TIN LIÊN QUAN | |
Bất chấp bất ổn từ Brexit, tỷ lệ thất nghiệp tại Anh thấp nhất trong 45 năm | |
Quốc hội Anh sẽ có phương hướng tránh Brexit không thỏa thuận |
Tân Thủ tướng Anh Boris Johnson là người ủng hộ Brexit. (Nguồn: AP) |
Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, ông Boris Johnson cam kết đưa nước Anh rời khỏi EU và bây giờ một lần nữa, ông tiếp tục khẳng định quyết tâm này, thực hiện theo đúng mốc thời gian 31/10. Như vậy, rất có thể Anh sẽ rời EU mà không đạt được bất kỳ một thỏa thuận nào.
Nhiều người cả ở trong và ngoài Quốc hội Anh coi việc chia tay "không thỏa thuận" như một viễn cảnh "cheo leo bên bờ vực" cần phải tránh bằng mọi giá. Bởi lẽ sự chia tay đột ngột đồng nghĩa với việc không có một giai đoạn chuyển tiếp - giai đoạn giúp các doanh nghiệp thích nghi với môi trường bên ngoài EU. Điều này cũng có nghĩa Anh sẽ phải tuân thủ các quy định của WTO và các mức thuế quan nhập khẩu tự động vốn sẽ gây ảnh hưởng tới thương mại và tiêu dùng.
Xong ở một góc độ khác, nhiều người ủng hộ Brexit mạnh mẽ đã chán ngấy với việc trì hoãn, và cho rằng Anh nên tuân theo hạn chót đã được gia hạn. Bản thân EU cũng nhiều lần khẳng định liên minh này không muốn đàm phán lại thỏa thuận đã đạt được với bà May hồi năm ngoái. Điều này càng làm tăng khả năng xảy ra một Brexit không thỏa thuận.
Brexit vẫn sẽ làm lãnh đạo Anh phải đau đầu. (Nguồn: The Diplomat) |
Tương lai bấp bênh
Một số chuyên gia dự đoán tân Thủ tướng Anh Boris Johnson khó có thể trụ lâu trên cương vị mới. Ông sẽ tiếp quản nhiệm vụ trong bối cảnh đa số mong manh của đảng Bảo thủ cầm quyền tại Hạ viện đang bị thu hẹp mỗi ngày. Sau khi nghị sĩ Charlie Elphicke bị đình chỉ không được đứng trong hàng ngũ của đảng Bảo thủ, chênh lệnh đa số của đảng Bảo thủ tại Hạ viện đã giảm xuống còn 2 người.
Việc ông Johnson trở thành Thủ tướng Anh khiến Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond cùng nhiều bộ trưởng khác tuyên bố sẽ từ chức. Trả lời hãng tin CNBC hồi tuần trước, ông Hammond nói rằng "nếu chính phủ mới cố lái nước Anh vượt qua tình thế cheo leo gọi là Brexit không thỏa thuận, tôi sẽ làm mọi điều có thể để ngăn chặn điều đó". Trong khi đó, quyết định từ bỏ vị trí Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề châu Âu và châu Mỹ của ông Alan Duncan ngày 22/7, đúng 2 ngày trước khi ông Johnson đảm nhiệm chức vụ mới đã tạo ra thách thức đối với tân Thủ tướng.
Còn Bộ trưởng Tư pháp David Gauke cho thấy quan điểm không đồng ý với chiến lược của ông Johnson, nhưng ông sẵn sàng cho ông Johnson một cơ hội. Trả lời đài BBC, ông Gauke nhấn mạnh: "Tôi cho rằng ông Johnson cần được cho một cơ hội để giải quyết vấn đề với Ủy ban châu Âu. Tôi sẽ không bỏ phiếu chống lại đảng của mình trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm".
