Nữ điệp viên NATO trong căn cứ của Gaddafi

Một sự thật vừa được giới chức NATO và Hội đồng quốc gia chuyển tiếp Libya (NTC) tiết lộ cho thấy một cô gái người Libya mới ở độ tuổi đôi mươi đã đứng sau những cuộc không kích của NATO. Cô chính là người quan trọng giúp NATO không kích đúng và trúng các mục tiêu của lực lượng chế độ Gaddafi tại Libya.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh hoạ

Có thể khẳng định các đợt không kích của NATO đều được định vị bằng hệ thống vệ tinh và máy bay không người lái. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận mục tiêu này có những hạn chế nhất định như lực lượng của Đại tá Gaddafi có thể dựng căn cứ giả bên trong các tòa nhà dân sự chẳng hạn. Hơn nữa, liên quân NATO cũng không thể biết chắc trong các mục tiêu ấy có dân thường hay không? Đó là lúc cần đến những điệp viên như Nomidia.

Người mang bí danh “Nomidia”

Đó là một cô gái người Libya mới 24 tuổi, với dáng người cao, mảnh khảnh và thường quàng chiếc khăn bằng vải chiffon màu xanh lá cây trên đầu. Trong cuộc phỏng vấn riêng với hãng Reuters của Anh sau khi lực lượng nổi dậy ở Libya đã nắm quyền kiểm soát Tripoli, Nomidia vẫn xin được giấu tên thật vì cô lo sợ “một vài nhân vật trung thành với Đại tá Gaddafi” có thể tấn công cô hoặc gia đình cô để trả thù.

Nomidia đã “nằm vùng” trong các khu căn cứ quân sự Libya nhiều tháng ròng để do thám và cung cấp các thông tin quan trọng về Đại tá Gaddafi cũng như lực lượng quân đội của ông cho liên quân NATO. Là một kỹ sư trẻ, lại chưa từng qua một trường lớp đào tạo điệp viên nào, song Nomidia rất biết sử dụng những thủ thuật tinh vi để tránh bị phát hiện. Cô liên tục di chuyển và thay đổi chỗ ở thường xuyên, dùng cùng lúc nhiều sim điện thoại…

Cô cũng biết dùng thân phận nữ nhi để qua mắt lực lượng an ninh chế độ Gaddafi. Nomidia cho biết: “Tôi không nằm trong tầm kiểm soát. Họ tập trung chủ yếu vào đàn ông và hầu như không nghĩ rằng một cô gái lại có thể làm được tất cả những việc này”. Thực tế, dưới thời Muammar Gaddafi, Libya là một nước Hồi giáo tương đối ôn hòa và phụ nữ được hưởng nhiều tự do hơn so với các quốc gia Hồi giáo khác. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn bị xem nhẹ hơn đàn ông và đó chính là “lá chắn” hoàn hảo cho nữ điệp viên này.

Nomidia bắt đầu hoạt động gián điệp cách đây 5 tháng trong bối cảnh chính quyền Gaddafi kiểm soát chặt Thủ đô Tripoli và ngăn chặn bất kỳ thông tin nào có thể hữu ích cho phe đối lập. Điện thoại bị giám sát, tin nhắn điện thoại bị chặn và internet chỉ được sử dụng trong các văn phòng chính phủ. Các phóng viên nước ngoài thì bị kiểm soát chặt chẽ như giam lỏng tại khách sạn 5 sao Rixos. Còn nhà tù trong thành phố chật cứng những người bị nghi là hỗ trợ quân nổi loạn chống Gaddafi dù rằng nhiều người chỉ nhắn tin cho ai đó ở ngoài Libya...

Bất bình với chuyện cấm đoán này, Nomidia quyết định bí mật gọi đến al-Ahrar, một đài truyền hình chống Gaddafi có trụ sở ở Qatar, để thông báo tình hình ở Tripoli. Với chút thông tin ít ỏi thực sự rò rỉ khỏi Tripoli, các nhà sản xuất tại đài này bắt đầu đưa giọng nói cô lên sóng dưới biệt danh Nomidia, cùng với các thông tin về những gì đang xảy ra tại Tripoli. Vậy là hoạt động đầu tiên của Nomidia chỉ như một “phóng viên thường trú tại Libya”.

Không lâu sau, Nomidia đã có thể cung cấp cho đài chi tiết hơn về quân đội Gaddafi. Thông qua nhiều quan hệ trung gian để làm quen với binh lính và sĩ quan trong quân đội của ông Gaddafi cũng như móc nối được với những người bất mãn đang làm việc trong chính quyền Libya khi đó, Nomidia có thể nắm được các thông tin về quân đội Libya như nơi cất giữ vũ khí và xe tăng. Tuy nhiên, đến lúc này, thay vì đưa lên sóng, đài al-Ahrar lại chuyển thông tin cho NATO thông qua các quan chức của NTC vì sợ đánh động chính quyền Gaddafi.

