Tâm tư của một người thầy về những đổi thay trong ngành giáo dục

Phan Tuyết
TGVN. Năm 2020, một năm đầy biến động, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và học tập của mọi người, mọi nhà, trong đó có ngành Giáo dục. Bước sang năm 2021, giáo viên cũng muốn gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng, chờ mong những đổi mới tích cực hơn đối với nghề giáo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ước vọng năm 2021 của một giáo viên
Năm 2021, mong những đổi mới tích cực trong ngành Giáo dục. (Ảnh: Yến Nguyệt)

Phụ huynh thấu hiểu

Xã hội kỳ vọng vào giáo dục, phụ huynh giao phó trọng trách cho thầy cô, thế nhưng giáo viên gần như bị tước hết quyền giáo dục các em. Nhắc nhở học trò điều sai bị cho là làm nhục, xúc phạm thân thể học sinh; phạt roi vào mông khi trò không nghe lời bị quy chụp bạo hành thể xác.

Phụ huynh sẵn sàng mang câu chuyện lên mạng xã hội đôi khi "thêm mắm, thêm muối" để nhiều người chưa hiểu đầu đuôi lăng nhục, chửi rủa, xúc phạm thầy cô bằng những từ ngữ “chợ búa” và nhận hàng tấn “gạch đá” trút xuống trong cơn giận dữ.

Có phụ huynh chỉ nghe con về kể cũng chưa cần tìm hiểu thực hư đã xông vào trường đánh chửi thầy cô thậm tệ. Giáo viên muốn bảo vệ mình đành áp dụng chiến thuật “mặc kệ nó” dù biết là không phải nhưng đó là cách tốt nhất bảo vệ chính mình cũng là bảo vệ gia đình của mình.

Thế là, học sinh lười học cũng mặc kệ. Học sinh hư, không nghe lời cũng làm lơ. Học sinh thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp cũng chỉ nhắc nhở qua loa cho có. Khi thầy cô không nghiêm khắc, học trò ngày càng lười học và hư hơn.

Vậy nên, giáo viên chúng tôi muốn có được sự thấu hiểu, tin tưởng từ phụ huynh. Hãy để cho giáo viên được quyền dạy dỗ khi các em chưa ngoan, được quyền nhắc nhở khi các em phạm lỗi, được quyền trách phạt khi các em làm sai. Mong rằng, cha mẹ và thầy cô sẽ ngồi lại bên nhau để cùng phối hợp với nhau để giáo dục học sinh một cách tốt nhất.

Nhà quản lý giáo dục chia sẻ những áp lực với giáo viên

Trong mắt người quản lý, giáo viên luôn luôn sai. Vì thế, khi xảy ra chuyện gì với học sinh để phụ huynh phản ứng, dù thầy cô giáo lỗi một, phụ huynh lỗi mười thì giáo viên vẫn phải nhún nhường, nén giận để xin lỗi học sinh, xin lỗi phụ huynh cho êm chuyện.

Không ít cán bộ quản lý nói rằng nhịn một chút để nhà trường yên ổn vì họ sợ mất các danh hiệu thi đua. Giáo viên chịu nhiều áp lực trong việc giáo dục và dạy dỗ học sinh. Đầu năm thì chỉ tiêu bên trên áp xuống buộc thầy cô phải thực hiện.

Học trò ngày càng ít nghe lời, thường xuyên vi phạm nội quy. Vì lo cho chất lượng, lo chỉ tiêu không hoàn thành mà có đôi lúc giáo viên nóng giận khi thấy trò không nghe lời đã dùng đến đòn roi như cái bạt tai, vài roi vào mông cũng bị sa thải khỏi ngành.

Chỉ một lần sai, giáo viên cũng không còn cơ hội để sửa sai, để làm lại. Cách xử lý lạnh lùng dễ bị ngộ nhận kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”, chối bỏ trách nhiệm để xoa dịu dư luận làm nhiều thầy cô giáo thấy buồn, xót xa vì thấy mình thật sự cô đơn khi cầm phấn.