Ông Hammond hồi tuần trước đã nói rằng ông có thể sẽ thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu như vậy nhằm ngăn chặn khả năng Brexit không thỏa thuận. Điều này có thể dẫn tới một cuộc bầu cử sớm - một triển vọng mà các chuyên gia chính trị cho rằng ngày càng khó có thể xảy ra.
Nước Anh "gần như không thể đầu tư"
Việc không thể biết trước tương lai của tiến trình Brexit sẽ diễn ra như thế nào đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế Anh khi nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động đầu tư cho tới khi biết nhiều hơn về mối quan hệ trong tương lai giữa Anh với EU - đối tác thương mại lớn nhất của nước này với tư cách là một khối.
Mức tăng trưởng GDP đạt 0,5% trong quý I/2019 được coi như là kết quả của việc tăng sản xuất và dự trữ hàng hóa trước thời hạn chót 29/3 như kế hoạch ban đầu của Brexit. Nhưng GDP trong quý II/2019 đã phản ánh tình trạng bất ổn và sự lưỡng lự trong quyết định đầu tư, phần lớn là do Brexit gây ra.
Thomas Pugh - nhà kinh tế Anh của Capital Economics - đã đưa ra dự đoán hồi đầu tháng 7 rằng "nền kinh tế Anh có thể sẽ bị "co lại" trong quý II. Một vài trong số đó là những lợi tức thu được từ hoạt động được đẩy lên thực hiện trong quý I thay vì quý II, trước thời hạn chót 29/3 như kế hoạch ban đầu của Brexit. Tuy nhiên, có một rủi ro ngày càng lớn là xu thế cơ bản này cũng đang chậm lại".
Đồng bảng Anh cũng đã giảm 4% so với đồng USD trong 3 tháng qua. Một số nhà đầu tư tỏ ra quan ngại về tương lai của nền kinh tế Anh, trong khi nhiều người khác có phần lạc quan hơn về sự phục hồi của nước Anh. Paul Gambles, người đồng sáng lập MBMG Group, nói với chương trình "Squawk Box Europe" của CNBC hôm 22/7: "Chúng tôi cho rằng Anh gần như không thể đầu tư cho tới khi chúng tôi biết rõ hơn về điều gì sẽ xảy ra tiếng theo".
Căng thẳng vùng Vịnh
Trong những ngày đầu nhận nhiệm sở, cuộc chiến trong nước của ông Johnson có thể sẽ phải nhường chỗ cho vấn đề đối đầu giữa Anh và Iran hiện nay. Iran đã đẩy căng thẳng lên cao khi bắt giữ một tàu chở dầu mang cờ Anh ngày 19/7 vừa qua tại eo biển Hormuz chiến lược.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Javad Zarif, đã cáo buộc Anh "đi theo chủ nghĩa khủng bố kinh tế của Mỹ". Ngoại trưởng Hunt đã gọi hành động của Iran là "cướp biển" và nói rằng Anh đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng bảo vệ các tàu thuyền qua lại ở vùng Vịnh do châu Âu đứng đầu.
Rõ ràng, với những gì đang diễn ra ở cả trong và ngoài nước, Tân Thủ tướng Boris Johnson đang và sẽ phải đối diện với một kịch bản không hề dễ chịu trong những ngày đầu trên cương vị mới.
Nhật Bản cảnh báo Anh về một Brexit không thỏa thuận Ngày 27/6, Nhật Bản đã công khai cảnh báo 2 ứng cử viên cạnh tranh vị trí của Thủ tướng Anh Theresa May rằng đầu ... |
Brexit: Chỉ còn 6 ứng cử viên chạy đua vào vị trí thủ tướng Anh Số ứng cử viên tham gia cuộc đua làm chủ nhân số nhà 10 phố Downing ở London, thay Thủ tướng Anh Theresa May, giảm ... |
Liên minh châu Âu: Trong khó ló cái cũ TGVN. Hiện tại có 4 thách thức lớn đối với sự tồn vong của Liên minh châu Âu (EU). Chương trình nghị sự chiến lược 2019-2024 ... |