Pháp có thể cứu vãn hòa bình Trung Đông?

Pháp sẽ chủ trì một hội nghị quốc tế về tiến trình hoà bình Israel-Palestine vào ngày 3/6 tới. Đây là bước đi cụ thể đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Francois Hollande nhằm cứu vãn tiến trình hoà bình đang “ngắc ngoải”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
IsTIN LIÊN QUAN
phap co the cuu van hoa binh trung dong Pháp: Triển khai hơn 60.000 cảnh sát cho EURO 2016
phap co the cuu van hoa binh trung dong Quốc hội Pháp thông qua luật mới về chống khủng bố

Câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu Pháp lần này có may mắn hơn Mỹ trong việc tạo ra bước đột phá trên tiến trình hoà bình Israel-Palestine?

Tạo sức ép từ bên ngoài

Theo thông báo được đưa ra hôm 19/5 bên lề Hội nghị Ngoại trưởng các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Thủ đô Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cho biết, hội nghị tiến trình hòa bình Trung Đông sẽ có sự tham dự của các đại diện nhóm Bộ Tứ về hòa bình Trung Đông (Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc) cùng Liên đoàn Arab và Ngoại trưởng của khoảng 20 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hội nghị lần này sẽ không có sự tham dự của hai nước có liên quan trực tiếp là Israel và Palestine.

Theo giải thích của phía Pháp, họ không mời Israel và Palestine bởi Chính quyền Tel Aviv luôn từ chối thỏa hiệp. Hơn nữa, mục đích của hội nghị sắp tới là để tạo nền tảng giúp kích hoạt trở lại tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine. Nền tảng này dựa trên sức ép từ bên ngoài để thúc ép hai bên có liên quan trực tiếp đi tới một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng giữa họ. Nếu hội nghị lần này thành công, một hội nghị cấp cao với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Israel và Palestine, sẽ được tổ chức vào cuối mùa Hè này nhằm đàm phán về giải pháp hai nhà nước - hướng đi được cho là sẽ giúp tháo gỡ cuộc khủng hoảng phức tạp ở Trung Đông.

phap co the cuu van hoa binh trung dong
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault.

Sáng kiến của Pháp rõ ràng là một tin tốt lành cho những người đang chờ đợi hòa bình ở khu vực Trung Đông. Một hội nghị do Washington chủ trì có thể sẽ hữu ích hơn nhưng đây là điều không thể xảy ra trong năm bầu cử của Mỹ. Pháp đã quyết định bước vào lấp chỗ trống chính sách gây ra từ sự bị động và tuyệt vọng của Mỹ. Hành động này cho thấy, Pháp nói chung và châu Âu nói riêng đang thực sự lo ngại về việc, nếu không có một triển vọng thực tế cho tiến trình giải pháp hai nhà nước thì bạo lực có thể nhấn chìm Israel và Palestine, hoặc sẽ xảy ra một cuộc nổi dậy lật đổ nhân vật ôn hòa là Tổng thống Mahmoud Abbas và thay vào đó là các thành phần hiếu chiến, cực đoan.

Khó thành công

Chính quyền của Tổng thống Pháp Francois Hollande có thừa quyết tâm để thúc đẩy tiến trình hai nhà nước nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng Israel-Palestine. Điều này có thể thấy rõ qua các hoạt động ngoại giao tích cực và sôi động của các quan chức Pháp trong thời gian vừa qua. Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault liên tục có các cuộc gặp song phương với những đối tác có liên quan trực tiếp đến tiến trình hòa bình Israel-Palestine như Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, nỗ lực của Pháp khó có cơ hội thành công vì họ thiếu sự ủng hộ của Mỹ và Israel.

Israel và Palestine là hai nước liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột mà Paris đang muốn tháo gỡ. Tuy nhiên, phía Israel đã tỏ rõ thái độ không hề muốn tham gia vào sáng kiến của Pháp.

Trong khi chính quyền Palestine hoan nghênh sáng kiến của Pháp và đang vận động các nước ủng hộ nỗ lực này thì phía Israel lại đang tìm cách gây cản trở. Thủ tướng Israel Netanyahu liên tục bác bỏ khả năng tham gia vào bất kỳ nỗ lực đa phương nào nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa Israel với Palestine. Ông Netanyahu nhấn mạnh, “cách duy nhất để thúc đẩy hòa bình thực chất với Palestine là thông qua đàm phán trực tiếp giữa hai bên mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào”. Nhà lãnh đạo Israel khăng khăng đòi Pháp đứng ra làm trung gian tổ chức các cuộc đàm phán song phương trực tiếp giữa Israel và Palestine thay vì tổ chức các hội nghị đa phương có nhiều nước tham gia.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng là một nhân tố khiến sáng kiến của Pháp có thể đổ bể. Washington tin rằng chỉ có họ mới có thể dẫn dắt nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông. Giới phân tích nhận định, Mỹ chắc chắn phải là nhà trung gian chính bởi Israel không tin tưởng ai ngoài đồng minh Washington và không có nước nào có đủ ý chí và năng lực để thúc đẩy tiến trình hòa bình Israel-Palestine. Vì thế, Mỹ vẫn là nhân tố không thể thiếu trong tiến trình này. Vì vậy, không có sự ủng hộ của Mỹ thì sáng kiến của Pháp khó có cơ hội thành công.