Những hoạt động của Nomidia được NATO và lực lượng nổi dậy đánh giá cao. Reuters dẫn lời ông Hisham Buhagiar, một thành viên cấp cao của NTC nói rằng: “Cô ấy là một nguồn tin quan trọng và rất đáng tin cậy. Nhiều người đàn ông ở Libya không dám hành động như vậy trong thời điểm đó”. Ông dẫn chứng thêm: “Chúng tôi có ít nhất 16 nam giới làm công tác do thám, nhưng chỉ có một phụ nữ cung cấp thông tin cho chúng tôi. Đó là một chiến dịch lớn gộp từ nhiều mảnh nhỏ và chiến dịch có thể sẽ không thành công nếu thiếu một mảnh trong số đó”. Còn một phát ngôn viên của NATO thì nhấn mạnh rằng tuy ông không thể tiết lộ chi tiết về người đã chuyển thông tin cho NATO để đánh các mục tiêu ở Tripoli, song nhân vật đó có vai trò rất lớn.

Nhiệm vụ nguy hiểm

Do mạng lưới điện thoại bị giám sát, nên khâu nguy hiểm nhất trong hoạt động của Nomidia là chuyển thông tin về các mục tiêu. Nomidia kể rằng: “Tôi sử dụng 12 sim điện thoại và 7 chiếc điện thoại khác nhau”. Đã có lúc, một doanh nhân và cũng là một thành viên của mạng lưới chống chế độ Gaddafi, đưa cho Nomidia một chiếc điện thoại vệ tinh để sử dụng, song việc này cũng có nhiều rủi ro vì chính phủ cấm sử dụng loại điện thoại này. Vì bảo mật, Nomidia cũng thường xuyên di chuyển. Cô nói: “Ngày thì tôi gọi từ Tajoura, ngày thì gọi từ Souk al-Jumaa. Nói chung là gọi từ các địa điểm khác nhau”.

Cẩn thận là vậy, nhưng hai tháng trước đây, Nomidia đã suýt bị bắt. May mà cô tình cờ phát hiện lực lượng an ninh của Gaddafi đang lần theo dấu một trong những sim điện thoại mà cô đang dùng cho dù cô đã không cung cấp thông tin thật. Nữ điệp viên kể lại: “Ngay lập tức tôi tắt tất cả điện thoại và cùng cả nhà chạy trốn. Đó là tình thế nguy hiểm nhất của tôi”.

Trong quá trình hoạt động, Nomidia cho biết cô thường tự lái xe đến các địa điểm và quan sát trong nhiều giờ, nhằm tìm hiểu xem mục tiêu đó có dân thường không hay thậm chí là làm thế nào tấn công được các mục tiêu đó.

Các quan chức NTC cho biết Nomidia thâm nhập khá sâu vào chính quyền của nhà lãnh đạo Gaddafi. Điều đó được thể hiện qua việc ngay sau khi lực lượng nổi dậy tuyên bố đã bắt được con trai Gaddafi là Saif al-Islam hồi cuối tháng 8, Nomidia ngay lập tức đã có tin khẳng định với đài al-Ahrar rằng thông tin đó là bịa đặt. Nomidia thông báo qua điện thoại rằng nguồn tin của cô trong dinh thự Bab Al-Aziziyah, đại bản doanh của Đại tá Gaddafi, khẳng định Saif al-Islam vẫn an toàn và tự do. Quả nhiên, nửa giờ sau đó, trên sóng truyền hình CNN, người ta thấy Saif al-Islam xuất hiện tươi tỉnh ở Tripoli.

Nguy hiểm là vậy, nhưng Nomidia chia sẻ cô đã chuẩn bị tâm lý mình có thể bị bắt bất cứ khi nào. Cô nói: “Suy nghĩ đó luôn xuất hiện trong đầu tôi, nhưng tôi không sợ. Tôi phải giữ mình thật lạc quan để công việc được thuận lợi”.

Hiện giờ, Nomidia đã trở về cuộc sống bình thường. Cô vui vẻ nói: “Tạ ơn Thánh Allah, tôi còn sống để chứng kiến thành quả của mình và nhiều người khác”.

Minh Minh (Theo Daily Mail, Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.
Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Đó là 'linh hồn' của khóa đào tạo Chứng chỉ Lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế, do Trung tâm Việt-Úc (VAC) tổ ...
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động