Thủ tướng CH Czech Petr Fiala. (Nguồn: Reuters) |
Hồi đầu tháng, Slovakia và Nga đã có cuộc tiếp xúc cấp ngoại trưởng bên lề một diễn đàn ngoại giao ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là cuộc tiếp xúc cấp cao hiếm hoi giữa một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) với Nga, kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát cách đây 2 năm.
Tin liên quan |
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh |
Cuộc tiếp xúc diễn ra trong bối cảnh xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba với nhiều diễn biến bất lợi cho Kiev, trong khi ở châu Âu, Slovakia và Hungary đang ngày càng mạnh mẽ phản đối việc cung cấp vũ khí cho Kiev, thậm chí hai nước đã đình chỉ việc viện trợ này.
Ngày 7/3, The Guardian dẫn lời Thủ tướng Czech Fiala cho hay, nước này và Slovakia chia sẻ lịch sử và văn hoá chung, đồng thời có nhiều mối quan hệ tự nhiên. Tuy nhiên, chính phủ Slovakia đang “đi chệch khỏi con đường EU”.
Nhà lãnh đạo coi cuộc tiếp xúc giữa Ngoại trưởng Slovakia Juraj Blanar và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov hôm 2/3 là "có vấn đề" cũng như đã "đi quá xa", do vậy, Prague "không tin rằng việc tổ chức các cuộc tham vấn liên chính phủ với Bratislava vào thời điểm này là phù hợp".
Mặc dù vậy, Thủ tướng Fiala khẳng định, nếu tái đắc cử, ông sẽ vẫn chọn Slovakia là điểm đến công du đầu tiên như thông lệ, song hiện nay, cần làm rõ những tuyên bố và hành động của các quan chức Slovakia.
Ông nói rõ: “Chúng tôi không thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế là hai nước có quan điểm khác nhau về vấn đề cơ bản liên quan an ninh của châu Âu, an ninh tương lai của kiến trúc châu Âu”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Czech Jan Lipavský nói rằng: “Tôi nghĩ bạn bè nên thành thật và nói với nhau ngay cả những điều khó khăn”, nhấn mạnh mối quan hệ gắn kết với Slovakia "không chỉ bởi lịch sử chung mà còn bởi mối quan hệ gia đình, giao lưu nhân dân và văn hóa phong phú.”
Về phần mình, Thủ tướng Slovakia Robert Fico chỉ trích quyết định của chính phủ Czech, tuyên bố từ chối bất kỳ ai đe dọa mối quan hệ “tuyệt vời” giữa người dân của Czech và người Slovakia vì lý do chính trị thuần túy.
Trước đó, ông Fico khẳng định, Slovakia sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại độc lập của mình và nhấn mạnh việc viện trợ vũ khí cho Ukraine không mang lại giải pháp cho cuộc xung đột.
Nhóm Visegrad (V4) gồm 4 quốc gia Trung Âu là CH Czech, Slovakia, Hungary và Ba Lan. Bốn nước này đang bị chia rẽ sâu sắc về cuộc xung đột ở Ukraine và cách giải quyết xung đột.
Trong khi Czech và Ba Lan thống nhất ủng hộ Ukraine, bao gồm cả việc cung cấp vũ khí, thì Hungary và Slovakia có quan điểm hoàn toàn ngược lại.
| Tin thế giới 6/3: Nga công bố nguyên nhân ông Navalny tử vong; Ukraine chấp nhận chịu 'thiệt'; Ông Trump chắc suất đại diện đảng Cộng hòa Vụ thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny tử vong, Bầu cử Mỹ Siêu thứ Ba, Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 ... |
| Nga dội tên lửa vào cơ sở UAV ở Odesa, Ukraine tuyên bố sẽ tiếp tục phản công vào cuối năm Quân đội Nga ngày 6/3 tuyên bố đã bắn tên lửa vào thành phố cảng Odesa của Ukraine, trong thời điểm Tổng thống Zelensky và ... |
| Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, khí đốt Nga còn lâu mới bị loại bỏ hoàn toàn, châu Âu đau đầu với ‘bàn cờ’ an ninh năng lượng Sự chuyển hướng sang LNG đã giảm đáng kể sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga. Tuy nhiên, những diễn biến gần ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/3): EU hết hứng thú với khí đốt Nga, người Ukraine thích tiền số nhất châu Âu, Đông Nam Á là tương lai của Australia Giá nhà toàn cầu dự kiến tăng nhẹ, EU không còn “hứng thú” với khí đốt Nga, tỷ lệ sử dụng tiền điện tử ở ... |
| Tình báo Lithuania: Với những lợi thế này, chiến dịch của Nga ở Ukraine có thể dài thêm ít nhất 2 năm nữa Các yếu tố như giá dầu tăng cao, lách trừng phạt và đầu tư nhà nước đang mang đến cho Nga các nguồn lực đủ ... |