Tận thu đất hiếm từ phế thải điện tử

Trường Phan
Một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Deakin (Australia) đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Tecnalia (Tây Ban Nha) phát triển phương pháp sử dụng hóa chất thân thiện với môi trường để thu hồi kim loại đất hiếm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Công nghệ 'sạch' tận thu đất hiếm từ phế thải điện tử.
Đất hiếm là thành phần quan trọng để chế tạo các thiết bị công nghệ cao như xe điện. (Nguồn: The Conversation)

Cung không đủ cầu

Ngày nay, đất hiếm đóng vai trò thiết yếu trong các ngành kĩ thuật như lắp ráp điện thoại di động, máy tính và nhiều thiết bị điện tử thông dụng khác.

Đất hiếm là tên chung của một nhóm gồm 17 nguyên tố trong bảng tuần hoàn, cùng với các nguyên tố scandium và yttrium có từ tính và tính điện hóa đặc biệt, có thể ứng dụng làm chất xúc tác, luyện kim, hạt nhân, điện- điện từ và quang điện.

Thuật ngữ "đất hiếm" đề cập đến sự phân bố của chúng trên khắp vỏ Trái đất, nhưng mật độ và trữ lượng thấp, khan hiếm và cực kì khó khai thác. Kim loại đất hiếm được ghi nhận phát hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 18.

Các khoáng chất này là thành phần quan trọng của các thiết bị điện tử, đặc biệt là trong công nghệ xanh. Chúng có mặt trong các nam châm của turbine năng lượng gió và trong pin của xe điện. Ước tính, cần tới 600kg kim loại đất hiếm để vận hành một turbine gió.

Nhu cầu hàng năm đối với đất hiếm tăng không ngừng lên 125.000 tấn trong vòng 15 năm, và dự kiến sẽ đạt 315.000 tấn vào năm 2030, phần lớn được thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ xanh và thiết bị điện tử tiên tiến. Điều này đang tạo ra áp lực rất lớn đối với sản xuất toàn cầu.

Đất hiếm hiện đang được khai thác hoặc thu hồi thông qua tái chế chất thải điện tử truyền thống. Thế nhưng, các phương pháp này còn có những hạn chế như chi phí cao, ô nhiễm hủy hoại môi trường và rủi ro đối với sự an toàn của con người.

Ngoài ra, đất hiếm còn được khai thác thông qua các hoạt động khai thác mỏ nhưng hoạt động này được cho là rất tốn kém và gây ra những tác động môi trường to lớn. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc chiếm đến hơn 70% nguồn cung đất hiếm của thế giới cũng làm dấy lên lo ngại về khả năng quốc gia này sẽ hạn chế xuất khẩu mà tăng cường dự trữ trong thời gian dài, đặc biệt sau khi cuộc chiến thương mại với Mỹ nổ ra.

Phương pháp bền vững

Trước những thách thức này, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu tìm ra một phương pháp bền vững để thu hồi kim loại đất hiếm bằng phương pháp điện lắng đọng. Công nghệ này từ lâu đã được ứng dụng để thu hồi một số kim loại khác.

Được gọi là "lắng đọng kim loại bằng dòng điện", tức là sử dụng dòng điện cường độ thấp làm cho các kim loại kết tụ trên bề mặt vật chất, phương pháp hứa hẹn có thể giúp giảm bớt áp lực cho ngành khai thác đất hiếm và giảm sự phụ thuộc vào khai thác tự nhiên.

Nhóm nghiên cứu đã sáng chế một sản phẩm thân thiện với môi trường sử dụng hệ thống chất lỏng ion để thu hồi neodymium, một nguyên tố quan trọng trong nhóm đất hiếm do tính chất từ ​​tính vượt trội của nó và có nhu cầu sử dụng cực kỳ cao so với các kim loại đất hiếm khác. Neodymium được sử dụng trong động cơ điện trên ô tô, điện thoại di động, tuabin gió,ổ đĩa cứng và thiết bị âm thanh.

Chất lỏng ion rất ổn định, có thể thu hồi neodymium mà không tạo ra các sản phẩm phụ, và không gây ảnh hưởng đến độ tinh khiết của neodymium. Bằng cách sử dụng chất lỏng ion để lắng đọng, số lượng kim loại neodymium đã được thu hồi ở mức tối ưu nhất.

Theo thời gian, phương pháp lắng đọng bằng dòng điện hứa hẹn có thể góp phần giải quyết nhu cầu khai thác kim loại đất hiếm, giảm thiểu việc tạo ra chất thải độc hại. Đồng thời, hứa hẹn sẽ gia tăng giá trị kinh tế từ rác thải điện tử, hướng tới việc thiết lập một lộ trình xử lý sạch và bền vững cho kim loại đất hiếm trong tương lai.

TIN LIÊN QUAN
Greenland: Tranh cãi về đất hiếm và vị thế mới ở Bắc Cực
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Nắm 'quân át chủ bài', tại sao Bắc Kinh không 'chơi tất tay'?
Trung Quốc lại tung 'chiêu bài' đất hiếm để 'dằn mặt' Mỹ
Mỹ chuyển hướng sang Canada, Trung Quốc 'hết đường' lợi dụng đất hiếm?
Australia tuyên bố có thể đảm bảo nguồn cung đất hiếm cho đồng minh Mỹ và Anh
(theo The Conversation)

Đọc thêm

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh ...
Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Chiếc đồng hồ vàng được tìm thấy từ thi thể của người đàn ông giàu nhất thế giới từng có mặt trên con tàu bi kịch Titanic.
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động