TIN LIÊN QUAN | |
Nhiều thông điệp trong chuyến thăm Hiroshima của ông Obama |
71 năm trôi qua kể từ khi Tổng thống Harry S. Truman quyết định ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, chưa có ai trong số 11 Tổng thống của Mỹ đặt chân đến thành phố này khi còn tại nhiệm.
Những người tiền nhiệm của ông Obama đều có những lý do để né tránh Hiroshima. Không ai muốn bị các cử tri Mỹ xem là người phải xin lỗi cho hành động ném bom, một quyết định mà ngày nay nhiều sử gia vẫn cho rằng đã cứu nhiều sinh mạng. Bên cạnh đó, nhiều người lo ngại chuyến thăm sẽ chọc giận các nước từng bị phát-xít Nhật xâm lược như Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước châu Á khác.
Tổng thống Obama đặt vòng hoa tưởng niệm những nạn nhân trong vụ ném bom nguyên tử Hiroshima. (Nguồn: Reuters) |
Tuy nhiên, ông Obama và các cộng sự luôn có cách tiếp cận khác hẳn những suy nghĩ thông thường đó. Chưa Tổng thống Mỹ nào thăm Cuba trong 90 năm qua, nhưng ông Obama đã làm như vậy. Chưa Tổng thống Mỹ nào thăm Myanmar, nhưng ông Obama đã tới đây hai lần. Chưa Tổng thống Mỹ nào cảm thấy có lợi trong việc đàm phán với chính quyền Iran, nhưng ông Obama đã đạt được thoả thuận hạt nhân lịch sử với Tehran - một trong những di sản lớn nhất của ông trong lĩnh vực đối ngoại. Và tại Việt Nam, ngay trong tuần này, ông Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương kéo dài nhiều thập kỷ qua.
Tổng thống Obama đã khẳng định sẽ không xin lỗi Nhật Bản về các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Tuy nhiên, ông Obama hy vọng chuyến thăm Hiroshima lần này sẽ thúc đẩy nỗ lực cắt giảm kho vũ khí hạt nhân trên toàn cầu được đề ra từ nhiệm kỳ đầu tiên, vốn là một lý do quan trọng để ông đoạt giải Nobel Hòa bình vào năm 2009. Phát biểu tại thủ đô Prague (Cộng hòa Czech) chỉ 10 tuần sau khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Obama đã tuyên bố: “Với tư cách một cường quốc hạt nhân duy nhất đã từng sử dụng vũ khí hạt nhân, nước Mỹ (về mặt đạo đức) phải có trách nhiệm hành động”.
Ông Obama ôm một nạn nhân sống sót sau vụ ném bom Hiroshima. (Nguồn: Reuters) |
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình Nhật Bản gần đây, Tổng thống Obama đã thừa nhận rằng những nỗ lực của ông chỉ mang lại một sự “tiến triển khiêm tốn”. Theo ông, “ít nhất là các kho vũ khí hạt nhân không lớn hơn”. Hàn Quốc, nước vốn lo ngại chuyến thăm của một Tổng thống Mỹ tới Hiroshima có thể được coi là một sự xin lỗi, nay đã có thái độ ôn hoà hơn sau khi Thủ tướng Shinzo Abe hồi cuối năm ngoái đã xin lỗi về những hành động đối với phụ nữ Hàn Quốc của binh sỹ Nhật trong chiến tranh. Đến nay, Hàn Quốc chưa hề đưa ra một tuyên bố chính thức nào về chuyến thăm của ông Obama.
Thế giới phi hạt nhân: Tương lai ảm đạm Chuyến thăm Hirosima của ông Obama sẽ củng cố di sản đối ngoại với hình ảnh là một vị Tổng thống ủng hộ giải trừ vũ khí ... |
Ngoại trưởng Mỹ thăm bảo tàng tưởng niệm Hiroshima Hôm nay (11/4), Ngoại trưởng John Kerry trở thành vị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đầu tiên tới thăm bảo tàng bom nguyên tử Hiroshima ... |
Đau thương và khát vọng của thế hệ Hibakusha 70 năm kể từ khi Hiroshima và Nagasaki hứng chịu bom nguyên tử, sự tồn tại mạnh mẽ của các nạn nhân còn sống đã ... |