Mong học trò chịu học và biết nghe lời

Học trò thời nay khác xưa rất nhiều. Không ít em còn có thái độ chống đối, thách thức thầy cô. Chúng tôi đã từng gặp những học sinh khi nghe thầy cô nói về học bài mai kiểm tra lấy điểm đã thẳng thừng nói rằng thầy cứ cho luôn điểm 0 chứ mai em cũng không học.

Có em khi bị thầy cô nhắc nhở vì vi phạm nội quy đã lớn tiếng nói rằng em thách thầy (cô) đụng vào em đó. Thậm chí, có em còn dùng tiếng đệm chửi thề, gọi thầy cô bằng ông, bằng thằng, bằng bà, bằng con…

Thế nên mong mỏi lớn nhất của giáo viên là học sinh sẽ ngoan hơn, biết nghe lời, chịu khó học hành để thầy cô giáo chú tâm chăm lo cho việc giảng dạy.

Giáo viên được quyền cho học sinh ở lại lớp

Học sinh ra sao, học hành thế nào chỉ giáo viên là người nắm rõ nhất. Thế nhưng, ngay cái quyền được cho những học sinh yếu kém ở lại lớp cũng bị "tước" luôn. Thầy cô giáo bị các chỉ tiêu thi đua kìm kẹp chẳng khác nào vòng kim cô xiết vào cổ. Vì thế, dù muốn cũng không thể để học sinh yếu kém ở lại lớp.

Điều này, đã dẫn đến hậu quả không ít học sinh ngồi học ở lớp 3, lớp 4, lớp 5 nhưng vẫn thua một học sinh lớp 1. Học trò yếu cứ bị lùa lên hết lớp này đến lớp khác.

Cấp 2 phải chịu hậu quả nặng nề của cấp 1, còn cấp 3 gánh chịu chất lượng bết bát của cấp 2 và cuối cùng, xã hội phải gánh chịu những kẻ làm "thầy không ra thầy, thợ cũng chẳng ra thợ".

Thực sự, các em phải “ngồi nhầm lớp” là nỗi buồn, nỗi day dứt của nhiều giáo viên chúng tôi.

Đời sống của giáo viên được đảm bảo

Với đồng lương ba cọc ba đồng, không được phép làm thêm dù bằng chính năng lực của mình nên cuộc sống của nhiều gia đình nhà giáo vô cùng khó khăn. Giáo viên “chân ngoài” dài hơn “chân trong” nên vừa ra khỏi trường là tối ngày tối mặt với cuộc mưu sinh để duy trì cuộc sống.

Mãi lo chuyện làm ăn đương nhiên việc chuyên môn là giảng dạy và giáo dục học sinh cũng ít được đầu tư đúng mức.

Mong mỏi của nhiều giáo viên lúc này sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công văn chỉ đạo cụ thể việc số tuần thực học, thực dạy cho giáo viên trong năm có dịch bệnh để những chế độ, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà giáo được thanh toán một cách công bằng.

Cách Công nương Kate nuôi dạy những đứa trẻ Hoàng gia?

Cách Công nương Kate nuôi dạy những đứa trẻ Hoàng gia?

TGVN. Cúi xuống ngang tầm mắt con để nói chuyện, luôn muốn con mình sống trong thế giới thực, lớn lên bằng những trải nghiệm ...

Chuyển đổi số: 'Đừng khoe có vườn bonsai nhưng khách đến nhà lại đưa ra bức tranh'

Chuyển đổi số: 'Đừng khoe có vườn bonsai nhưng khách đến nhà lại đưa ra bức tranh'

TGVN. Tại Tọa đàm 'Chuyển đổi số trong giáo dục đại học' do Trường Đại học Văn Lang tổ chức ngày 29/12, TS. Vũ Viết ...

Để đáp ứng thị trường lao động, nhà trường cần 'bắt tay' với doanh nghiệp

Để đáp ứng thị trường lao động, nhà trường cần 'bắt tay' với doanh nghiệp

TGVN. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phối hợp với doanh nghiệp để ...

Phan Tuyết (Trường Tiểu học Tân An I - Thị xã La Gi - Bình Thuận)

Đọc thêm

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang ở phong độ ấn tượng tại mùa giải này, PSG có được cơ hội giành cú ăn 3 UEFA Champions League, Ligue 1 và Cup quốc gia ...
Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động