Về phần mình, Mỹ tin rằng hiện tại chưa có cơ sở để tiến trình này có thể thành công. Các quan chức Mỹ lo ngại, thêm một thất bại nữa trong tiến trình thúc đẩy hòa bình Israel-Palestine có thể khiến tình hình thêm phức tạp cả trên bàn ngoại giao và trên chiến trường. Washington không muốn quốc tế hóa tiến trình hòa bình Trung Đông và muốn duy trì vị thế trung gian của họ. 

Nhưng liệu Tổng thống Obama có kế hoạch gì để giải quyết tình hình Israel-Palestine  - vấn đề từng làm đau đầu rất nhiều người tiền nhiệm của ông, hay không? Viễn cảnh này khó xảy ra bởi ông Obama chỉ còn 8 tháng trước khi rời nhiệm sở. 8 tháng là thời gian quá ít để có thể giải quyết một vấn đề quá khó như cuộc xung đột Israel-Palestine.      

phap co the cuu van hoa binh trung dong Iran đánh giá cao vai trò của Đức ở Trung Đông

Ngày 10/5, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã hoan nghênh quan điểm của Berlin về tình hình hiện tại ở Trung Đông và cho rằng ...

phap co the cuu van hoa binh trung dong Đưa quan hệ Việt Nam-Kuwait đi vào chiều sâu

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với Kuwait và các nước Trung Đông; mong muốn đưa quan hệ Việt ...

phap co the cuu van hoa binh trung dong Tổng thống Obama không thờ ơ với châu Âu

Tổng thống Obama đã dành nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề ở Trung Đông, châu Á, song không thể nói ông thờ ...

Hải Yến

Đọc thêm

'Vũ khí AI' ở thuở sơ khai, giới phân tích cảnh báo sự nguy hiểm cho tương lai nhân loại, điều cần làm là gì?

'Vũ khí AI' ở thuở sơ khai, giới phân tích cảnh báo sự nguy hiểm cho tương lai nhân loại, điều cần làm là gì?

Giới phân tích cho rằng, thế giới nên thiết lập một bộ quy tắc để quản lý 'vũ khí AI' (trí tuệ nhân tạo) khi chúng vẫn còn ở giai ...
Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Dự luật Cơ bản, với 232 chương, sẽ tiếp tục được thảo luận ở Hạ viện Argentina để thông qua từng chương, trước khi gửi tới Thượng viện.
Kiều bào từ 22 quốc gia với hành trình vì biển, đảo quê hương năm 2024

Kiều bào từ 22 quốc gia với hành trình vì biển, đảo quê hương năm 2024

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Trường Sa và ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Đại sứ quán khẳng định luôn nỗ lực sát cánh cùng cộng đồng người Việt, ủng hộ các hoạt động cộng đồng, làm tốt công tác bảo hộ công dân.
Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đối với Trung Đông, dữ liệu là nguồn dầu mỏ mới, theo Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef Al Otaiba.
Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Dự luật Cơ bản, với 232 chương, sẽ tiếp tục được thảo luận ở Hạ viện Argentina để thông qua từng chương, trước khi gửi tới Thượng viện.
Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi sẽ tới Iran để gặp giới chức cấp cao nước chủ nhà trong 2 ngày 6-7/5.
Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

LHQ cảnh báo, chiến dịch của Israel tấn công quân sự vào Rafah ở Dải Gaza sẽ là bước leo thang không thể chấp nhận được.
Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp (CPT) tổ chức cuộc họp bầu chọn lãnh đạo tại Văn phòng Thủ tướng Haiti ở thủ đô Port-au-Prince ngày 30/4.
EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU mở cuộc điều tra đối với Facebook và Instagram do nghi ngờ không thực hiện đầy đủ các biện pháp chống tin giả.
Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Ngày 30/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội nước này trong 24 giờ qua đã bắn hạ 6 tên lửa chiến thuật ATACMS của Ukraine do Mỹ sản xuất.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động