Sóc Trăng tưng bừng Lễ hội Óoc Om Bóc & đua ghe ngo của đồng bào Khmer

Phương Nghi
Baoquocte.vn. Hằng năm cứ vào ngày 14-15 tháng 10 âm lịch, đồng bào Khmer Nam Bộ lại nô nức mừng Lễ hội Óoc Om Bóc, còn gọi là lễ cúng Trăng (Pithi thvay pras – chanh) hay “Đút cốm dẹp”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Lễ hội Óoc Om Bóc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là lễ hội tưng bừng nhất và được chờ đợi nhiều nhất trong năm.

Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

Nghệ nhân ưu tú Dương Châu Ôl thực hiện nghi thức cúng Trăng mừng Lễ hội Óoc Om Bóc, tại Nhà trưng bày văn hóa Khmer Nam bộ tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh: Phương Nghi)
Nghệ nhân ưu tú Dương Châu Ôl thực hiện nghi thức cúng Trăng mừng Lễ hội Óoc Om Bóc, tại Nhà trưng bày văn hóa Khmer Nam Bộ tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh: Phương Nghi)

Lễ hội Óoc Om Bóc của đồng bào Khmer năm nay diễn ra trong 2 ngày (7-8/11) là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer. Lễ cúng Trăng là nghi lễ chính trong Lễ hội Óoc Om Bóc được tổ chức đúng vào đêm Rằm tháng Mười âm lịch tại khuôn viên chùa, trong từng nhà dân hay tập trung tổ chức ở một nơi rộng rãi.

Nhà nghiên cứu văn hóa Khmer, Nghệ nhân ưu tú Dương Châu Ôl cho biết: Để chuẩn bị cho lễ cúng trăng, người Khmer thường làm một chiếc cổng bằng tre có trang trí hoa lá; trên cổng giăng một dây trầu gồm 12 lá trầu cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau gồm 7 trái chẻ vỏ ra như hai cánh con ong, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần.

“Ngày nay lễ cúng đơn giản hơn, chỉ cần một cái bàn và bày lên đó các lễ vật cúng. Ngoài cốm dẹp là thức cúng bắt buộc còn có trái dừa tươi, chuối, khoai lang, bánh kẹo và trái cây... chung quanh, người ta cắm đèn cầy và nhang. Buổi tối chuẩn bị xong, mọi người trải chiếu ngồi chắp tay quay mặt về phía Mặt trăng để chờ làm lễ”, ông Ôl nói.

Đúng lúc Mặt trăng lên cao tỏa ánh sáng vằng vặc thì đốt nhang đèn, rót trà. Ở chùa Acha làm chủ lễ (tại nhà là người lớn tuổi nhất), khấn vái nói lên lòng biết ơn của bà con đối với Mặt trăng, xin Mặt trăng tiếp nhận những lễ vật do bà con dâng cúng; ban cho mọi người sức khỏe dồi dào, cho mưa thuận gió hòa, cho năm tới trúng mùa, cho cuộc sống no đủ, hạnh phúc.

Phục dựng Lễ cúng trăng phục vụ đồng bào dân tộc Khmer trong dịp Lễ hội Oóc Om Bóc, chủ lễ “Đút cốm dẹp” cho các em nhỏ với lời chúc mau ăn chóng lớn và vỗ nhẹ vào lưng vài lần đồng thời hỏi nhỏ những điều các em mong muốn. (Ảnh: Phương Nghi)
Phục dựng lễ cúng Trăng phục vụ đồng bào dân tộc Khmer trong dịp Lễ hội Oóc Om Bóc, chủ lễ “Đút cốm dẹp” cho các em nhỏ với lời chúc mau ăn chóng lớn và vỗ nhẹ vào lưng vài lần đồng thời hỏi nhỏ những điều các em mong muốn. (Ảnh: Phương Nghi)

Sau khi cúng xong, chủ lễ tập trung trẻ em lại chắp tay nhìn về hướng Mặt trăng, lấy cốm dẹp và các đồ cúng khác, mỗi thứ một ít đút vào miệng bọn trẻ rồi hỏi chúng mong ước gì. Bọn trẻ sẽ nói ước nguyện của mình và ông khuyên dạy chúng phải chăm ngoan, học hành giỏi giang để giúp ích cho đời…

Xong lễ cúng Trăng, mọi người tay bắt mặt mừng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất, suốt đêm trai trẻ phum sóc vui chơi nhảy múa Lâmvông, Sadăm... kết thúc Lễ hội Óoc Om Bóc.

Tưng bừng ngày hội đua ghe ngo

Điểm nhấn của Lễ hội Óoc Om Bóc chính là Ngày hội đua ghe ngo Sóc Trăng của đồng bào Khmer. Trước ngày hội đua ghe ngo, các chùa phải chuẩn bị cách đó cả tháng để tuyển chọn các tay bơi là những chàng trai Khmer khỏe mạnh trong các phum sóc để tập dượt sức dẻo dai, bơi đều nhịp mái chèo. Dầm bơi gọi là chà – rqua, làm bằng gỗ nhẹ, dẻo, không thấm nước, bản rộng, mỏng và tròn dần về cán.

