông vaccine trên toàn cầu.

Hộ chiếu vaccine thành điều kiện bắt buộc khi nhập cảnh vào nhiều quốc gia. Một số nước coi vaccine là công cụ để gia tăng ảnh hưởng. Tình trạng đó làm cho việc sản xuất, tiêm chủng vaccine trở thành cuộc chạy đua nước rút.

Những thông điệp từ đại dịch Covid-19
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho người dân ở Hà Nội, Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Việt Nam và thế giới

Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu 150 triệu liều vaccine, bảo đảm tiêm chủng cho 70% dân số. Đến ngày 15/9, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 35 triệu liều vaccine. Dự kiến đến cuối năm 2021, tổng cộng khoảng 100 triệu liều vaccine được nhập về Việt Nam.

Nguồn cung cấp vaccine của Việt Nam cũng khá đa dạng. Liên hợp quốc hỗ trợ gần 10 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX. Nga cam kết cung cấp 20 triệu liều vaccine trong năm 2021. Việt Nam là 1 trong 7 đối tượng ưu tiên cung cấp vaccine của Mỹ. Cuba, Nhật Bản, nhiều nước châu Âu tiếp tục hỗ trợ vaccine cho Việt Nam.

Trong điều kiện nguồn vaccine khan hiếm, có tiền chưa chắc mua được, thì đây là điều gây chú ý. Truyền thông lý giải do nhiều nguyên nhân. Theo Giáo sư Carl Thayer (Đại học New South Wales, Australia), “các nước châu Âu có nhiều động cơ khác nhau, kết hợp giữa lợi ích quốc gia và chủ nghĩa vị tha”.

Việt Nam là đối tác thương mại số một của EU ở Đông Nam Á. Tiếp cận Việt Nam là tiếp cận thị trường hơn 650 triệu người của ASEAN và hơn 800 triệu người của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Các nước EU có lợi khi kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh. Với vị thế địa chính trị quan trọng, Việt Nam là cầu nối để EU gia tăng ảnh hưởng, lợi ích chiến lược ở Đông Nam Á, rộng ra là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Năm 2020, khi đại dịch càn quét nhiều nước châu Âu, Chính phủ Việt Nam đã gửi tặng đồ bảo hộ, khẩu trang; các hội hữu nghị Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức quyên góp tiền, chung tay cùng nhân dân nước sở tại chống dịch.

Sự thủy chung, tình cảm chân thành của Việt Nam trong hoạn nạn để lại dấu ấn trong lòng bạn bè.

Đảng, Nhà nước Việt Nam sớm đề ra chiến lược phòng, chống đại dịch Covid-19, trong đó chiến lược vaccine là một nội dung cơ bản. Ngoại giao vaccine là mũi nhọn, mặt trận then chốt của chiến lược vaccine.

Bộ Chính trị, Chính phủ tích cực, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản. Các kênh ngoại giao, mọi mối quan hệ, cả song phương, đa phương được huy động tham gia chiến lược vaccine.

Lãnh đạo Việt Nam trực tiếp điện đàm, gửi thư cho lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế trao đổi về vấn đề vaccine. Có thể nói không cuộc làm việc nào không đề cập về hợp tác, hỗ trợ tiếp cận nguồn vaccine. Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, các Đại sứ quán, 94 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vào cuộc.

Có lẽ chưa bao giờ từ khóa "vaccine" lại xuất hiện đậm đà trên truyền thông quốc tế và Việt Nam như hiện nay.

Chúng ta cũng chủ động nghiên cứu sản xuất một số loại vaccine, đạt kết quả bước đầu. Việc đó trở thành nguồn cảm hứng cho tinh thần dân tộc.

Ngoại giao vaccine là kết quả của đường lối độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của Việt Nam.

Hàng ngàn cán bộ, nhân viên y tế trên cả nước tình nguyện đến hỗ trợ tâm dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… Lực lượng vũ trang làm mọi việc có thể để chống “giặc dịch” ở tuyến đầu. Khó khăn thôi thúc sự sẻ chia, xả thân, đồng lòng của mọi tầng lớp xã hội, với nhiều hình thức, câu chuyện xúc động.

Điều tốt đẹp nảy nở một cách tự nhiên, bởi đó là truyền thống, đã ngấm sâu vào máu, vào hồn dân tộc. Đó là “vaccine” quý giá của Việt Nam, trước mọi thách thức.

Bên cạnh đó, nơi này, lúc kia, chúng ta còn bộc lộ lúng túng, bất cập trong một số công việc phòng, chống đại dịch. Một số ít kẻ lợi dụng trục lợi, thông tin bịa đặt, gây nhiễu loạn, chống phá… Cuộc sống vẫn đan xen nhiều gam màu, nhưng màu sáng vẫn nổi trội.

Đại dịch là điều không mong muốn, nhưng cũng để lại nhiều thông điệp và bài học rất đáng lưu tâm.

Chiến lược ngoại giao vaccine với ba mũi tiếp cận

Chiến lược ngoại giao vaccine với ba mũi tiếp cận

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh ngoại giao vaccine trong và ngoài nước với ba ...

Quyết liệt, bài bản như ngoại giao vaccine

Quyết liệt, bài bản như ngoại giao vaccine

Ngoại giao vaccine là một mũi nhọn, một mặt trận quan trọng để triển khai thắng lợi chiến lược vaccine mà Chính phủ đã đề ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

3 mẫu xe sang Đức dưới đây sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho người dùng Việt có tài chính dưới 1 tỷ đồng, đời xe không sâu và ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con tin Israel.
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha không từ chức.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động