Syria: Diễn biến bất ngờ, nút thắt khó gỡ

Có hai sự kiện đã làm thay đổi nhiều toan tính của Nga và Mỹ ở Syria, đồng thời phơi bày những bất đồng khó gạt bỏ giữa hai cường quốc này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
syria dien bien bat ngo nut that kho go LHQ mời Chính phủ Syria tham gia vòng hòa đàm mới vào tháng 8
syria dien bien bat ngo nut that kho go Nhiều thủ lĩnh IS ở Iraq bỏ chạy đến Syria

Nước cờ chiếu tướng Mỹ

Trong suốt hơn một tháng qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thực hiện hoạt động ngoại giao con thoi nhằm thuyết phục chính quyền Tổng thống Vladimir Putin chấp nhận một thỏa thuận “ngọt ngào” trên chiến trường Syria. Theo đó, Mỹ chấp nhận đề nghị lâu nay của Nga về việc hợp tác phát động chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng khủng bố ở Syria. Đổi lại, Nga và quân đội Syria phải ngừng ném bom những khu vực nằm trong quyền kiểm soát của phe nổi dậy Syria được Mỹ hậu thuẫn, đặc biệt là ở Aleppo.

Sự kiện Ngoại trưởng Mỹ đến Nga đem theo đề xuất hợp tác quân sự nói trên là động thái hoàn toàn bất ngờ, bởi trước đó chính quyền Tổng thống Barack Obama phớt lờ mọi đề xuất “phối hợp tác chiến” của Moscow. Giới phân tích tin rằng, Washington “quay ngoắt” thái độ như vậy là vì nước này cũng đang bế tắc trong con đường tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria, đồng thời nhận thấy vị thế quan trọng của Nga đối với tiến trình giải quyết khủng hoảng Syria và cuộc chiến chống khủng bố.

syria dien bien bat ngo nut that kho go
Các tay súng phiến quân nổi dậy tại Aleppo được Mỹ hậu thuẫn. (Nguồn: Financial Times).

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến một lý do quan trọng nữa thúc đẩy Mỹ tìm đến Nga – đó là nhân tố Thổ Nhĩ Kỳ. Sau cuộc đảo chính bất thành hôm 15/7, Ankara đang quay lưng với Mỹ và muốn khôi phục  quan hệ với Moscow. Nếu Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí được với nhau về việc đóng cửa biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ thì rõ ràng, phe nổi dậy Syria được Mỹ hậu thuẫn sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề vì mất nguồn tiếp viện quân và vũ khí lớn từ bên ngoài.

Viễn cảnh hợp tác Nga-Mỹ trên chiến trường Syria đem lại hy vọng về khả năng sẽ có một giải pháp giúp chấm dứt cuộc chiến đẫm máu kéo dài sang năm thứ sáu ở quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, hy vọng này đang có nguy cơ bị dập tắt bởi sự kiện Nga và chính quyền Syria thông báo mở một loạt hành lang an toàn để giải thoát cho khoảng 250.000 người dân đang bị mắc kẹt ở Aleppo – thành trì lớn và quan trọng hàng đầu của phe nổi dậy Syria.

Thông báo trên của Moscow và Damascus đã khiến Washington “giật mình” lo ngại. Sự hoài nghi sâu sắc vốn tồn tại bao lâu nay giữa Nga - Mỹ vừa được nỗ lực “ép xuống” lại được dịp nổi lên. Mỹ tin rằng, cái gọi là hành lang nhân đạo của Nga và Syria thực chất chỉ là vỏ bọc cho kế hoạch giành chiến thắng toàn diện của Moscow và Damascus trên chiến trường Syria.

Theo giới chức Mỹ, kế hoạch mở hành lang nhân đạo của Nga và Syria là để đưa dân thường ra Aleppo nhằm mở đường cho chiến dịch tiêu diệt và quét sạch phe nổi dậy ra khỏi thành phố quan trọng này. Đây là điều không thể chấp nhận đối với Mỹ. Một số nhà phân tích của Mỹ cho rằng, Tổng thống Putin một lần nữa lại thể hiện sự khôn ngoan khi tung nước cờ “chiếu tướng” Mỹ trên chiến trường Syria.

Chiêu thoát xác lợi hại

Ngoài chuyện mở hành lang an toàn, một bước ngoặt nữa đem đến sự thay đổi lớn đối với tình hình Syria nói chung cũng như toan tính riêng của Nga và Mỹ là việc Mặt trận Al-Nusra tuyên bố cắt đứt quan hệ với Al-Qaeda, đồng thời lập ra một lực lượng mới có tên gọi Jabhat Fateh Al-Sham.

Đây có thể xem là một chiêu “thoát xác” lợi hại của nhóm khủng bố. Trước nguy cơ phải đối diện với những cuộc tấn công phối hợp của cả Nga và Mỹ, Mặt trận Al-Nusra đã “trút bỏ” chiếc áo khoác khủng bố bên ngoài để biến mình thành một lực lượng mà họ gọi là “phe đối lập ôn hòa”.

Dưới cái tên Jabhat Fateh Al-Sham, nhóm từng là chân rết của Al-Qaeda này sẽ mất đi nguồn viện trợ của tổ chức mẹ nhưng đổi lại, chúng có thể sẽ tiếp nhận được nguồn tài trợ từ các lực lượng khác, thậm chí là Mỹ. Ngoài ra, có thể nhiều chiến binh sẽ đầu quân cho tổ chức Jabhat Fateh Al-Sham trong bối cảnh nhóm này đã tự xưng là nhóm đối lập ôn hòa và có một lực lượng mạnh.

Nga và Mỹ đã bị rơi vào thế bị động trước màn thoát xác của Mặt trận Al-Nusra. Hai nước định bắt tay nhau để tiêu diệt các nhóm khủng bố ở Syria, trong đó có Mặt trận Al-Nusra. Vậy mà giờ đây, Al-Nusra biến mất và thay vào đó là một tổ chức hoàn toàn mới dưới danh nghĩa phe đối lập ôn hòa, khiến Nga - Mỹ dường như mất mục tiêu tấn công. Trước đây, Nga và Mỹ đã khó khăn trong việc xác định đâu là mục tiêu khủng bố và đâu là mục tiêu đối lập ôn hòa thì bây giờ, nhiệm vụ này càng trở nên khó khăn hơn.

Mặt khác, có ý kiến nghi ngờ rằng, chính Mỹ đứng đằng sau “phù phép” để biến Mặt trận Al-Nusra thành một lực lượng đối lập ôn hòa, từ đó tăng sức mạnh đáng kể cho phe đối lập ở Syria, bởi Mặt trận Al-Nusra lâu nay vốn đã là một đội quân mạnh hàng đầu trên chiến trường Trung Đông.

syria dien bien bat ngo nut that kho go Nga và Syria triển khai chiến dịch nhân đạo lớn tại Aleppo

Ngày 28/7, Chính phủ Nga cùng Chính phủ Syria bắt đầu tiến hành một chiến dịch nhân đạo quy mô lớn, sơ tán người dân ...

syria dien bien bat ngo nut that kho go Syria: Đánh bom kép khiến hơn 60 người thương vong

Hôm nay (27/7), ít nhất 31 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ đánh bom kép ở thành phố Qamishli, ...

syria dien bien bat ngo nut that kho go Ngoại trưởng Mỹ - Nga gặp nhau bên lề các hội nghị ASEAN

Nỗ lực ngoại giao này diễn ra giữa lúc thời hạn ngày 1/8 cho cuộc chuyển tiếp chính trị tại Syria đang tới gần.

Hải Yến

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động