Quay cuồng giữa khủng hoảng nhân khẩu học, thanh niên Trung Quốc vẫn chọn sự nghiệp thay vì kết hôn, sinh con

Hồng Thanh
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện tại nhiều trường đại học của Trung Quốc và công bố vào tháng 1/2023, hầu hết sinh viên đại học ở Trung Quốc không còn nghĩ kết hôn là điều cần thiết trong cuộc sống, trong khi các chính sách khuyến khích sinh đẻ gần như "bất lực" trong việc thay đổi tâm lý sợ lập gia đình ở giới trẻ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quay cuồng giữa khủng hoảng nhân khẩu học, thanh niên Trung Quốc vẫn chọn sự nghiệp thay vì kết hôn, sinh con
Giới trẻ Trung Quốc ngày càng lười kết hôn, sinh con. (Nguồn: Getty)

Dân số Trung Quốc đã giảm 850.000 người xuống còn 1,4118 tỷ người vào năm 2022 khi lần đầu tiên trong 6 thập kỷ, số ca tử vong nhiều hơn số ca sinh, và số lượng trẻ sơ sinh lần đầu tiên giảm xuống dưới 10 triệu trẻ.

Tụt hậu so với Ấn Độ

Các nhà nhân khẩu học cho biết, nếu không có các chính sách hỗ trợ sinh sản hiệu quả, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 1/3 so với Ấn Độ vào năm 2050 và giảm xuống còn 1/4 vào cuối thế kỷ này, giữa bối cảnh những lo ngại về tác động kinh tế sâu rộng và lợi tức lao động đang dần biến mất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Nhìn vào xu hướng dài hạn, do tỷ lệ sinh thấp và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ liên tục giảm, số ca sinh mới sẽ tiếp tục rơi vào giai đoạn giảm nhanh. Đến năm 2050, nếu các biện pháp hỗ trợ sinh sản mạnh mẽ và đáng kể không được thực hiện, số ca sinh mới ở Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 7,73 triệu, bằng 1/3 của Ấn Độ và sẽ giảm xuống còn 3,06 triệu vào năm 2100, chỉ bằng 1/4 của Ấn Độ", Viện Nghiên cứu Dân số YuWa có trụ sở tại Bắc Kinh đưa ra cảnh báo mới đây.

Tin liên quan
Nguy cơ mất Nguy cơ mất 'ngôi vương' dân số về tay Ấn Độ, Trung Quốc nỗ lực tìm cách gỡ 'bom hẹn giờ' nhân khẩu học

Số người kết hôn lần đầu ở Trung Quốc đã giảm xuống còn 11,6 triệu người vào năm ngoái, giảm gần 700.000 người so với năm trước, theo Niên giám thống kê Trung Quốc 2022. Con số này giảm mạnh so với mức cao nhất là 23,9 triệu người vào năm 2013.

Liên hợp quốc dự báo Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm nay, trong khi dân số đại lục dự kiến giảm xuống còn 1,313 tỷ vào năm 2050 và dưới 800 triệu vào năm 2100.

Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc - những người từ 16 đến 59 tuổi - ở mức 875,56 triệu người vào cuối năm 2022, giảm so với 882,22 triệu người một năm trước đó.

"Nhưng con số đó sẽ giảm khoảng 23% vào năm 2050", theo báo cáo YuWa, được thực hiện bởi các nhà kinh tế và nhân khẩu học hàng đầu Trung Quốc là Ren Zeping, Liang Jianzhang và He Yafu.

Báo cáo cho rằng, khi tổng nguồn cung lao động tiếp tục giảm, chi phí lao động sẽ tiếp tục tăng và một số ngành sản xuất sẽ tiếp tục chuyển ra nước ngoài tới Đông Nam Á, Ấn Độ và nhiều nơi khác.

Kết hôn không là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện tại nhiều trường đại học của Trung Quốc và công bố vào tháng 1/2023, hầu hết sinh viên đại học ở Trung Quốc không còn nghĩ kết hôn là điều cần thiết trong cuộc sống, trong khi các chính sách khuyến khích sinh đẻ gần như "bất lực" trong việc thay đổi tâm lý muốn lập gia đình ở giới trẻ.

Khảo sát được thực hiện bởi nhiều tổ chức, trong đó có Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cho thấy, giới trẻ Trung Quốc quan niệm, hôn nhân chỉ đơn giản là một sự lựa chọn để nâng cao chất lượng cuộc sống cả về tinh thần và vật chất - khác hẳn quan niệm của thế hệ trước đó khi cho rằng hôn nhân đóng một vai trò chủ yếu trong cuộc đời của một con người.

Các kết quả đã cho cái nhìn rõ hơn về cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng trầm trọng của Trung Quốc, khi nước này đang phải vật lộn với tỷ lệ sinh thấp kỷ lục và sự sụt giảm dân số chưa từng có trong lịch sử hiện đại.

“Sự độc lập đã trở thành biểu tượng của phụ nữ đương đại, trong khi nền tảng tình cảm và sự ổn định nghề nghiệp trở thành điều kiện tiên quyết cho hôn nhân”, khảo sát cho hay. Cũng theo khảo sát, hôn nhân không còn là điều kiện tiên quyết và hầu hết sinh viên đại học đều không còn coi ly hôn là điều đáng xấu hổ.

