Số vũ khí hạt nhân của Nga 'khủng' cỡ nào mà có thể tự tin về sức răn đe vượt trội?

Mai Linh
Nga đang nắm trong tay các loại vũ khí hạt nhân gì và chúng có sức hủy diệt lớn đến đâu mà nước này có thể tự tin về khả năng răn đe của mình?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Điểm danh số vũ khí hạt nhân 'khủng' mà Nga đang sở hữu
Theo 19FortyFive, vũ khí hạt nhân vẫn là trung tâm trong chiến lược quân sự của Nga. (Nguồn: Creative Commons)

Nga sở hữu rất nhiều vũ khí hạt nhân. Mặc dù các biện pháp trừng phạt kinh tế đã làm vô hiệu hóa một phần nỗ lực hiện đại hóa quân đội nước này nhưng Moscow vẫn duy trì trang bị nhiều loại vũ khí, trong đó có quy mô vũ khí hạt nhân khổng lồ.

Với các loại vũ khí hạt nhân như RS-28 Sarmat và thiết bị lặn không người lái có tên gọi hệ thống đa năng đại dương Status-6, hiện tại Nga có thể gây ra sự tàn phá lớn hơn rất nhiều đối với bất cứ mục tiêu nào mà nước này nhắm vào so với thời điểm Chiến tranh Lạnh.

Học thuyết về “đảm bảo hủy diệt lẫn nhau" dường như đã trở thành phương tiện hữu hiệu duy nhất để ngăn chặn chiến tranh quy mô lớn giữa các siêu cường.

Hiện nay, cả Nga và Mỹ đều duy trì các kho dự trữ hạt nhân ít hơn đáng kể so với thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, trong khi Mỹ để một phần trong kho vũ khí hạt nhân của mình trở nên lỗi thời, thì Nga vẫn tiếp tục dựa vào vũ khí hạt nhân như một phương tiện để đạt được mục tiêu địa chính trị.

RS-28 Sarmat

Mỹ hiện có khoảng 5.800 vũ khí hạt nhân, với 3.800 vũ khí được coi là đang hoạt động. Trong kho dự trữ đó có ít nhất 400 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) LGM-30 Minuteman III.

Minuteman III được đưa vào sử dụng từ năm 1970, có phạm vi hoạt động hơn 6.000 dặm (khoảng 9.600 km) và độ chính xác trong phạm vi 800 feet (khoảng 0,24 km).

Những tên lửa này có thể mang từ một đến ba đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ tối đa là 475 kiloton, hiệu suất gây nổ tối đa là 1,425 megaton. Điều đó có nghĩa là mỗi ICBM của Mỹ có thể mang lại khả năng hủy diệt gấp khoảng 95 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.

Tuy nhiên, những tên lửa này vẫn hoàn toàn bị “lép vế” trước ICBM tiên tiến (và mạnh nhất) của Nga là RS-28 Sarmat sắp được đưa vào trang bị trong năm nay.

RS-28, còn được gọi là "Satan II", đã được phát triển từ năm 2014 và được truyền thông Nga mô tả là "có khả năng quét sạch một phần của Trái đất có kích thước bằng Texas hoặc Pháp".

Tên lửa này có tầm bắn 6.385 dặm (khoảng 10.216 km) và mang theo đầu đạn đa đầu hướng tiếp cận độc lập (MIRV) có sức công phá tổng hợp là 50 megaton . Nói cách khác, RS-28 Sarmat mang năng suất hủy diệt lớn hơn 35 lần so với Minuteman III.

Quả bom hạt nhân mạnh nhất của Mỹ đang được sử dụng là B83 cũng chỉ có đương lượng 1,2 megaton. Thậm chí, vũ khí hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ, B53 với 9 megaton, có đương lượng chưa bằng 1/5 so với quả Sarmat hùng mạnh của Nga.

Nhưng nếu sức tuyên truyền về một tên lửa được mệnh danh là "Satan II" với khả năng có thể để xóa sổ Texas ra khỏi bản đồ không đủ lớn, thì Nga cũng tự hào có một loại vũ khí hạt nhân gây hủy diệt khác, một tên lửa được cho là phù hợp hoặc thậm chí gấp đôi năng suất hạt nhân của Sarmat, đồng thời củng cố khả năng hủy diệt của nó bằng cách tạo ra một thảm họa tự nhiên và nhân tạo. Đó là hệ thống đa năng đại dương Status-6.

Điểm danh số vũ khí hạt nhân 'khủng' mà Nga đang sở hữu
Hệ thống đa năng đại dương Status-6. (Nguồn: Syrializm)

Hệ thống đa năng đại dương Status-6

Hệ thống đa năng đại dương Status-6 đã trở thành tâm điểm trong các phân tích của phương Tây những năm qua. Một phần vì sức mạnh của loại vũ khí này được đồn thổi suốt một thời gian dài.

Tuy Status-6 phần lớn được biết đến thông qua những đề cập mơ hồ trong các bản tin của Nga, nhưng sự tồn tại của nó đã được xác nhận trong vài năm qua với lần đầu là trong một hình ảnh rò rỉ từ một báo cáo tình báo của Lầu Năm Góc và sau đó là các thông báo chính thức từ Điện Kremlin.

