Tác động tiêu cực của khủng hoảng di cư đối với châu Phi

QT.
Kyle Hiebert, cựu Phó Tổng biên tập của Africa Conflict Monitor có bài phân tích những tác động tiêu cực đối với Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) và kinh tế châu Phi do tình trạng di cư của người dân lục địa này tới châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tác động tiêu cực của khủng hoảng di cư đối với AfCFTA
Sự bùng nổ dân số đang diễn ra tại châu Phi và cách xử lý di cư và di tản có thể thúc đẩy hoặc làm “trật bánh” tiến trình triển khai Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA). (Nguồn: Au.int)

Theo cựu Phó Tổng biên tập Africa Conflict Monitor, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây đã cảnh báo rằng nếu sự phát triển của châu Phi chững lại thì châu Âu “sẽ phải trả giá đắt về mặt di cư”.

Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy chỉ một phần nhỏ những người di cư, tị nạn và những người xin tị nạn từ các nước đang phát triển thực sự đến được “pháo đài” châu Âu ngày nay hoặc vào Bắc Mỹ. Số lượng những người đến từ các nước đang phát triển ít hơn nhiều so với công dân Australia, Nhật Bản, Singapore, New Zealand và các quốc gia khác, thay vào đó, họ di cư, tản cư trong nước hoặc khu vực xung quanh. Thực tế này có ý nghĩa quan trọng đối với châu Phi.

Kết hợp với sự bùng nổ dân số đang diễn ra trên lục địa, cách xử lý di cư và di tản có thể thúc đẩy hoặc làm “trật bánh” tiến trình triển khai Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA). Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng trong bối cảnh kinh tế châu lục bị ảnh hưởng bởi đại dịch và nguy cơ nổi lên của biến đổi khí hậu.

Hơn 16 triệu người ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara châu Phi (SSA) đã di cư khỏi quốc gia bản quán. Mặc dù là khu vực nghèo nhất trên thế giới, đây cũng là nơi tiếp nhận hơn 1/4 dân số tị nạn trên thế giới. Riêng Uganda đón 1,4 triệu người tị nạn và Sudan hơn 1 triệu người.

Trong khi đó, báo cáo mới công bố của Trung tâm Giám sát sự dịch chuyển nội bộ lưu ý rằng, trong năm 2020, gần 7 triệu người thuộc khu vực SSA đã phải di tản do xung đột và bạo lực, đồng thời 4 triệu người khác di tản do thiên tai. Tổng số người di cư vì xung đột đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm, lên gần 22 triệu người, nhiều người trong số họ có thể không trở về nhà trong nhiều năm.

Sự mất cân bằng về khí hậu và các cú sốc kinh tế theo sau sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng di cư trên khắp châu Phi. Nhiều người băng qua các biên giới để tìm kiếm cơ hội kinh tế và sự an toàn trước thời tiết khắc nghiệt, trong khi những người khác chạy trốn các cuộc xung đột vũ trang mới vì nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, cả xung đột giữa các quốc gia và trong nội bộ một nước. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng, với tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, châu Phi có thể có khoảng 86 triệu người tị nạn khí hậu vào năm 2050.

Nếu không có các chính sách di cư phù hợp, bất ổn xã hội, căng thẳng chính trị và bạo lực giữa các cộng đồng sẽ leo thang. Hoạt động kinh doanh, đầu tư, các sáng kiến phát triển và quan hệ đối ngoại sẽ bị cản trở rất nhiều trong quá trình này, làm xói mòn lòng tin và sự đoàn kết cần thiết để hiện thực hóa tiềm năng thực sự của AfCFTA. Thỏa thuận này vốn có mục tiêu là tăng cường hội nhập kinh tế bằng cách tăng cường quyền tự do đi lại của mọi người.

Tình trạng bài ngoại tại Nam Phi diễn ra vài năm một lần, khi các địa phương không thành công trong thực thi chính sách. Gần đây nhất, các cuộc tấn công nhằm vào công dân nước ngoài và cướp bóc, phá hủy các cửa hàng thuộc sở hữu nước ngoài vào tháng 9/2019 đã khiến du khách quốc tế hủy hàng loạt chuyến du lịch đã đặt trước tới Nam Phi. Đại sứ quán Nam Phi tại Nigeria và các chi nhánh ở Nigeria của công ty viễn thông Nam Phi MTN phải đóng cửa tạm thời để đề phòng tình trạng bạo lực trả đũa.

