Phán quyết lịch sử của luật pháp và công lý quốc tế

Ngày 12/7/2016, Phán quyết của Toà Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS) xét xử vụ kiện về một số khía cạnh tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông được công bố đã đánh dấu thắng lợi của luật pháp, công lý quốc tế và tạo ra thay đổi căn bản cho cục diện pháp lý tại Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phan quyet lich su cua luat phap va cong ly quoc te Phán quyết của Tòa trọng tài sẽ làm gia tăng đánh bắt cá ở Biển Đông
phan quyet lich su cua luat phap va cong ly quoc te Việt kiều tại Đức hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông

Tác động này có được là nhờ nội dung khởi kiện khôn khéo của Philippines và các kết luận khách quan, dũng cảm, dựa trên luật pháp quốc tế của Toà Trọng tài.

Philippines đã khởi kiện nội dung gì?

Hồ sơ khởi kiện gồm 15 đệ trình của Philippines dài gần 10.000 trang với tài liệu khởi kiện chính, tài liệu bổ sung và phần trả lời các câu hỏi của Trọng tài tập trung vào 3 vấn đề chính liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS. Thứ nhất, Philippines yêu cầu Toà bác bỏ giá trị pháp lý của yêu sách biển của Trung Quốc từ đường chín đoạn. Thứ hai, Philippines yêu cầu Toà làm rõ quy chế pháp lý của 09 cấu trúc ở Biển Đông, bao gồm: Scarborough, Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập Subi, Gaven và McKennan (bao gồm cả Hughes), Vành Khăn và Cỏ Mây. Thứ ba, Philippines yêu cầu Toà tuyên bố một số hành vi mà Trung Quốc đã thực hiện tại Biển Đông là vi phạm UNCLOS và pháp luật quốc tế.

Toà đã phán quyết như thế nào?

Về đường chín đoạn, Toà kết luận rằng hoàn toàn không có căn cứ pháp lý để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyên tại vùng nước nằm trong đường chín đoạn. Trung Quốc chỉ có quyền tại các vùng biển theo quy định của UNCLOS. Nếu Trung Quốc đã từng có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở Biển Đông, những quyền đó cũng đã bị xóa bỏ khi Công ước có hiệu lực do các quyền này không phù hợp với hệ thống quy định về các vùng biển của Công ước. Trên thực tế, Trung Quốc chưa từng có quyền lịch sử đối với các tài nguyên ở Biển Đông do các hoạt động đánh cá và sử dụng biển trong lịch sử của Trung Quốc được thực hiện cùng với các quốc gia khác, thể hiện các quyền tự do của các quốc gia trên biển cả. Trong lịch sử, Trung Quốc chưa từng thực hiện việc kiểm soát một cách độc quyền các vùng biển ở Biển Đông và không có quốc gia nào công nhận quyền lịch sử của Trung Quốc.

phan quyet lich su cua luat phap va cong ly quoc te
Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện chiều ngày 12/7. (Nguồn: Rappler).

Về quy chế pháp lý của các cấu trúc tại Biển Đông, Tòa Trọng tài kết luận rằng tất các cấu trúc nổi tại Trường Sa (bao gồm cả các cấu trúc lớn nhất như Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông và Song Tử Tây) đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.

Đồng thời, Toà trọng tài cũng bác bỏ lập luận của Trung Quốc và khẳng định Trường Sa không thể được yêu sách là một quần đảo thống nhất, nghĩa là không thể vẽ đường cơ sở quần đảo và yêu sách các vùng biển từ đường cơ sở quần đảo đối với Trường Sa. Toà xác định Subi, Hughes, Vành Khăn và Cỏ Mây là cấu trúc chìm trong điều kiện tự nhiên, trong đó Vành Khăn và Cỏ Mây thuộc thềm lục địa của Philippines.

Kết luận của Toà dựa trên đánh giá kỹ thuật về điều kiện tự nhiên ban đầu (trước khi được cải tạo, xây dựng) để làm căn cứ phân loại của các cấu trúc. Đồng thời, Toà sử dụng phương pháp giải thích điều ước được luật quốc tế công nhận như phân tích thuật ngữ của điều khoản, tổng hợp thực tiễn quốc gia, đối chiếu với bối cảnh đàm phán, soạn thảo và mục tiêu của UNCLOS để áp dụng Điều 13 và 121(3) và đưa ra kết luận về địa vị pháp lý và vùng biển cho các cấu trúc tại Trường Sa và Scarborough.

Với các hành vi vi phạm của Trung Quốc, Toà Trọng tài xem xét và kết luận 5 loại hành vi vi phạm khác nhau của Trung Quốc.

phan quyet lich su cua luat phap va cong ly quoc te

Thứ nhất, Toà Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines khi tiến hành các hoạt động can thiệp vào việc thăm dò dầu khí của Philippines tại Bãi Cỏ Rong, ngăn cản các tàu Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, không ngăn chặn các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và xây dựng các công trình và đảo nhân tạo tại Vành Khăn mà không được sự đồng ý của Philippines.

Kết luận của Toà dựa trên cơ sở tổng hợp các kết luận ở vấn đề thứ nhất về đường chín đoạn và vấn đề thứ hai về quy chế pháp lý của các cấu trúc của Trường Sa để xác định rằng Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Bãi Cỏ Rong là cấu trúc chìm, tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và không chồng lấn với bất kỳ vùng biển nào mà Trung Quốc có thể được hưởng theo quy định của UNCLOS.

Thứ hai, Tòa Trọng tài kết luận Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines khi ngăn chặn ngư dân Philippines tiếp cận bãi Scarborough/Hoàng Nham sau tháng 5/2012. Kết luận của Toà dựa trên cơ sở Toà công nhận ngư dân Philippines, Trung Quốc và các nước khác có quyền đánh cá truyền thống của tại lãnh hải của Scarborough/Hoàng Nham.

