TIN LIÊN QUAN | |
Hải cẩu, cá voi dạt vào bờ biển Quảng Nam | |
Phát lệnh khởi công một số dự án trọng điểm ở Quảng Nam |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Thanh cho biết, Chùa Cầu được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1990 và là biểu tượng của khu phố cổ Hội An, mang các đặc trưng kiến trúc của Hội An thế kỷ XVIII - XIX.
Ông cho biết, Chùa Cầu đã trải qua 7 đợt tu bổ lớn. Nhưng hiện nay, di tích này đang xuống cấp trầm trọng: các mố, trụ cầu bị nứt; nhiều cột, kèo có dấu hiệu mục rỗng, hư hỏng… Dù vậy, hằng ngày, Chùa Cầu vẫn đón tiếp trung bình khoảng 4.000 lượt khách.
Thêm vào đó, Chùa Cầu cũng nằm ngay ở vùng rốn lũ của Hội An nên nguy cơ mất an toàn là rất lớn, ông Thanh cho biết.
Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng của PGS.TS Nguyễn Xuân Toản và ThS Nguyễn Duy Thảo (ĐH Đà Nẵng) cho thấy, kết cấu khung bao gồm hệ cột, giằng và vì kèo cơ bản còn đủ khả năng chịu được trọng tải của thân cầu trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, nhiều bộ phận kết cấu bị rạn nứt, mục, cong vênh... không đảm bảo chắc chắn nên cần gia cố, thay thế
Kết cấu dầm đỡ và sàn đỡ có một số khu vực không đảm bảo an toàn trong điều kiện bất lợi. Một số kết cấu dầm thép được thay thế đã bị gỉ và đứt gãy…
Toàn cảnh Chùa Cầu (Nguồn: TTXVN) |
Theo PGS. TS Đặng Văn Bài - Phó chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, việc thăm dò dư luận, khảo sát ý kiến của cộng đồng là rất quan trọng. Phương án hạ giải toàn phần là hợp lý. Nếu không giải quyết triệt để các vấn đề thì sẽ không thể giữ gìn di tích này lâu dài.
Kết luận hội thảo, ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam đồng tình với quan điểm hạ giải toàn bộ Chùa Cầu.
Ông Thanh nhận định, việc trùng tu cần sớm tiến hành, giải quyết triệt để các vấn đề về kết cấu, đảm bảo tính ổn định, lâu dài của di tích, gia cố vững chắc phần móng, trùng tu tổng thể triệt để trên cơ sở các nguyên tắc bảo tồn đi cùng cách tiếp cận toàn diện và đảm bảo tính chân xác.
Đây là dự án đặc biệt nên sẽ phải kêu gọi sự chung sức của các chuyên gia đầu ngành và tư vấn quốc tế, ông cho biết.
Chùa Cầu được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "Cầu đón khách phương xa". Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Chùa Cầu từng được trùng tu nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1986. |
Australia chi 153 triệu USD trùng tu nhà hát Opera Sydney Chính quyền bang New South Wales đã quyết định triển khai dự án đại tu bổ công trình nổi tiếng nhất Australia. |
Quảng bá du lịch Quảng Ninh tại Anh Du lịch Quảng Ninh vừa tham gia quảng bá, xúc tiến tại Lễ hội Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Khám phá Việt Nam ... |
Kinh tế miền Trung: “Mệt mỏi” chờ cất cánh Tại Diễn đàn Kinh tế miền Trung được tổ chức trung tuần tháng 8 vừa qua, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng miền Trung ... |