Những người cố gắng thoát khỏi nghèo đói ở Đông và Tây Phi đã phải trả cho các tổ chức tội phạm khắp Sahel ít nhất 5.000 USD để được đưa về phía Bắc tới Libya, cửa ngõ chính của Địa Trung Hải, từ đó những người di cư tìm cách đến châu Âu. Thông qua các tuyến đường cổ xưa băng qua sa mạc Sahara không bị các chính quyền kiểm soát, những người di cư bị buôn bán cùng với ma túy, vũ khí và các loại hàng lậu khác.

Điều trớ trêu là sự trợ giúp từ bên ngoài thường khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Trong những năm gần đây, châu Âu đã cung cấp hàng trăm triệu USD và thiết bị giám sát cho quân đội Sudan và lực lượng bảo vệ bờ biển của Libya để ngăn chặn dòng người di cư. Các hoạt động do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ nhằm ngăn chặn dòng người di cư đi qua Niger - quốc gia nghèo nhất thế giới - đã phá hủy nền kinh tế địa phương ở Agadez, một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất của đất nước. Các chiến thuật vũ trang mạnh tay như vậy rốt cuộc khiến dòng người di cư tăng hơn, thay vì mục tiêu ngăn chặn vấn đề này.

Kyle Hiebert đưa ra khuyến nghị các phương pháp tiếp cận tốt hơn, ví dụ như Khung chính sách di cư năm 2018 của Liên minh châu Phi (AU), Chiến lược lục địa châu Phi do Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố tháng 10/2020, Hiệp ước toàn cầu về di cư năm 2016 của Liên hợp quốc. Cả ba văn kiện trên đều nhấn mạnh rằng hệ thống nhập cư được quản lý tốt và toàn diện hơn có thể là chất xúc tác cho sự phát triển quốc gia. Hợp tác liên chính phủ lớn hơn về các vấn đề di cư và di tản cũng là vấn đề cần thiết và đã được quy định trong AfCFTA.

Nếu được xử lý đúng cách, di cư có thể góp phần xây dựng khả năng phục hồi kinh tế và xã hội ở châu Phi bằng cách lấp đầy khoảng cách lao động, hàn gắn sự chia rẽ xã hội, giảm thiểu bất ổn chính trị, giảm lợi nhuận tội phạm và hạn chế số lượng các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên khắp lục địa.

Nhưng việc quản lý di cư sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), đại dịch Covid-19 đã đẩy thêm 30 triệu người châu Phi vào cảnh nghèo cùng cực, con số đó có thể tăng gấp đôi vào năm 2022 nếu việc triển khai vaccine của châu Phi tiếp tục bị tụt hậu so với phần còn lại của thế giới. Tính đến đầu tháng 6/2021, lượng vaccine được phân phối tại châu Phi chỉ chiếm hơn 1% trong số hơn 1,3 tỷ liều vaccine trên toàn cầu.

Sự phục hồi kinh tế chậm hơn ở châu Phi đồng nghĩa với việc người dân nghèo hơn và tuyệt vọng hơn, đồng thời giảm nguồn thu của các chính phủ vốn đang thiếu tiền để thực hiện các chính sách di cư dài hạn. Và những chính sách như vậy sẽ chỉ có hiệu lực nếu được thực thi cùng với các chiến lược khí hậu mạnh mẽ và chương trình cải thiện cơ chế giải quyết xung đột ở châu lục này.

TIN LIÊN QUAN
ASEAN+3: Sớm phê chuẩn và triển khai Hiệp định RCEP
Covid-19 ở châu Phi: Thiếu vaccine trầm trọng
Bí ẩn quốc gia khai thác vàng lớn nhất châu Phi
Xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên đi châu Âu theo hiệp định EVFTA
Nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng được các ưu đãi từ Hiệp định CPTPP
(theo Business Live)

Bài viết cùng chủ đề

Cửa sổ Trung Đông - châu Phi

Đọc thêm

Lịch cúp điện Long An  hôm nay ngày 24/12/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động