Quan hệ Trung-Hàn và ngã rẽ ba thập kỷ

Bảo Huy
Cùng với thay đổi gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác an ninh với Mỹ và kinh tế với Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quan hệ Trung - Hàn sẽ là bài toán không đơn giản đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Quan hệ Trung - Hàn sẽ là bài toán không đơn giản đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Tuy vậy, sự bất cân xứng trong quan hệ, cùng thái độ gay gắt của dư luận hai nước buộc Seoul dưới thời Tổng thống Yoon Suk Yeol cần được tính toán cẩn thận trong hoạch định chính sách với Bắc Kinh, nhất là trong năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Về ngoại giao và an ninh, Hàn Quốc chủ trương tạo sự cân bằng. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, đường lối cơ bản trong chính sách đối với Trung Quốc của Seoul được xây dựng dựa trên nền tảng liên minh Hàn-Mỹ. Trọng tâm cơ bản của chính sách là tạo sự cân bằng giữa các mối quan hệ.

Dưới thời ông Moon Jae In, chính sách xoa dịu Trung Quốc đã góp phần cải thiện những “sóng gió” sau khi Hàn Quốc lắp Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối THAAD năm 2014. Tuy vậy, sự bất đối xứng ngày càng tăng trong quan điểm của hai nước khiến nỗ lực cải thiện phức tạp hơn.

Giờ đây, Hàn Quốc cùng lúc phải đối mặt hai bài toán khó: nỗ lực cứu vãn mối quan hệ Hàn-Trung đình trệ và khôi phục lòng tin chiến lược đối với liên minh Hàn - Mỹ.

Do đó, ông Yoon Suk Yeol sẽ cần tính toán lại chính sách xoa dịu Trung Quốc, cân bằng lập trường của Seoul thông qua xác định rõ giá trị, bản sắc và lợi ích quốc gia của Hàn Quốc trong vấn đề then chốt như phát triển chuỗi cung ứng, tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (IPEF), Biển Đông hay Eo biển Đài Loan.

Về kinh tế, từ năm 1992, Hàn Quốc đã tận dụng liên kết ngoại giao với Trung Quốc để tối đa hóa lợi ích, làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại.

Tuy nhiên, điều này đã làm phức tạp các vấn đề hợp tác an ninh trong chiến lược tiếp cận với Mỹ. Nói cách khác, những nỗ lực của chính quyền trước trong hợp tác kinh tế với Bắc Kinh đã làm dấy lên nghi ngờ của Washington về cam kết của Seoul.

Năm 2014, động thái đáp trả của Trung Quốc khi Hàn Quốc quyết định triển khai THAAD đã tác động mạnh tới nền kinh tế. Xuất khẩu đình trệ, thặng dư thương mại sụt giảm và cạnh tranh trở nên ngày một gay gắt trong nhiều ngành công nghiệp lớn.

Tuy vậy, với quy mô thị trường của Trung Quốc, Seoul vẫn cần liên tục hợp tác với Bắc Kinh về kinh tế, nhưng có thể thay đổi thành chiến lược “Trung Quốc+1” để quản lý rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, đồng thời đa dạng hóa đối tác.

Trong bối cảnh doanh nghiệp hai nước cạnh tranh gay gắt, Hàn Quốc cần lợi thế cạnh tranh trong sản xuất chất bán dẫn và công nghệ cao. Khi đó, duy trì quan hệ với Washington trong các lĩnh vực này sẽ giúp Seoul bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

Về văn hóa-xã hội, chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể thúc đẩy cách tiếp cận “an ninh mềm”. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ văn hóa-xã hội song phương đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, số lượng du khách và du học sinh gia tăng mạnh. Tuy vậy, dư luận hai bên vẫn còn cái nhìn không mấy thiện cảm.

Hai nước đã nỗ lực thúc đẩy, xây dựng mối quan hệ ổn định như thảo luận về chương trình nghị sự hữu nghị tháng 4/2021, tuyên bố về Năm trao đổi văn hóa (2021-2022), tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi văn hóa trên 160 dự án tư nhân. Hàn Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy trao đổi văn hóa với Trung Quốc, ngay cả giữa bất đồng.

Tuy vậy, chính trị bản sắc và chủ nghĩa dân tộc ở Đông Bắc Á đã biến các vấn đề phi chính trị liên quan quan đến lịch sử, văn hóa của một quốc gia thành các vấn đề an ninh. Kể từ khi Trung Quốc khởi động Dự án Đông Bắc (2002), cư dân mạng hai bên đã bắt đầu tranh luận gay gắt về nguồn gốc của chữ Hàn (Hangul), ca khúc Arirang, món Kimchi và trang phục Hanbok, cũng như về chiến tranh Triều Tiên.

Để giải quyết vấn đề mang tính cấu trúc, việc tìm ra gốc rễ của căng thẳng và thảo luận cởi mở, phổ biến thông tin đáng tin cậy, tránh kích động các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, sẽ giúp Seoul giải quyết rạn nứt ngày càng gia tăng với Bắc Kinh trong các lĩnh vực xã hội và văn hóa.

Ngoại trưởng Vương Nghị: Trung Quốc và Hàn Quốc mãi mãi là láng giềng gần gũi

Ngoại trưởng Vương Nghị: Trung Quốc và Hàn Quốc mãi mãi là láng giềng gần gũi

Ngày 13/5, Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gửi điện chúc mừng ông Park Jin - người vừa nhậm ...

Quan hệ Trung-Hàn: Ràng buộc cũ, hướng đi mới

Quan hệ Trung-Hàn: Ràng buộc cũ, hướng đi mới

Trong một bài phân tích vừa qua trên trang JoongAng Daily, Giáo sư Kang Jun-young, chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên của khoa Nghiên ...

(theo IFANS)

Đọc thêm

Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo tôn dáng vẻ sang trọng với bộ trang phục màu kem, dùng trang sức xa xỉ làm điểm nhấn.
Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển giúp các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hà Nội công bố 3 môn thi vào lớp 10 công lập

Hà Nội công bố 3 môn thi vào lớp 10 công lập

Chiều nay (28/3), UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024, công bố 3 môn thi ...
Chuyển nhượng cầu thủ: Tỷ phú Jim Ratcliffe muốn đưa Cole Palmer đến MU

Chuyển nhượng cầu thủ: Tỷ phú Jim Ratcliffe muốn đưa Cole Palmer đến MU

Truyền thông Anh loan tin MU đang có kế hoạch chiêu mộ Cole Palmer, cầu thủ nổi bật nhất trong đội hình Chelsea mùa giải này.
Việt Nam và Nga thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm của Tổng thống Putin

Việt Nam và Nga thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm của Tổng thống Putin

Tổng thống Putin đã vui vẻ nhận lời mời thăm Việt Nam và hiện hai bên thống nhất sẽ phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để ...
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức với cáo buộc chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Chính phủ Niger cho hay, Mỹ sẽ sớm đệ trình đề xuất rút binh lính của họ khỏi quốc gia Tây Phi này.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Phiên bản di động