Theo đó, "gây dựng sự nghiệp trước khi lập gia đình” đã trở thành nguyên tắc đối với cả hai giới, trong khi "nỗi ám ảnh khi sinh nở" là nỗi sợ hãi chính khiến sinh viên Trung Quốc ngần ngại sinh con. Đáng chú ý, các chính sách mà chính phủ Trung Quốc đưa ra để khuyến khích người dân sinh thêm con và giới trẻ lập gia đình chưa thực sự phát huy tác dụng.

Tin liên quan
Gen Z Trung Quốc - thế hệ lười kết hôn, ngại sinh con, sẵn sàng theo đuổi đam mê cá nhân Gen Z Trung Quốc - thế hệ lười kết hôn, ngại sinh con, sẵn sàng theo đuổi đam mê cá nhân

Chỉ 8% sinh viên tham gia khảo sát cho biết các biện pháp, bao gồm ưu đãi tiền mặt, làm tăng mong muốn sinh con trong khi hơn 40% cho biết sẽ không ấn tượng với chính sách sinh con thứ ba, được đưa ra vào tháng 5/2021.

So với sự kém hiệu quả của các chính sách hỗ trợ sinh sản, sinh viên đại học kỳ vọng sẽ có thêm nhiều chính sách hỗ trợ việc làm. Theo khảo sát, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị Trung Quốc ở mức 5,5% trong tháng 12/2022, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 16-24 vẫn ở mức cao 16,7% trong tháng 12/2022.

Báo cáo kết luận rằng, các nhà hoạch định chính sách cần giảm bớt sự xung đột trong tâm lý giữa việc lập gia đình và tạo dựng sự nghiệp ở những người trẻ tuổi, đồng thời chú trọng nhiều hơn đến quyền lợi và nhu cầu của phụ nữ.

Phụ nữ Trung Quốc, đặc biệt là những người đã kết hôn và sinh con, thường bị phân biệt đối xử hơn trong môi trường việc làm, buộc nhiều người phải lựa chọn giữa việc sinh con và sự nghiệp. Nhiều người thường bị cản trở trong giai đoạn đầu gây dựng sự nghiệp do vướng bận trách nhiệm nuôi dạy con cái.

Các chuyên gia xã hội học cho rằng, dân số của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đạt đỉnh và chính quyền cần phải hành động để khuyến khích sinh con nhằm thích ứng với cấu trúc nhân khẩu học đang thay đổi. Các cuộc khảo sát được xem là một biện pháp hiệu quả để hiểu được những thay đổi cơ bản của giới trẻ và những thế hệ mới nghĩ gì về việc kết hôn và sinh con.

Khi Trung Quốc nhận thức sâu sắc hơn về những thách thức nhân khẩu học mà nước này đang phải đối mặt, nhiều cuộc khảo sát đã được tiến hành, trong khi kết quả thu được ngày càng thu hút sự chú ý của công chúng.

Tháng 9/2022, chính quyền Trung Quốc tiến hành một cuộc khảo sát về hôn nhân và thai sản trên toàn quốc để hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến tỷ lệ kết hôn và sinh giảm kỷ lục ở quốc gia này.

Trước đó, vào tháng 4, một báo cáo do Đại học Renmin công bố cho thấy, chỉ khoảng 61% sinh viên đại học được khảo sát cho biết họ sẽ kết hôn, trong khi 7% từ chối hôn nhân. Đối với sinh viên nam, mối quan tâm lớn nhất là chi phí kết hôn, trong khi sinh viên nữ quan tâm nhiều hơn đến những tác động đến sự phát triển bản thân.

Đón tin tốt từ kinh tế Trung Quốc, thế giới lại 'run'?

Đón tin tốt từ kinh tế Trung Quốc, thế giới lại 'run'?

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau gần ba năm kiểm soát Covid-19 có thể mang lại sự thúc đẩy rất cần thiết cho ...

Khó khăn được 'chế ngự', kinh tế Trung Quốc sắp khởi sắc?

Khó khăn được 'chế ngự', kinh tế Trung Quốc sắp khởi sắc?

Sự phục hồi tiêu dùng của Trung Quốc đang có bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Người dân tại nền kinh tế lớn thứ hai ...

Trung Quốc 'nắm trong tay' yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Trung Quốc 'nắm trong tay' yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định, việc Trung Quốc xoay trục khỏi chính sách “Zero Covid” là yếu ...

Sẽ có cuộc khủng hoảng lớn trên toàn cầu nếu Mỹ vỡ nợ... Trung Quốc không muốn điều này

Sẽ có cuộc khủng hoảng lớn trên toàn cầu nếu Mỹ vỡ nợ... Trung Quốc không muốn điều này

Mối quan tâm chính trị lớn ở Mỹ trong vài tháng tới sẽ là những diễn biến về trần nợ liên bang. Trường hợp xấu ...

Kinh tế thế giới nổi bật (27/1-2/2): Ngoại thương Nga 'không hề hấn' giữa trừng phạt; Mỹ-Trung lại ‘có biến’; Hàn Quốc hái ‘trái ngọt’ từ RCEP

Kinh tế thế giới nổi bật (27/1-2/2): Ngoại thương Nga 'không hề hấn' giữa trừng phạt; Mỹ-Trung lại ‘có biến’; Hàn Quốc hái ‘trái ngọt’ từ RCEP

Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 sẽ tươi sáng hơn 2022, Nga kiên cường đáng ngạc nhiên giữa vòng vây trừng phạt, Trung Quốc phản ...

(theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên một thế hệ bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng tạo.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động