Suy thoái kinh tế Mỹ và 5 tác động

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến các quốc gia khác và sẽ còn tác động mạnh hơn nữa. Từ nền thương mại ì ạch cho đến sự đổ vỡ tín dụng, từ sự bất ổn của thị trường địa ốc cho tới thị trường chứng khoán... Tác giả Nouriel Roubin, Chủ tịch RGE Monitor và là Giáo sư Kinh tế tại Đại học New York đưa ra 5 tác động chính từ sự suy thoái này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nền kinh tế Mỹ là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế toàn cầu – chiếm khoảng 25% GDP thế giới và chiếm phần lớn hơn trong các giao dịch tài chính toàn cầu. Đó là lý do thực sự để lo lắng rằng con “virus” tài chính Mỹ có thể đánh dấu bước khởi đầu của một “bệnh dịch” kinh tế toàn cầu.

Thương mại suy giảm: Cách rõ ràng nhất để thấy sự “lây lan” này là thông qua thương mại. Nếu sản lượng hàng hóa và tiêu dùng ở Mỹ giảm sẽ dẫn đến sụt giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng và các hàng hóa khác. Sự nhập khẩu của Mỹ chính là sự xuất khẩu của các nước khác. Kịch bản đó cho thấy tăng trưởng kinh tế của Mỹ giảm thì tăng trưởng kinh tế của nhiều nước khác cũng giảm. Các nền kinh tế quan trọng như Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang Mỹ.

Đồng đôla yếu sẽ làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn: Ngay từ đầu, suy thoái kinh tế ở Mỹ và Fed cắt giảm lãi suất khiến đồng đôla trở nên yếu so với một số đồng tiền đang thả nổi khác như đồng yên, euro, won. Một đồng đô la yếu hơn có thể khuyến khích hoạt động xuất khẩu của Mỹ vì các nước này có khả năng mua nhiều hơn. Nhưng rõ ràng đây không phải là tin tốt lành cho các nước như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc vốn phụ thuộc lớn vào hoạt động xuất khẩu sang Mỹ. Đó là lý do sự củng cố các đồng tiền của họ làm hàng hóa của các nước này ở Mỹ tăng, khiến hoạt động xuất khẩu giảm bớt tính cạnh tranh.

Bong bóng địa ốc sẽ nổ tung: Mỹ không phải là quốc gia duy nhất trải qua hiện tượng bong bóng trong những năm gần đây. Mỹ cũng không phải là quốc gia duy nhất mà bong bóng địa ốc bị vỡ: Anh, Ireland và Tây Ban Nha chỉ đứng sau Mỹ về giá trị nhà và biệt thự bị giảm giá. Những quốc gia nhỏ hơn nhưng cũng vẫn chịu bong bóng bất động sản bao gồm Pháp, Hi Lạp, Hungary, Italy, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Baltic. Ở Châu Á, Australia, Trung Quốc, New Zealand và Singapore cũng trải qua tình trạng này ở mức độ nhẹ hơn. Điều không thể tránh khỏi là các bong bóng đó sẽ nổ, khi thắt chặt tín dụng và lãi suất cao, dẫn đến suy giảm kinh tế nội địa với một số nước và một số nước khác rơi vào suy thoái toàn bộ.

Giá tiêu dùng sẽ giảm: Chỉ cần nhìn giá dầu tăng cao quá mức cũng thấy nhu cầu về hàng hóa của thế giới tăng mạnh. Nhưng tình trạng giá cao sẽ không kéo dài. Bởi sự suy giảm của hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc gây ra sự sụt giảm mạnh nhu cầu về các mặt hàng như dầu, năng lượng, thực phẩm và khoáng sản. Giá những mặt hàng này giảm sẽ làm tổn thương hoạt động xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của các nhà xuất khẩu hàng hóa ở Châu Á, Mỹ Latinh và Châu Phi. Ví dụ trường hợp Chile, nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, vật liệu được sử dụng rộng rãi để sản xuất các con chip máy tính và dây điện. Khi nhu cầu của Mỹ và Trung Quốc giảm, xuất khẩu đồng của Chile sẽ giảm và giá đồng cũng sẽ giảm.

Độ tin cậy tài chính dao động: Khủng hoảng cho vay dạng subprime mortgage (một dạng cho vay thế chấp được thực hiện đối với người vay có xếp hạng tín dụng thấp) ngày càng lan rộng, xuất hiện ở Australia và Châu Âu, thậm chí ở các làng nhỏ ở Na Uy. Tình trạng vỡ nợ cũng lan ra các thị trường tài chính khác.