Không giống như các tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm, Status-6, còn được gọi là "Poseidon" hoặc "Kanyon", thực sự là một thiết bị dưới nước không người lái.

Sau khi được triển khai bởi tàu ngầm Hải quân Nga, thiết bị không người lái này có thể tự động di chuyển tới mục tiêu, bao quát hơn 5.400 dặm (khoảng 8.640 km) ở độ sâu thấp tới 3.300 feet (khoảng 1 km). Sau khi tìm thấy mục tiêu, Status-6 chỉ cần đậu và chờ lệnh kích nổ.

Bên trên thiết bị lặn không người lái này là một đầu đạn cực lớn. Một số tuyên bố nói rằng nó mang năng suất hạt nhân tương đương với RS-28 và những người khác cho rằng con số là gấp đôi.

Theo một số quan chức Nga, Status-6 có thể được trang bị vũ khí 100 megaton, mạnh gấp hai lần so với vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được thử nghiệm.

Một tiếng nổ có cường độ lớn đó sẽ không chỉ phá hủy và chiếu xạ một khu vực rộng lớn. Ảnh hưởng lớn của nó ở dưới nước sẽ dẫn đến một cơn sóng thần phóng xạ vào sâu trong đất liền hơn là vào chính tâm vụ nổ.

Rõ ràng, Status-6 được thiết kế để sử dụng như một vũ khí dành cho ngày tận thế. Đó là loại vũ khí mà người chế tạo ra không phải để chiến thắng các cuộc chiến tranh mà để chấm dứt chúng.

Giá trị chiến lược của vũ khí hạt nhân

Một số người cho rằng nên duy trì tư duy của Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn chiến tranh. Cũng giống như trong Chiến tranh Lạnh, cả Nga và Mỹ đều nhận thức được rằng việc phóng một vũ khí hạt nhân duy nhất là tất cả những gì cần thiết để bắt đầu một loạt cuộc tấn công trả đũa.

Chiến tranh hạt nhân sẽ dẫn đến một ngày tận thế bằng hạt nhân đối với hầu hết các công dân của mỗi quốc gia.

Khi kết quả là ngày tận thế, thì vụ nổ đầu tiên là của ai, sức mạnh lớn đến đâu đi chăng nữa thực sự không quan trọng.

Vậy một vũ khí mang 50-100 megaton trong kho vũ khí của Nga có giá trị gì? Mặc dù chúng không thực sự mang lại nhiều giá trị chiến lược trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, tuy nhiên, chúng lại đóng một vai trò quan trọng như là một lực lượng đáng gờm trong việc giúp nước này duy trì danh tiếng toàn cầu.

Danh tiếng đó là điều cần thiết, không chỉ đối với cách tiếp cận quyết liệt của Moscow về chính sách đối ngoại, mà còn để duy trì vị thế là nhà cung cấp vũ khí được nhiều quốc gia lựa chọn.

Thông qua hàng tá đơn hàng mua bán vũ khí hay hàng chục máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, hoặc tuyên bố thường xuyên của Nga về lính robot hay thiết bị tàng hình, nước này gửi đi thông điệp rằng Moscow là nhà thiết kế và sản xuất vũ khí tiên tiến.

Nói một cách đơn giản, kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga không thực sự thể hiện khả năng chiến lược, mà nhằm biểu hiện về nhận thức, khẳng định khả năng kinh tế và sức răn đe quân sự.

Việt Nam-Singapore: Thông điệp cùng nhau tiến lên phía trước

Việt Nam-Singapore: Thông điệp cùng nhau tiến lên phía trước

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Singapore Halimah Yacob, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu ...

Căng thẳng Nga-Ukraine: Ai đang cung cấp vũ khí cho Kiev?

Căng thẳng Nga-Ukraine: Ai đang cung cấp vũ khí cho Kiev?

Trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine không ngừng leo thang, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chuyển hàng nghìn tấn vũ ...

(theo 19fortyfive)

Đọc thêm

Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Trận đấu với U23 Malaysia vào lúc 20h00 hôm nay sẽ quyết định việc U23 Việt Nam có giành tấm vé đi tiếp vào vòng trong của Giải U23 châu ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi hôm nay 21/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Thống kê thương mại sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố vào ngày 17 cho thấy thâm hụt cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Nhật ...
Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Emoji là biểu tượng cảm xúc hoặc biểu tượng hình vẽ được sử dụng nhiều trong các cuộc trò chuyện để biểu đạt cảm xúc, ý tưởng của người sử ...
Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Gần 3.000 hiện vật có niên đại trước thế kỷ XV đang được trưng bày tại Bảo tàng MRAH (Bỉ) là bộ sưu tập cổ vật Việt Nam lớn nhất ...
Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Xe sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc được khách hàng quan tâm tại Triển lãm Phụ tùng Ô tô Quốc tế được tổ chức tại Astana, Kazakhstan.
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động