Hàn Quốc gia nhập Bộ tứ: Mỹ không mặn mà, Seoul nên bận tâm?

Hồng Phúc
Nhà báo Kang Seung-woo của The Korea Times phân tích thái độ của Mỹ đối với việc bổ sung Hàn Quốc vào nhóm Bộ tứ (Quad).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Yoon Suk-yeol và người đồng cấp Joe Biden tại tiệc chào mừng sau thượng đỉnh Mỹ-Hàn tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc ở thủ đô Seoul ngày 21/5. (Nguồn: Yonhap)
Tổng thống Yoon Suk-yeol và người đồng cấp Joe Biden tại tiệc chào mừng sau thượng đỉnh Mỹ-Hàn tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc ở thủ đô Seoul ngày 21/5. (Nguồn: Yonhap)

Trong bài viết "Tại sao Mỹ không muốn thêm Hàn Quốc vào Bộ tứ" ngày 27/5, nhà báo Kang Seung-woo dẫn nhận định của các nhà quan sát ngoại giao xoay quanh việc Mỹ tỏ ra hờ hững với mong muốn chính thức gia nhập cơ chế Bộ tứ của chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol.

Lập trường này trái ngược hẳn với sự hân hoan chào đón của Washington đối với quyết định của Seoul tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), sáng kiến mà Tổng thống Joe Biden đưa ra gần đây cũng nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực.

Kiêng dè Trung Quốc?

Các nhà quan sát ngoại giao tin rằng phản ứng bất ngờ này của Mỹ có thể liên quan đến ý định không muốn “chọc giận” Trung Quốc thêm nữa bởi chắc chắn Bắc Kinh sẽ có phản ứng mạnh mẽ với tư cách thành viên Bộ tự của Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, Washington có thể đã tính đến sự phản kháng tiềm tàng của Tokyo trong bối cảnh quan hệ song phương Nhật Bản-Hàn Quốc rạn nứt. Điều này có thể làm giảm mục tiêu chung của Bộ tứ.

Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, ông Yoon Suk-yeol cam kết sẽ tham gia các nhóm làm việc khác nhau của Bộ tứ, bắt đầu từ nhóm công nghệ và biến đổi khí hậu để dần dần tham gia vào mạng lưới này.

Một quan chức cấp cao của Mỹ được các phương tiện truyền thông dẫn lời ngày 22/5 vừa qua cho biết Washington chưa xem xét đến việc bổ sung Hàn Quốc vào Bộ tứ. Ngoài ra, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki ngày 3/5 cũng đã nói rằng Mỹ không có kế hoạch mời Hàn Quốc vào nhóm này.

Theo ông Harry Kazianis, người đứng đầu nhóm tư vấn Rogue States Project, chính quyền Tổng thống Joe Biden "có vẻ lo lắng rằng việc bổ sung Hàn Quốc có thể gây thù địch thêm với Trung Quốc khi quan hệ Mỹ-Trung đang ở trong tình trạng tồi tệ”.

Tuy nhiên, ông Kazianis cũng cho rằng quyết định của Mỹ sẽ là một sai lầm bởi Washington cần nhiều đồng minh nhất có thể để ngăn chặn sự hống hách của Trung Quốc.

“Hàn Quốc sẽ là một sự bổ sung quan trọng cho nhóm và có lẽ là một người làm thay đổi cuộc chơi. Tổng thống Yoon Suk-yeol đang chấp nhận rủi ro lớn khi thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia vào nhóm và ông Joe Biden nên chấp nhận điều đó”.

Thách thức và "lối thoát"

Trong khi đó, ông Bruce Klingner, cựu quan chức Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) phụ trách Bán đảo Triều Tiên và hiện là nghiên cứu viên cấp cao tại Quỹ Di sản, đề cập những thách thức đối với tư cách thành viên của Hàn Quốc.

Chính quyền ông Yoon Suk-yeol phải tính đến việc vượt qua sự phản đối của người dân trong nước vì lo sợ về sự trừng phạt của Trung Quốc và sự phản kháng tiềm tàng của Nhật Bản do quan hệ song phương căng thẳng.

Ông Bruce Klingner nói: “Cũng có những lo ngại rằng các tranh chấp song phương Hàn-Nhật sẽ làm giảm các mục tiêu chung của Bộ tứ. Nếu Tổng thống Yoon Suk-yeol đã tuyên bố ý định cải thiện quan hệ với Tokyo thì việc chính thức gia nhập tổ chức này sẽ có lợi hơn”.

Lý do Mỹ chưa ủng hộ Hàn Quốc tham gia Nhóm Bộ tứ
Theo chuyên gia, Hàn Quốc có thể dẫn đầu trong một nhóm làm việc của Bộ tứ liên quan đến an ninh hàng hải. (Nguồn: Kyodo)

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Hàn Quốc không nên quá bị ám ảnh về tư cách thành viên và vẫn còn nhiều lĩnh vực ở cấp nhóm làm việc mà nước này có thể đóng góp vào Bộ tứ.

Giáo sư Terence Roehrig của Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định: “Theo nhiều khía cạnh, tư cách thành viên trong Bộ tứ không phải là trọng tâm mà đó là những sản phẩm của các nhóm làm việc nơi mà tiến trình hợp tác thực sự diễn ra".

Hàn Quốc có "chuyên môn đáng kể" đối với các nhóm làm việc hiện có của Bộ tứ về vaccine ngừa Covid-19, biến đổi khí hậu cùng với các công nghệ quan trọng và mới nổi, thậm chí có thể dẫn đầu trong một nhóm làm việc khác trong tương lai liên quan đến an ninh hàng hải.

Theo Giáo sư Terence Roehrig, trong những tháng tới, "với sự tham gia nhiều hơn của Hàn Quốc vào Bộ tứ, vấn đề tư cách thành viên sẽ tự động được giải quyết”.

Chuyên gia Bruce Klingner cũng cho rằng, thay vì chính thức gia nhập Bộ tứ, sẽ hiệu quả hơn đối với Hàn Quốc nếu nước này nhanh chóng tham gia các sáng kiến đa phương và tập trung trực tiếp hơn vào các nhiệm vụ an ninh khu vực.

Bộ tứ vẫn có nhiều cơ hội "bắt tay" với Hàn Quốc và các đối tác cùng chí hướng khác theo định dạng Bộ tứ mở rộng (Quad Plus), góp phần hình thành các liên minh chức năng nơi có chung lợi ích.

Ông Bruce Klingner nhắc đến sáng kiến mà Hàn Quốc tham gia sau khi một nhóm làm việc của Bộ tứ mở rộng được thành lập, trong đó có hội đàm video trực tuyến nhằm điều phối các hoạt động ứng phó với đại dịch Covid-19.

Như vậy, Seoul có thể là ứng viên tham gia các nhóm làm việc khác của Bộ tứ mở rộng trong các lĩnh vực như bảo vệ an ninh hàng hải, phân phối vaccine ngừa Covid-19 cùng nhiều lĩnh vực khác.

Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ: Trật tự quốc tế là luật pháp quốc tế, tranh chấp phải được giải quyết hòa bình

Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ: Trật tự quốc tế là luật pháp quốc tế, tranh chấp phải được giải quyết hòa bình

Các nước thành viên nhóm Bộ tứ đã thể hiện được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, cho thấy ...

Hàn Quốc sẽ tham gia sáng kiến kinh tế mới do Mỹ dẫn đầu

Hàn Quốc sẽ tham gia sáng kiến kinh tế mới do Mỹ dẫn đầu

Ngày 19/5, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, nước này đã quyết định tham gia sáng kiến kinh tế ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở ...
Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động