Nước mắt hội ngộ Hàn - Triều

Những gia đình bị ly tán trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) cách đây hơn nửa thế kỷ mới lại có cuộc đoàn tụ thật cảm động. Song, đằng sau những giọt nước mắt đoàn tụ ấy vẫn còn đó niềm thất vọng của nhiều người thiếu may mắn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180823144900 Cận cảnh bữa cơm đoàn tụ gia đình Hàn - Triều
tin nhap 20180823144900 Đẫm nước mắt chặng đường đoàn tụ của gia đình ly tán Hàn - Triều

“Sang-chol!” – bà Lee Keum-seom, 92 tuổi kêu tên con trai khi lao vào vòng tay con trai  - đứa con mà bà từng không được gặp mặt suốt 68 năm, khoảng thời gian dài tới mức bà từng nghĩ con trai mình đã mất từ trong chiến tranh. Còn ông Ri Sang-chol hiện đã 71 tuổi, buộc phải xa mẹ từ khi mới là cậu bé lên 4. Cả hai đã bị lạc nhau trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên và bị mắc kẹt ở hai bên khu vực phi quân sự (DMZ), chia cắt hai miền Triều Tiên.

Đó chỉ là một trong nhiều cuộc hội ngộ đầy cảm động diễn ra tại một khu nghỉ dưỡng gần Núi Kumgang (Triều Tiên) tuần qua. Tại đây, những chiếc xe bus chở người dân Hàn Quốc tới Triều Tiên, họ là 89 người may mắn được lựa chọn từ hơn 57.000 người đã nộp đơn để được đoàn tụ dịp này. Hơn 60% trong số đó đã trên 80 tuổi và có con, cháu và những người thân cùng đi trên chuyến xe sang miền Bắc.

Đây là cuộc đoàn tụ hai miền bán đảo Triều Tiên đầu tiên kể từ năm 2015 và là một phần kết quả của Tuyên bố Bàn Môn điếm của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ký tại Thượng đỉnh liên Triều diễn ra đầu năm nay.

tin nhap 20180823144900
Bà Lee Keum-seom, 92 tuổi gặp lại con trai Ri Sang-chol, 71 tuổi trong cuộc đoàn tụ tại khu nghỉ mát Núi Kumgang, Triều Tiên, ngày 20/8 (Nguồn: AFP)

Không dễ để được đoàn tụ

Cụ Lee Keum-seom nói trên đã cùng hàng chục người dân Hàn Quốc tập trung tại khách sạn Hanwha, thành phố Sokcho, ở phía Nam khu DMZ. Tất cả đều được kiểm tra y tế kỹ càng và được hướng dẫn để tránh phát ngôn, nhận xét những điều nhạy cảm, không hay về đất nước Triều Tiên.

Bên trong khách sạn là một bầu không khí phấn khích pha chút căng thẳng khi họ chuẩn bị được gặp lại những người thân thích đã xa cách từ lâu mà giờ đây chỉ còn là ký ức mơ hồ, những khuôn mặt vốn thân thiết nhưng bị xóa mờ dần theo thời gian.

Park Kyung-seo, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc, nói với CNN rằng ông rất vui mừng được góp sức để những cuộc đoàn tụ này được diễn ra suôn sẻ, nhưng số lượng người tham gia ít ỏi thực sự là một “bi kịch”.

“Tôi hoàn toàn chia sẻ với sự thất vọng của những người không được chọn, hiện tôi đang cố gắng làm việc với các đối tác Triều Tiên để thử tìm các giải pháp khác. Số lượng khổng lồ các ứng viên đang chờ đợi trong khi số người được cho phép lại rất hạn chế", ông Park nói. "Hãy tưởng tượng suốt 73 năm mà bạn không biết gì về người thân, không biết họ còn sống hay đã chết. Đó là một bi kịch không thể tưởng tượng nổi".

Cụ Ahn Seung-chun đã mong muốn được đến Triều Tiên để gặp anh trai mình từ rất lâu, nhưng đã quá muộn bởi anh trai cụ đã qua đời. “Tuy tôi sẽ không bao giờ được gặp anh mình, nhưng chí ít tôi được gặp cháu và chị dâu của mình, điều đó cũng khiến tôi rất hạnh phúc” – cụ Ahn cho biết.

Trong một tuyên bố ngày 20/8, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã kêu gọi hai miền Triều Tiên chung tay đẩy nhanh quá trình hội ngộ hai miền, bởi chính ông cũng xuất thân từ một gia đình tị nạn gốc Triều Tiên và cũng từng hứng chịu nhiều hậu quả từ chiến tranh.

Di sản của chiến tranh

Trong suốt 7 thập kỷ kể từ khi chiến tranh kết thúc, Hội Chữ thập Đỏ đã giúp đoàn tụ rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn hàng nghìn người không may mắn chưa được gặp người thân của mình. Và, mỗi lần không gặp may sẽ chỉ làm tăng nỗi lo ngại rằng họ sẽ không còn sống để được gặp mặt người thân của mình nữa. Có hơn 75.000 ứng viên đăng ký đoàn tụ đã qua đời kể từ khi chương trình hội ngộ đi vào hoạt động.

Một người đàn ông có tên Kim Seong-jin cũng tới khách sạn Hanwha, nhưng không phải để đến Triều Tiên. Ông đến để lên tiếng thay cho cha mình bởi cụ không may mắn trong đợt đoàn tụ này. Ông Kim giận dữ nói: “Tôi không biết cha có thể đợi đến bao giờ. Ông đã bắt đầu có biểu hiện mất trí nhớ tuổi già. Trước khi điều đó xảy ra, ông cũng muốn được gặp lại gia đình của mình tại Triều Tiên. Chiến tranh đã bắt ông phải sống cô đơn tại Hàn Quốc”.

Chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc, thế nhưng thỏa thuận đình chiến giữa hai miền Triều Tiên chưa bao giờ được hợp thức hóa thành một hiệp ước hòa bình chính thức. Trước khi hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra, những cuộc đụng độ nhỏ vẫn diễn ra giữa hai quốc gia này. Chính thức chấm dứt chiến tranh là một yếu tố quan trọng của Tuyên bố Bàn Môn điếm, và cả Bắc và Nam đều cho biết họ đang tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu đó, ngay cả khi các cuộc đàm phán giữa Bình Nhưỡng và Washington dường như chưa có tiến triển mới.

tin nhap 20180823144900
Cuộc gặp thượng đỉnh Hàn - Triều diễn ra vào tháng tới?

Ngày 14/8, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) khẳng định cuộc gặp thượng đỉnh Triều-Hàn sẽ được tổ chức tại Bình Nhưỡng trong ...

tin nhap 20180823144900
​Hàn Quốc "bật đèn xanh"cho JTBC thảo luận hợp tác truyền thông với Triều Tiên

Hàn Quốc ngày 6/7 đã chấp nhận đề nghị của JTBC, một công ty truyền hình cáp địa phương, sang Triều Tiên để thảo luận ...

tin nhap 20180823144900
Hàn Quốc xúc tiến mở văn phòng liên lạc với Triều Tiên

Ngày 19/6, Hàn Quốc đã cử một nhóm gồm 17 quan chức chính phủ và đại diện công ty Huyndai Asan tới thành phố biên giới ...

Quang Đào (theo CNN)

Đọc thêm

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Xem tử vi 24/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay tàu ngầm.
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình khi đó.
Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/12.
Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Kuwait đã đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Phiên bản di động