Nước - vũ khí đáng sợ trong tay IS

Mối lo ngại của cộng đồng quốc tế đang ngày càng lớn dần đối với những con đập đang nằm trong tay IS ở Iraq và Syria.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

 

nuoc vu khi dang so trong tay is
Các chiến binh quân đội thuộc khu tự trị người Kurd ở Iraq canh phòng IS ở sông Euphrates. Nguồn: AP

Nước là sự sống của muôn loài, nhưng quá nhiều nước hoặc khan hiếm nước có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, thậm chí là chết chóc. Hiện tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang kiểm soát trong tay sáu trong số tám con đập lớn ở sông Euphrates và sông Tigris và đang tiếp tục tấn công con đập thứ bảy. Quả thực, các nỗ lực quốc tế nhằm“loại bỏ” tổ chức khủng bố này đặt ra  những thách thức mới không dễ bề hóa giải đối với các bên tham chiến tại Syria và Iraq, một khi IS đang kiểm soát những nguồn nước vô cùng quan trọng trong khu vực.

Vũ khí nguy hiểm do con người tạo ra

Lật lại lịch sử, chúng ta thấy việc IS sử dụng nguồn nước như một loại vũ khí không phải là điều mới mẻ, Nước quả thực đã trở thành một vũ khí đáng sợ do con người tạo ra. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, cánh cửa đập của con sông Yser ở thị trấn Niewpoort của Bỉ đã được mở ra khi thủy triều đang ở mức cao gây ra một trận lũ lụt toàn bộ khu vực Flander. Lúc đó nước đóng vai trò như một loại vũ khí hữu hiệu ngăn chặn đà tiến công của quân đội Đức.

Khoảng 25 năm sau, một kế hoạch sử dụng “vũ khí nước” tương tự dẫn đến một tấm thảm kịch khủng khiếp ở Trung Quốc. Để ngăn chặn đà xâm lược của quân đội Nhật Hoàng trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai, Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh phá đê sông Hoàng Hà ở tỉnh Hồ Nam vào ngày 9/6/1938 nhằm ngăn chặn đà tiến quân mạnh mẽ của quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên kế hoạch thất bại, Tưởng Giới Thạch không những không ngăn được quân đội Nhật mà còn gây ra cái chết cho khoảng 800.000 người dân Trung Quốc trong trận lụt lịch sử đó.

Vào những năm 1990, nước cũng được sử dụng như một vũ khí chiến lược ở Trung Đông. Tổng thống Iraq Saddam Hussien đã ra lệnh xả nước xuống khu vực phía Nam gây ngập lụt nghiêm trọng nhằm trừng phạt người Iraq dòng Shiites - những người  đang đấu tranh chống lại chính quyền Bagdad.

Theo nhà phân tích Tobias von Lossow, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế và an ninh Đức (SWP), tất cả các bên tham chiến tại Syria đều sử dụng nước làm vũ khí, trong đó IS sử dụng vũ khí này thường xuyên nhất. Ông cho biết thêm, “ IS sử dụng nguồn nước như một loại vũ khí có hệ thống và kiên quyết”. Von lossow dẫn chứng: Vào tháng 5/2015, IS kiểm soát đập Euphrates ở Ramadi, không lâu sau đó IS đóng 1/2 nguồn cung cấp nước của Euphrates, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung cấp nước cho 5 tỉnh mà con sông đi qua. Năm 2014, IS dường như đã sử dụng một đập ở sông Euphrates gần thành phố Fallujah nhằm tấn công quân đội Iraq tại khu vực bằng việc đóng cửa đập để tích nước ở thượng nguồn, sau đó xả nước, dẫn đến thiệt hại diện rộng ở hạ nguồn, buộc 60.000 người phải di tản.

Điều này giải thích tại sao cộng đồng quốc tế lại lên tiếng cảnh báo khi các chiến binh của IS đánh chiếm đập ở sông Tigris ở Mosul vào tháng 8/2014.  Đây là con đập lớn nhất của Iraq, cung cấp nước chính cho các khu vực của người Kurd cũng như đóng góp tới 1/2 sản lượng điện lưới của Iraq. Việc kiểm soát con đập chiến lược này đồng nghĩa với việc IS  có thể có khả năng gây ra hạn hán trên diện rộng ở nhiều khu vực của Iraq.

Trong trường hợp xấu nhất, IS có thể phá bỏ hoàn toàn con đập sông Tigris, tạo ra những con sóng khổng lồ cao tới 20m tràn qua thành phố Mosul với sức hủy diệt vô cùng đáng sợ. Con sóng này được cho là vẫn có thể còn cao tới 5m khi nó tràn qua thủ đô Baghdad và có khả năng gây ra cái chết của nửa triệu người. 

Tuy nhiên, thảm họa đó đã được ngăn ngừa với hỗ trợ to lớn từ không lực Hoa Kỳ, Quân đội Iraq và chiến binh người Kurd đã tái chiếm và giành lại quyền kiểm soát con đập trọng yếu chỉ trong vòng một tuần chiến đấu.

Vũ khí hủy diệt hàng loạt

Bên cạnh việc đóng cửa nguồn nước gây hạn hán và lũ lụt, có một cách khác để sử dụng nước như một loại vũ khí: làm ô nhiễm hoặc đầu độc nguồn nước. Vào tháng 12/2014, IS đã cung cấp nguồn nước bẩn tới khu vực phía Nam Tikrit bằng cách pha thêm dầu vào nguồn nước.

IS cũng đã có âm mưu sử dụng phương pháp này ở châu Âu vào tháng 7/2015. Những kẻ ủng hộ IS đã cố đầu độc đập dữ trữ nước lớn nhất ở thủ đô Pristina, Kosovo nhưng đã bị ngăn chặn kịp thời. 

Theo nhà phân tích Von Lossow, nếu IS bị đẩy lui bằng các biện pháp quân sự và bị suy yếu, mất phần lớn lãnh thổ kiểm soát, điều đó dẫn tới IS phải chiến đấu trận chiến cuối cùng chống lại các kẻ thù. Trước thế đứng bên bờ vực sụp đổ, IS có thể phá hủy những con đập ở sông  Euphrates and Tigris, mở cửa xả lũ. Lúc đó nước trở thành vũ khí giết hủy diệt đáng sợ.

Lê Thái (theo DW)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang ...
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ...
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động