PGS.TS Trần Thành Nam: Giáo dục sớm, hiểu đúng để tránh trẻ ‘chín ép, chín non'

Nguyệt Anh
TGVN. Giáo dục sớm không phải 'đúc', 'đồng phục' những đứa trẻ trong một cái khuôn giống nhau…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
PGS.TS Trần Thành Nam: Giáo dục sớm, hiểu đúng để tránh trẻ ‘chín ép’
PGS. TS. Trần Thành Nam cho rằng, nói đến giáo dục sớm là nói đến việc đánh thức năng lực tiềm ẩn của con người, bồi dưỡng nền tảng tính cách ở giai đoạn trí tuệ con người phát triển nhất. (Ảnh: NVCC)

Chia sẻ với TG&VN, chuyên gia tâm lý, PGS.TS Trần Thành Nam, Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định, giáo dục sớm không phải 'đúc', 'đồng phục' những đứa trẻ trong một cái khuôn giống nhau…

Là chuyên gia giáo dục, quan điểm của ông về tầm quan trọng của việc giáo dục sớm cho trẻ, đặc biệt trong những năm đầu đời?

Như nhà giáo dục Makarenco đã nói, nền móng của giáo dục được xây dựng vững chắc từ trước 6 tuổi chiếm 90% cả quá trình giáo dục.

Thực tế, những trải nghiệm đầu đời có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ và năng lực học tập khi trưởng thành. Giai đoạn sơ sinh đến 5 tuổi, não bộ của trẻ linh hoạt nhất, dễ thích ứng nhất với mọi hoạt động trải nghiệm và tương tác với môi trường.

Đặc biệt, những tương tác với cha mẹ, người lớn khác và bạn đồng trang lứa sẽ “điêu khắc” nên những hệ kết nối, làm nền tảng vững chắc cho sự nghiệp học tập sau này. Đó là lý do tại sao việc nuôi dưỡng và phát triển những năng lực xã hội, cảm xúc, nhận thức, ngôn ngữ trong những năm đầu đời lại quan trọng như vậy.

Tuy nhiên, không ít phụ huynh vẫn bị lạc trong “ma trận” giáo dục, hiểu sai về khái niệm giáo dục sớm nên ép con đi học chữ trước, học làm toán nhanh. Vậy giáo dục sớm nên được hiểu như thế nào cho đúng, để tránh tình trạng “trái chín ép sẽ không ngọt”, thưa ông?

Phương pháp giáo dục sớm được hiểu là cách thức, là quá trình tác động lên trẻ giai đoạn từ 0-6 tuổi nhằm kích hoạt vỏ não, đặc biệt là não phải, từ đó giúp khơi dậy, phát huy những tiềm năng sẵn có bên trong mỗi đứa trẻ.

Giáo dục sớm thực chất là quá trình trẻ học mọi thứ xung quanh mình. Chính vì vậy, giáo dục sớm bắt đầu ngay từ trong thai kỳ, khi thai nhi phát triển đầy đủ các giác quan để đón nhận mọi kích thích từ môi trường bên ngoài.

Nói đến giáo dục sớm là nói đến việc đánh thức năng lực tiềm ẩn và vô hạn của con người, bồi dưỡng nền tảng tính cách ở giai đoạn trí tuệ con người phát triển nhất.

Bản chất của giáo dục sớm là đem đến cho con trẻ một cuộc sống đầy thú vị, đầy màu sắc nhưng phải được được kích thích, rèn luyện một cách phù hợp. Qua đó, nâng cao tố chất cơ bản và khác hoàn toàn với giáo dục thông thường.

Với ý nghĩa và giá trị của nó, giáo dục sớm luôn được các nhà giáo dục quan tâm đặc biệt trong thời đại công nghệ số.

Vậy theo ông, có thể cụ thể hóa việc giáo dục sớm trong thời đại công nghệ số ra sao?

Giáo dục thông qua chơi hiện nay cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng. Ở tuổi mầm non, các con học thông qua tất cả các trò chơi, qua bắt chước, qua đóng vai...

Thực tế, đứa trẻ nào cũng dễ bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi những trò chơi. Để phát triển năng lực của trẻ về nhận thức, ngôn ngữ, sáng tạo cũng như tình cảm, nhiều người đã áp dụng việc học qua các trò chơi hiệu quả.

Cha mẹ có thể cùng con đọc sách, cùng con vẽ tranh, xếp hình. Quan trọng chúng ta phải tôn trọng ý tưởng và sự sáng tạo của trẻ.

