Nữ quyền trên bản đồ thế giới

Nữ quyền luôn là vấn đề nóng bỏng. Đầu thế kỷ XXI, tại mọi quốc gia, vấn đề bình đẳng giới và đấu tranh  "đòi" thêm quyền cho phụ nữ vẫn tiếp tục được thảo luận sôi nổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nu quyen tren ban do the gioi Chân dung người phụ nữ quyền lực nhất thế giới
nu quyen tren ban do the gioi 10 cuốn sách biểu dương nữ quyền của Mỹ

Mặc dù quyền bình đẳng nằm trong Hiến pháp của hầu hết các nước trên thế giới, song vẫn chưa tồn tại sự bình đẳng trên thực tế. Vụ bê bối ở Hollywood liên quan đến quấy rối tình dục của nhà sản xuất phim Harvey Weinstein với nhiều diễn viên nữ cho thấy vẫn chưa có bình đẳng thực sự cho phụ nữ, họ cũng chưa được an toàn tại một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới.

nu quyen tren ban do the gioi
Một cuộc diễu hành vì quyền của phụ nữ ở Boston (Mỹ), tháng 8/1970. (Nguồn: Getty Images)

Bất bình đẳng giới là yếu tố chính cản trở phụ nữ phát huy hết năng lực và khả năng của bản thân. Mục đích phát triển một xã hội thịnh vượng, cân bằng sẽ không thể đạt được chừng nào chưa có bình đẳng cho phụ nữ. Phong trào nữ quyền sinh ra nhằm mục đích đấu tranh cho phụ nữ được sống trong môi trường bình đẳng, nơi họ có cơ hội phát triển mọi khả năng của mình, mà không bị cản trở bởi những tư tưởng lỗi thời.

Khởi nguồn…

Lý thuyết nữ quyền xuất hiện lần đầu vào năm 1794 trong quyển Vì quyền của nữ giới (A Vindication of the Rights of Women) của nhà văn, nhà tư tưởng Anh Mary Wollstonecraft. Tác phẩm này được coi là bản tuyên ngôn nữ quyền đầu tiên.

Trong khi đó, thuật ngữ Nữ quyền - Féminisme xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết Đàn ông- Đàn bà của nhà văn Pháp Alexandre Dumas con, xuất bản năm 1872. Trên thực tế, đã có những yếu tố đầu tiên mở lối cho phong trào nữ quyền từ buổi đầu lịch sử. Ở các dân tộc khác, cũng như ở Việt Nam, lịch sử ghi công các nữ tướng, nữ hoàng hùng mạnh trong lịch sử, đơn cử như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nữ hoàng quyền lực nhất Ai Cập cổ đại Cleopatre hay Nữ hoàng Anh Elizabeth I... Ngoài ra, nhiều nhà triết học, nhà tư tưởng như Sappho (570 trước Công nguyên), nữ tu sĩ, nhà tư tưởng Đức Hildegard de Bingen (1179), tiểu thuyết gia nổi tiếng Jane Austen… đã khẳng định các giá trị về phẩm giá, sự thông minh, năng lực của phụ nữ không kém gì nam giới.

Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh cho bình đẳng quyền lợi giữa nữ giới và nam giới mới ra đời tại các nước phương Tây. Đầu tiên, các nhà hoạt động đấu tranh mở ra các cơ hội mới cho phụ nữ, trước hết là quyền bầu cử. Tiếp theo, phong trào nhấn mạnh vào giải phóng tình dục, quyền sinh sản của phụ nữ cũng như bình đẳng giới. Từ giữa những năm 1980 trở đi, làn sóng nữ quyền phương Tây nhấn mạnh vào việc dỡ bỏ các tiêu chuẩn về sắc đẹp phụ nữ, phản đối việc nhìn phụ nữ như những "đối tượng tình dục" (sex object), kêu gọi hãy đánh giá đúng mỗi phụ nữ như một thực thể riêng biệt. Gần đây, nhiều người nói tới "làn sóng thứ tư" của phong trào nữ quyền, tập trung vào bình đẳng thực tế (như bình đẳng về lương, cơ hội việc làm) giữa nam và nữ, chống lại các hành vi quấy rối tình dục đã "bình thường hóa" trong mắt nhiều người.

Hiện nay, phong trào nữ quyền ở một số nước đang phát triển chưa đạt được nhiều tiến bộ. Ở một số nước có Hồi giáo cực đoan, người ta vẫn đang phải đấu tranh cho quyền đi học của nữ giới, hay quyền tự lái xe (gần đây mới được công nhận ở Saudi Arabia), quyền được tự định đoạt cuộc sống của mình. Với nhiều nỗ lực vượt qua những rào cản tôn giáo, văn hóa, các nhà hoạt động nữ quyền ở các nước này đã đạt được một số thành công nhất định. 

… và lan tỏa

Sinh ra từ hơn 100 năm nay, phong trào nữ quyền đã lan tỏa trên khắp thế giới, tới mọi châu lục, trong mỗi quốc gia, tôn giáo. Những cá nhân tiêu biểu cho phong trào này đến từ nhiều lĩnh vực cũng như giai tầng xã hội hay giới tính khác nhau. Người đầu tiên phải nhắc tới là nhà văn người Pháp Simoine de Beauvoir (1908-1986), bạn đời của nhà triết học nổi tiếng Jean-Paul Sartres. Năm 1949, bà viết Giới tính thứ hai, cuốn sách được coi là đặt nền móng cho phong trào nữ quyền hiện đại. Trong tác phẩm này, Simoine de Beauvoir chỉ trích chế độ phụ hệ, nơi đàn ông nắm quyền quyết định, cũng như các rào cản xã hội mà phụ nữ phải đương đầu.

nu quyen tren ban do the gioi
Opra Winfrey là một nhà hoạt động quyền phụ nữ nổi tiếng. (Nguồn: Reuters)

Phong trào nữ quyền thế giới cũng đạt được nhiều kết quả nhờ Đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt (1884-1962). Trước khi trở thành Đệ nhất phu nhân, bà đã tích cực tham gia các phong trào vì quyền lợi phụ nữ như hợp tác cùng Liên minh Công đoàn Phụ nữ Mỹ. Sau này, bà trở thành Chủ tịch Ủy ban Liên hợp quốc về nhân quyền, rồi Chủ tịch Ủy ban Vị thế phụ nữ, dưới thời Tổng thống John F. Kennedy.