“Đua ghe ngo” trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch nổi tiếng của Sóc Trăng. (Ảnh: Phương Nghi)
“Đua ghe ngo” trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch nổi tiếng của Sóc Trăng. (Ảnh: Phương Nghi)

Hòa thượng Thạch Bonl, Trụ trì chùa Buôl Pres Phek (chùa Bốn Mặt), xã Phú Tân, huyện Châu Thành nói: “Đua ghe ngo không chỉ là một phong tục mà còn thể hiện ý chí đua tranh và khát vọng chiến thắng. Mỗi chiếc ghe ngo có những biểu tượng khác nhau thường là khala (con cọp), rồng, sư tử, cá pon-co… và được điêu khắc ở mũi ghe”.

Từ lâu, đua ghe ngo là môn thể thao hấp dẫn, sôi động và hào hứng. Đua ghe ngo thường hai chiếc (một cặp) thi đấu với nhau trên đoạn sông dài 1.200 mét đối với nam và 800 mét đối với nữ.

Vào ngày đua, trên khán đài chính không còn một chỗ trống; còn dọc 2 bên bờ sông Maspero cả một “rừng” người chen kín kéo dài khoảng 2km. Không khí tại ngày đua ghe hết sức sôi nổi, cả một đoạn sông chật kín người hai bên bờ, tiếng trống, cùng dàn nhạc ngũ âm, tiếng còi rộn rã từng hồi.

Từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp căng vồng cúi rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp thổi tu huýt, phiêng la đẩy chiếc ghe ngo vút mũi tranh nhau về đích trước tạo nên những màn đua kịch tính, hấp dẫn người xem. (Ảnh:
Từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp căng vồng cúi rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp thổi tu huýt, phiêng la đẩy chiếc ghe ngo vút mũi tranh nhau về đích trước tạo nên những màn đua kịch tính, hấp dẫn người xem. (Ảnh: Phương Nghi)

Khi hồi còi hiệu lệnh xuất phát, từng cặp ghe đua phóng nhanh về đích. Tiếng trống, tiếng loa vang vang hoà trong tiếng reo hò vỗ tay cỗ vũ náo động cả mặt sông, hàng chục vạn đôi mắt chăm chăm theo dõi từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp căng vồng cúi rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp thổi tu huýt, phiêng la đẩy chiếc ghe ngo vút mũi phóng nhanh tranh nhau về đích.

Theo anh Lâm Kiên thành viên đội ghe ngo chùa Pông Tức Chắc (xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị), “đua ghe ngo là một trong những sự kiện quan trọng mà đồng bào chúng tôi chờ đợi nhất trong năm. Nhìn những lượt ghe thi nhau về phía trước trong tiếng reo hò vang dội, bao muộn phiền, mệt nhọc bỗng tan biến hết. Tình cảm của các dân tộc anh em từ đó mà thêm gắn kết, bền chặt hơn”.

Hai bên bờ sông Maspero (TP. Sóc Trăng – Sóc Trăng) hàng vạn ngàn người đến xem đua ghe Ngo, hoà trong tiếng reo hò vỗ tay cỗ vũ náo động cả mặt sông. (Ảnh: Phương Nghi)
Hai bên bờ sông Maspero (TP. Sóc Trăng – Sóc Trăng) hàng vạn ngàn người đến xem đua ghe Ngo, hoà trong tiếng reo hò vỗ tay cỗ vũ náo động cả mặt sông. (Ảnh: Phương Nghi)

Đến Sóc Trăng, du khách được tham gia lễ cúng trăng, thưởng thức cốm dẹp và còn được xem đua ghe ngo truyền thống đậm dấu ấn và truyền thống văn hóa của đồng bào Khmer. Du khách như có cảm giác nghẹt thở khi xung quanh những chỗ trống đã lấp đầy, đến đây mới biết tâm trạng háo hức của bà con lan tỏa khắp cả vùng.

“Đua ghe ngo” trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch nổi tiếng của Sóc Trăng. Về các phum sóc Sóc Trăng hôm nay, dễ dàng cảm nhận được sự đổi thay và phát triển của người Khmer qua từng câu hát Dù kê, điệu múa dân gian truyền thống, qua nét mặt hồ hởi, ánh mắt tràn đầy niềm tin, cuộc sống ấm no hơn.

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón lễ Sen Dolta

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón lễ Sen Dolta

Những ngày này, khi đến các phum sóc Sóc Trăng dễ dàng cảm nhận được không khí rộn ràng của đồng bào Khmer chuẩn bị ...

Cầu Ngang - Miệt biển đang đổi thay

Cầu Ngang - Miệt biển đang đổi thay

Với nỗ lực và quyết tâm cao, công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) gặt hái nhiều thành ...

Bạc Liêu: Đồng bào Khmer chung tay xây dựng phum sóc

Bạc Liêu: Đồng bào Khmer chung tay xây dựng phum sóc

Bạc Liêu là tỉnh có đông đồng bào Khmer sống cộng cư, những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và ...

Sức sống mới ở vùng biên giới Giang Thành

Sức sống mới ở vùng biên giới Giang Thành

Diện mạo vùng biên giới Giang Thành (Kiên Giang) đã đổi thay, nhất là sự chuyển biến trong ý thức và ý chí tự lực ...

Diện mạo mới của đồng bào Khmer huyện Tịnh Biên, An Giang

Diện mạo mới của đồng bào Khmer huyện Tịnh Biên, An Giang

Nhờ thực hiện các chính sách đặc thù của Nhà nước dành cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống bà ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động