Khi vẽ cùng con, thật bất ngờ, tôi phát hiện ra khả năng quan sát của con rất tuyệt vời. Đó là khi con nhìn qua cửa cổ, dưới ánh đèn đường màu vàng nên xuất hiện cơn mưa màu vàng trong bức tranh của con. Đó là lý do tại sao cơn mưa màu vàng chứ không phải màu trắng trong tranh con vẽ. Tưởng chỉ là một trò chơi đơn giản nhưng thực tế lại giúp đứa trẻ phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo rất lớn.

Ở nhà, phụ huynh cũng có thể thông qua việc xếp hình với con, yêu cầu con xếp hình theo màu sắc, sẽ phân nhóm hình nào, màu gì thì con xếp theo màu. Hoặc yêu cầu con xếp theo số cạnh của hình đó thì những hình tam giác, con sẽ xếp với nhau, hình tứ giác con sẽ xếp với nhau.

Qua những hoạt động đó, cha mẹ có thể giúp con nhận thức về khái niệm liên quan đến màu sắc, số. Thực tế, với những trò chơi đơn giản nhưng áp dụng đúng cách, tôn trọng quan điểm của con, khi đưa vào mục tiêu giáo dục sẽ giúp con phát triển được nhiều kỹ năng.

Ông nghĩ sao về thực tế nhiều bậc cha mẹ đang khiến trẻ “chín non, chín ép” hiện nay?

Tôi đã từng nhiều lần chia sẻ, giáo dục sớm không phải là giáo dục trẻ thành thiên tài hay thần đồng. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh lại luôn muốn con nổi trội hơn bạn bè đồng lứa, sẵn sàng đẩy con đến các lớp học từ sớm. Điều này khiến đứa trẻ chịu áp lực không nhỏ, thậm chí để lại hậu quả ngược.

Giáo dục sớm nên được hiểu, không phải trang bị để đứa trẻ có nhiều kiến thức ngay từ bé, mà là hành trang để trẻ tự tin so với trẻ khác. Việc tiếp thu kiến thức là cả một quá trình, suốt cuộc đời một con người chứ không nằm ở những khóa học cấp tốc, học vội, khiến đứa trẻ thành những “trái chín ép, chín non” như thế.

Trẻ cần học kiến thức phù hợp với sự phát triển của từng lứa tuổi chứ không phải học tất cả. Bộ não của trẻ nên có những “khoảng trống” nhất định để chuẩn bị cho việc học những kiến thức trong tương lai.

Nếu như người lớn cố tình lấp đầy kiến thức ngay từ bé sẽ khiến trẻ cảm thấy quá tải, học theo kiểu nhồi nhét. Như một quy luật, việc học như vậy sẽ khiến “tắc nghẽn” kiến thức, gây ra sự căng thẳng và áp lực tâm lý đối với trẻ.

Hơn hết, giáo dục sớm càng không phải “đúc” nên những đứa trẻ trong một cái khuôn giống nhau, “đồng phục” những đứa trẻ. Bởi lẽ, mỗi một đứa trẻ có những năng lực riêng, có màu sắc riêng và sự khác biệt tạo ra dấu ấn riêng.

Do vậy, ngay từ bé, hãy quan tâm nhiều đến năng lực chuyên biệt của trẻ, giúp năng lực đó phát triển một cách tự nhiên. Chúng ta không nên ép mọi trẻ nhỏ phải học giống nhau, đạt được kết quả như nhau.

Nhiều người ngộ nhận, dạy trước chương trình, học trước, buộc trẻ “chín ép” là giáo dục sớm nhưng đó là quan điểm sai lầm, bởi "trái chín ép sẽ không ngọt". Cha mẹ cần có những tác động và biết cách tác động khoa học để phát huy tối đa tố chất của trẻ.

Khi trẻ có tố chất tốt mới có say mê, có kỹ năng sau này, tự khắc sẽ tích cực trong học tập.

Xin cảm ơn ông!

Đầu năm tản mạn về chuyển đổi số trong giáo dục

Đầu năm tản mạn về chuyển đổi số trong giáo dục

TGVN. Thời gian gần đây người ta nói nhiều đến chuyển đổi số trong giáo dục. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là ai ...

Tâm tư của một người thầy về những đổi thay trong ngành giáo dục

Tâm tư của một người thầy về những đổi thay trong ngành giáo dục

TGVN. Năm 2020, một năm đầy biến động, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và học tập của ...

Năm Covid-19 đã thay đổi giáo dục Việt Nam thế nào?

Năm Covid-19 đã thay đổi giáo dục Việt Nam thế nào?

TGVN. 2020, một năm đặc biệt vì đại dịch Covid-19 đã có tác động rất lớn đối với giáo dục Việt Nam.

Nguyệt Anh (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động