Opra Winfrey, nữ hoàng ngành giải trí cũng là một nhà hoạt động quyền phụ nữ nổi tiếng, người đã tạo động lực cho hàng triệu phụ nữ khác trên thế giới. Đến từ gia đình da màu nghèo khổ ngoài lề xã hội, Opra Winfrey đã gây dựng cho mình một đế chế trong công nghiệp giải trí và hỗ trợ, khuyến khích phụ nữ vượt qua các khó khăn, rào cản trong cuộc sống. Bà từng nói: "Tôi chưa bao giờ coi hay gọi mình là người theo nữ quyền, nhưng tôi không nghĩ là bạn có thể vừa là phụ nữ, nhưng lại không theo nữ quyền". Câu nói của bà truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Mỗi phụ nữ nên là một người theo nữ quyền.

Nghĩ về những người phụ nữ nổi bật nhất hiện nay, người ta không thể quên nữ thẩm phán trẻ nhất và đầu tiên của Iran Shirin Ebadi - chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2003 – với  ý chí sắt thép của bà trong hoạt động vì nhân quyền. Sinh ra tại Iran, một đất nước Hồi giáo còn nhiều định kiến với quyền bình đẳng phụ nữ, bà đã nổi lên như một trong những nhà hoạt động cải cách hàng đầu ở khu vực, đấu tranh không mệt mỏi vì quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

Malala Yousafzai, cô gái trẻ người Pakistan khiến nhiều người nghiêng mình kính nể vì dám chống lại Taliban, đấu tranh cho quyền được đi học của các bé gái. Vì hành động dũng cảm này, Malala đã bị một tay súng Taliban bắn vào đầu, nhưng cô may mắn thoát khỏi tử thần và hiện đang là sinh viên Đại học Oxford (Anh). Tháng 10/2014, cô gái 17 tuổi Malala Yousafzai đã trở thành người trẻ nhất thế giới và là người Pakistan đầu tiên đoạt giải Nobel Hòa bình. Đến nay, cô vẫn không ngừng đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ, qua Quỹ Malala. “Chúng ta phải giúp các cô gái chống lại những rào cản trong cuộc sống của họ, khuyến khích họ đứng lên, dũng cảm lên tiếng và vượt qua nỗi sợ hãi trong tâm hồn”, Malala chia sẻ trên Forbes.

Nữ quyền ở Việt Nam

Cùng với những trào lưu văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, phong trào nữ quyền đã có tác động không nhỏ tới xã hội Việt Nam. Thời gian này, người ta nói nhiều về địa vị thấp kém của phụ nữ Việt Nam, sự bất bình đẳng trong giáo dục. Đầu thế kỷ XX, vị thế của phụ nữ Việt Nam có những thay đổi nhất định khi nhận thức về nữ quyền đã bao gồm quyền bình đẳng về chính trị, quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động...

Đến nay, Việt Nam là một trong số các nước đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới. Theo xếp hạng chỉ số bình đẳng giới (GII) của Liên hợp quốc năm 2014, Việt Nam đứng thứ 60/154 quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử với họ.

Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn diễn ra. Những câu nói sai lệch như "Đàn bà hơn nhau ở tấm chồng" là câu cửa miệng của nhiều người, cả nam và nữ (mà lẽ ra câu này nên đổi thành: Đàn bà hạnh phúc nhiều hay ít là ở tấm chồng). Tư tưởng phụ nữ kém cỏi, chỉ làm được những việc "hậu phương", sinh con đẻ cái để chồng lo "chuyện lớn" còn phổ biến, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Bản chất của phong trào nữ quyền là đấu tranh vì quyền của phụ nữ được tự do lựa chọn và định đoạt cuộc sống, không bị các rào cản xã hội cản trở việc phát triển và phát huy năng lực bản thân. Đó cũng là quyền của phụ nữ được nhìn nhận như cá nhân độc lập, có sức mạnh trí tuệ và thể chất. Vì thế, chúng ta cần nâng cao giáo dục nhận thức các giá trị bình quyền, cũng như xây dựng khuôn khổ pháp luật ngày càng hiệu quả để thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng.

nu quyen tren ban do the gioi Phu nhân Thủ tướng Shinzo Abe lên tiếng về nữ quyền

Trong quan niệm của đàn ông Nhật Bản, “chuẩn” về người phụ nữ vẫn nghiêng về sự dễ thương hơn là năng lực của họ.

nu quyen tren ban do the gioi Đừng tự mãn về bình đẳng giới!

Quan điểm truyền thống “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” vẫn tồn tại trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ ...

nu quyen tren ban do the gioi Những phụ nữ quyền lực ở châu Phi

Dù làm việc trong lĩnh vực truyền thông, khai thác mỏ, ngân hàng hay chính trị, những người phụ nữ này là mẫu hình và ...

Lê Thiên Hương

Đọc thêm

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động