Niềm tin của các khách hàng ở ngoài nước Mỹ, đặc biệt là ở Châu Âu và Nhật Bản chưa bao giờ lớn mạnh và ngày càng mất niềm tin hơn. Những tin tức tồi tệ về nền kinh tế Mỹ đang tác động trực tiếp đến tâm lý người tiêu dùng toàn thế giới. Và khi hoạt động của họ ở Mỹ suy giảm, các công ty đa quốc gia có thể quyết định cắt giảm đầu tư vào các nhà máy không chỉ ở Mỹ mà ở khắp nơi. Các công ty Châu Âu sẽ bị tác động mạnh bởi họ phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng nhiều hơn so với các công ty của Mỹ. Sự thắt chặt tín dụng toàn cầu sẽ giới hạn khả năng sản xuất, cho thuê và đầu tư của họ.

Cách tốt nhất để thấy phản ứng tài chính dây chuyền này lan rộng như thế nào, hãy xem xét thị trường chứng khoán toàn cầu. Các nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro hơn khi các nền kinh tế có những dấu hiệu suy giảm. Chỉ số Dow Jones giảm và các nhà đầu tư bán rẻ cổ phiếu. Tương tự là sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán ở Tokyo, Frankfurt, London và Paris. Tính không ổn định của thị trường đã lên đến cực điểm, khiến các nhà đầu tư bán cổ phiếu ra ồ ạt.

Tiền bạc không thể cứu nguy

Những người lạc quan tin rằng các ngân hàng trung ương có thể cứu thế giới khỏi những ảnh hưởng tiêu cực này. Họ lấy dẫn chứng từ cuộc phục hồi của thế giới từ cơn suy thoái năm 2001 để hi vọng.

Thời đó, Fed đã giảm lãi suất từ 6,5% xuống 1%, Ngân hàng Trung ương Châu Âu cắt giảm lãi suất từ 4% xuống 2% và Ngân hàng Nhật Bản giảm lãi suất xuống bằng 0. Nhưng ngày nay, khả năng sử dụng công cụ tiền tệ để kích thích nền kinh tế của họ và giảm tác động của sự suy thoái toàn cầu giới hạn hơn nhiều. Các ngân hàng trung ương đang bối rối trong tình hình lạm phát tăng cao. Một đồng đôla yếu hơn sẽ là trò chơi có tổng bằng 0 trong nền kinh tế toàn cầu; Nó có thể đưa lại lợi ích cho Mỹ nhưng lại làm hạn chế tính cạnh tranh và kìm hãm sự tăng trưởng các đối tác thương mại của Mỹ.

Phải mất nhiều năm mới giải quyết được những vấn đề gây ra khủng hoảng như quản lý hoạt động cho vay cầm cố yếu kém, sự thiếu minh bạch đối với các sản phẩm tài chính phức tạp, đánh giá tín dụng sai lầm, quản lý rủi ro kém... của các tổ chức tài chính.

Trong thế giới phẳng ngày nay, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia kích thích tăng trưởng kinh tế. Thật không may, sự kết nối kinh tế và thương mại cũng có nghĩa là sự suy thoái kinh tế ở quốc gia này có thể kéo theo ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Không phải nước nào cũng bị suy thoái theo Mỹ nhưng cũng không nước nào có thể miễn trừ.

Mai Thảo (Theo Foreign Policy)

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm trụ sở OIF và gặp Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm trụ sở OIF và gặp Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo

Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong đào tạo tiếng Pháp cho lực lượng gìn giữ hòa bình và cán bộ ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Ngày 3/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ và gặp mặt cộng đồng, sinh viên, hội hữu nghị và bạn bè ...
XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 4/5/2024. KQXSHG thứ 7. Ket qua xo so Hau Giang. xổ số Hậu Giang ngày ...
XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 4/5/2024. SXMT 4/5. KQXSMT 4/5. xổ số hôm nay 4/5. xổ số miền Trung thứ 7. XSMT ...
XSMN 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 4/5/2024. xổ số hôm nay 4/5

XSMN 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 4/5/2024. xổ số hôm nay 4/5

XSMN 4/5 - XSMN thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 4/5/2024. SXMN 4/5. KQXSMN. xổ số hôm nay 4/5. kết quả xổ số ngày ...
XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5 - KQXSMB thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 4/5/2024. SXMB 4/5. KQSXMB. Xổ số hôm nay 4/5. dự đoán xổ số miền ...
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động