Phản ứng 'gắt', Nga tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; cơ quan này đóng vai trò như thế nào?

Thủy Tiên
Liên quan đến việc đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc của Nga, vậy cơ quan này đóng vai trò gì và cách thức hoạt động ra sao?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung quanh việc đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc của Nga
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là một cơ quan gồm 47 thành viên, chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền con người trên toàn thế giới. (Nguồn: Gchragd)

Ngày 7/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 về tình hình Ukraine để xem xét dự thảo Nghị quyết về việc đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) của Nga.

Sau khi Đại hội đồng xem xét, thông qua Nghị quyết, đại diện Nga tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền.

Sau cuộc bỏ phiếu, một số quốc gia cho rằng việc đình chỉ này là quá sớm, vì các cuộc điều tra ở Ukraine vẫn đang được tiến hành. Trong khi đó, Nga lên án Nghị quyết là "bất hợp pháp và mang động cơ chính trị".

Vậy Hội đồng Nhân quyền đóng vai trò gì và cách thức hoạt động ra sao?

Vai trò của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là một cơ quan gồm 47 thành viên "chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền con người trên toàn thế giới".

Cơ quan này nhóm họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva để thảo luận về các vấn đề nhân quyền và các tình huống nảy sinh trong năm.

Hội đồng Nhân quyền họp ít nhất 3 lần một năm và có quyền triệu tập các phiên họp đặc biệt để giải quyết các trường hợp khẩn cấp về vi phạm nhân quyền.

Các thành viên thảo luận và tranh luận về các vấn đề nhân quyền theo từng chủ điểm hoặc từng quốc gia cụ thể trong các phiên họp, thương lượng và soạn thảo các nghị quyết cũng như thông qua các báo cáo. Hội đồng soạn thảo, thông qua hoặc bác bỏ các nghị quyết.

Năm 2021, các phiên họp đặc biệt đã được triệu tập để giải quyết "các mối quan tâm về nhân quyền và tình hình ở Afghanistan" vào tháng 8, "tình hình nhân quyền ở Lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng" vào tháng 5 và "các ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Myanmar tới vấn đề nhân quyền" vào tháng 2.

Hội đồng Nhân quyền cũng hợp tác chặt chẽ với Cơ chế đặc biệt của Liên hợp quốc, bao gồm các chuyên gia độc lập về nhân quyền, được cử đến các quốc gia để báo cáo và tư vấn về các vấn đề nhân quyền. Các chuyên gia này có trách nhiệm nộp báo cáo hàng năm cho Hội đồng Nhân quyền.

Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), bao gồm việc kiểm tra tất cả các hồ sơ nhân quyền của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là một trong những chức năng chính của Hội đồng.

Các cuộc đánh giá được thực hiện bởi một nhóm công tác bao gồm tất cả 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền và được hỗ trợ bởi một nhóm gồm ba quốc gia, được gọi là troika, đóng vai trò là báo cáo viên.

Hội đồng Nhân quyền cũng có một Ủy ban Cố vấn, bao gồm 18 chuyên gia về nhân quyền từ nhiều nơi trên thế giới, đóng vai trò là cơ quan tư vấn của Hội đồng. Ủy ban này thực hiện và trình bày nghiên cứu theo yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền.

Xung quanh việc đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc của Nga
Tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc có thể bị bãi bỏ bởi một cuộc bỏ phiếu thống nhất bởi ít nhất 2/3 đa số quốc gia thành viên của Đại hội đồng gồm 193 thành viên, không tính phiếu trắng. (Nguồn: TASS)

Cơ cấu của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Tổ chức liên chính phủ trực thuộc Đại hội đồng LHQ này được thành lập vào ngày 15/3/2006.

Các quốc gia tuyên bố ứng cử và sau đó được Đại hội đồng LHQ bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín với nhiệm kỳ 3 năm.

Thành viên của Hội đồng Nhân quyền được cơ cấu dựa trên phân bố địa lý, chẳng hạn như 8 ghế dành cho các quốc gia Mỹ Latin hoặc Caribe và 13 ghế dành cho các nước châu Phi.

Nga là một trong 6 quốc gia thành viên ở khu vực Đông Âu, sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2023.

Vào tháng 10/2021, Mỹ được bầu trở lại vào Hội đồng Nhân quyền và nhiệm kỳ 3 năm của Mỹ bắt đầu từ tháng 1/2022.

Tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ có thể bị bãi bỏ bởi một cuộc bỏ phiếu thống nhất bởi ít nhất 2/3 đa số quốc gia thành viên của Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên, không tính phiếu trắng.

Quốc gia nào đã bị Hội đồng Nhân quyền đình chỉ hoạt động?

Năm 2011, Libya là quốc gia đầu tiên bị Hội đồng Nhân quyền LHQ đình chỉ hoạt động sau một cuộc đàn áp của chính phủ đối với những người biểu tình không vũ trang.

Đến nay, Nga là quốc gia thứ hai bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2018 để phản đối cái mà Mỹ coi là “thành kiến cố chấp” chống lại Israel, cũng như sự khoan dung của Hội đồng Nhân quyền đối với những thành viên vi phạm nhân quyền khác.

Theo Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley, việc kết nạp Congo làm thành viên, cũng như tình trạng vi phạm nhân quyền chưa được giải quyết ở Venezuela và Iran, đã cho thấy "sự thiên vị chính trị" của Hội đồng.

Dưới thời chính quyền Biden, Mỹ được bầu trở lại làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền vào tháng 10/2021.

Đại hội đồng LHQ họp về tình hình Ukraine xem xét Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền của Nga

Đại hội đồng LHQ họp về tình hình Ukraine xem xét Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền của Nga

Ngày 7/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 về tình hình Ukraine ...

Tổng thống Nga và lời nhắc nhở về thứ vũ khí kinh tế 'tưởng không mạnh, mà mạnh không tưởng'

Tổng thống Nga và lời nhắc nhở về thứ vũ khí kinh tế 'tưởng không mạnh, mà mạnh không tưởng'

Đối phó với hàng loạt lệnh trừng phạt đến từ Mỹ và đồng minh, Tổng thống Vladimir Putin đã ổn định đồng Ruble và cho ...

(theo Washington Post)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động