Thứ ba, Toà Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hô trong quá trình tiến hành cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo với quy mô lớn tại bảy cấu trúc ở Trường Sa đã và không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc khai thác động vật đang bị tuyệt chủng như rùa biển, san hô và trai khổng lồ với quy mô lớn tại Biển Đông và sử dụng các biện pháp gây hủy hoại nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hô.

Thứ tư, Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ bảo đảm an toàn hàng hải khi cho phép các tàu chấp pháp liên tiếp tiếp cận tàu Philippines với tốc độ cao và cắt đầu các tàu này ở khoảng cách gần, tạo ra nguy cơ đâm va cao và nguy hiểm cho tàu và người của Philippines.

Thứ năm, Tòa Trọng tài kết luận Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ về kiềm chế, làm trầm trọng thêm và kéo dài tranh chấp giữa các bên. Do trong quá trình Toà xét xử, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đảo nhân tạo lớn tại Vành Khăn, một cấu trúc lúc chìm lúc nổi nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, gây ra hủy hoại lâu dài, không thể phục hồi đối với hệ sinh thái rặng san hô và phá hủy lâu dài các chứng cứ về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc này.

Ý nghĩa của phán quyết lịch sử

Phán quyết đã giúp thu hẹp phần lớn phạm vi tranh chấp về vùng biển giữa các bên tại Biển Đông. Trước đây, với yêu sách đường chín đoạn và cách giải thích rằng Trường Sa là một quần đảo thống nhất có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy chế quốc gia quần đảo thì hơn 85% diện tích của Biển Đông có thể bị coi là có tranh chấp về vùng biển. Từ đó, dẫn tới một loạt các hành động leo thang căng thẳng, hiện thực hoá đường lưỡi bò của Trung Quốc tại các vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Philippines và Malaysia. Hiện nay, với kết luận rõ ràng của Toà Trọng tài, vùng biển có thể bị coi là vùng biển có tranh chấp chỉ còn là các vùng 12 hải lý quanh từng đảo của Trường Sa.

Phán quyết cung cấp cơ sở pháp lý quan trọng để định hướng hành động của các bên trong tranh chấp Biển Đông. Một loạt các hành vi Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông đã được kết luận là các hành vi vi phạm UNCLOS và luật pháp quốc tế. Vì vậy, các bên có cơ sở pháp lý để cụ thể hoá các quy định về nghĩa vụ kiềm chế, không làm trầm trọng hoá tranh chấp, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình. Đây cũng là cơ sở giúp Trung Quốc và ASEAN tiếp tục thực thi các cam kết về ứng xử của các bên tại Biển Đông, từ đó, đẩy mạnh quá trình đàm phán và ký kết một Tuyên bố có hiệu lực ràng buộc là Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Phán quyết của Toà Trọng tài cũng giúp dư luận tiến bộ có cơ sở pháp lý để khẳng định lập trường của mình, đứng về luật pháp quốc tế và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình theo quy định của luật pháp quốc tế. Đây là tiền đề quan trọng để hạn chế việc sử dụng vũ lực và dùng vũ lực, sức mạnh để cưỡng ép các nước nhỏ trong tranh chấp tại Biển Đông.

Phán quyết chưa giải quyết triệt để tranh chấp Biển Đông vì không thể đề cập đến vấn đề chủ quyền. Tuy nhiên, những kết luận của phán quyết sẽ mở ra cơ hội cho các bên đi đến những giải pháp lâu dài và bền vững, dựa trên luật pháp quốc tế để quản lý và hợp tác tại Biển Đông trong tương lai.

phan quyet lich su cua luat phap va cong ly quoc te Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam tuyên bố ủng hộ phán quyết Tòa Trọng tài

Ngày 20/7, Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam (VISC) chính thức ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài ở The Hague ...

phan quyet lich su cua luat phap va cong ly quoc te Philippines: Thận trọng với “quả trứng chim cu gửi nhờ tổ”

Bài viết  “Quả trứng chim cu gửi nhờ tổ”  đăng trên NZZ (Thụy Sỹ) ngày 20/7 cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài là ...

phan quyet lich su cua luat phap va cong ly quoc te Phán quyết Tòa trọng tài làm tăng lòng tin trong khu vực

Đó là nhận định của Giáo sư Eric David thuộc Khoa Luật - Đại học Tự do Brussels (ULB) sau khi Tòa trọng tài ra ...

 

Nguyễn Thị Lan Anh - Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám

Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình dẫn đầu đoàn đại diện Bộ Ngoại giao tới viếng thăm gia đình cố Giáo sư, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám.
Phở, nem Việt Nam gây ấn tượng mạnh với du khách tại Hội chợ Bazaar ASEAN 2024 ở Venezuela

Phở, nem Việt Nam gây ấn tượng mạnh với du khách tại Hội chợ Bazaar ASEAN 2024 ở Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã phối hợp với các nước thuộc ASEAN tại thủ đô Caracas tổ chức hội chợ Bazaar ASEAN 2024.
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 dành ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Ngày 1/11, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức chung khảo Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Đại sứ Phạm Sao Mai chia sẻ ý nghĩa chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị GMS8 và thăm tỉnh Vân Nam & TP. Trùng Khánh, Trung Quốc
Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc

Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc

Những ngày cuối Thu, sắp đến kỷ niệm 120 năm Ngày sinh cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám, câu chuyện về vị 'tư lệnh' ngành đáng kính bình dị lại ùa về…
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar mong muốn mời các công ty và nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào thị trường Qatar, hưởng lợi từ môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Theo Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng, chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ song phương.
Phiên bản di động