Tầng ozone lại kêu cứu!

HOÀNG TRUNG HIẾU
Một nghiên cứu mới cho thấy, các vụ cháy rừng lớn ở Australia đang khoét sâu thêm lỗ thủng tầng ozone bên trên vùng Nam Cực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lỗ hổng tầng ozone, giống như một vết loét màu tím ở tầng khí quyển bên trên Nam bán cầu. (Nguồn: Vox.com)
Lỗ hổng tầng ozone, giống như một vết loét màu tím ở tầng khí quyển bên trên Nam bán cầu. (Nguồn: Vox.com)

Tầng ozone đóng vai trò như một lá chắn giúp Trái đất tránh các bức xạ tia cực tím (UV) từ Mặt trời, từ đó bảo vệ cho cuộc sống trên bề mặt hành tinh.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature hôm 8/3 cho thấy, các nhà nghiên cứu Mỹ đã xác định được một phản ứng hóa học có trong khói cháy rừng, chưa từng được biết đến trước đây có khả năng phá hủy nặng nề tấm lá chắn đó.

Lỗ thủng mở thêm 10%

Tại Australia, từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, nắng nóng gay gắt cùng với hạn hán đã gây ra những đám cháy được mệnh danh là “mùa Hè đen tối”, thiêu đốt những khu rừng bạch đàn rộng lớn. Khói và tro bụi bao trùm Sydney và nhiều thành phố khác trong nhiều tháng.

Theo các nhà nghiên cứu, khói từ các vụ cháy rừng khủng khiếp ở Australia đã gây ra những phản ứng hóa học làm mở rộng lỗ thủng tầng ozone thêm 10%. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng, tần suất cháy rừng ngày càng tăng có thể làm chậm quá trình phục hồi lớp bảo vệ khí quyển của Trái đất chống lại các tia UV chết người.

Nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng, hơn 1 triệu tấn khói từ các đám cháy được “bơm” vào bầu khí quyển đã làm lỗ thủng tầng ozone tồn tại lâu hơn.

Giáo sư Susan Solomon, Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, phản ứng hóa học do khói gây ra đã phá vỡ các cạnh rìa của lỗ thủng tầng ozone ở bên trên vùng Nam Cực, khiến lỗ thủng này mở rộng thêm hơn 2 triệu km2, tương đương 10% diện tích của nó so với trước đây.

Lỗ thủng tầng ozone vốn do các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, thải các hóa chất nhân tạo vào bầu khí quyển của Trái đất. Những hóa chất này được gọi là chlorofluorocarbons hay tên rút gọn là CFC.

Trong những thập kỷ gần đây, một thỏa thuận toàn cầu về việc hạn chế sử dụng CFC đã giúp tầng ozone đang tự hàn gắn.

Nghị định thư Montreal năm 1987 được 195 quốc gia phê chuẩn, đã làm giảm đáng kể lượng CFC thải vào khí quyển, mặc dù các phân tử chất này vẫn tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Các nghiên cứu của Liên hợp quốc dự đoán, tầng ozone ở bên trên Nam bán cầu sẽ tự hồi phục hoàn toàn vào năm 2060.

Tuy nhiên, Giáo sư Solomon - người đầu tiên phát hiện các hóa chất gây ra lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực từ những năm 1980 bày tỏ lo ngại, tác động của biến đổi khí hậu có thể làm chậm quá trình phục hồi này.

“Chúng tôi nghĩ rằng, cháy rừng sẽ trở nên thường xuyên và dữ dội hơn và điều nay có thể làm chậm quá trình tự hàn gắn của tầng ozone”, bà Solomon nói.

Từ lâu, các nhà khoa học đã liên hệ sự hình thành lỗ thủng tầng ozone với thời tiết cực lạnh. Bởi khi các đám mây ở nhiệt độ rất thấp sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho CFC phản ứng, biến thành chất chlorine có khả năng gây hại cho tầng ozone nhiều hơn cả chất CFC.

Giáo sư Solomon đã ví những đám cháy kinh hoàng ở Australia như một “cú sốc” với tầng ozone. Theo bà, nghiên cứu mới cho thấy các hạt khói lửa bay vào bầu khí quyển cũng có tác dụng kích hoạt một loạt phản ứng hóa học tạo ra chlorine monoxide gây hư hại tầng ozone. Đáng chú ý, phản ứng này có thể xảy ra mà không cần đến nhiệt độ quá lạnh.

Bằng cách kích hoạt phản ứng này, các đám cháy rất có thể đã góp phần làm suy giảm từ 3% -5% tổng lượng ozone ở bên trên Nam bán cầu, trên khắp Australia, New Zealand, một phần của châu Phi và Nam Mỹ.

Một nghiên cứu được các nhà khoa học Anh công bố vào tháng 8/2022 cũng khẳng định, sự tích tụ của các hạt khói từ các đám cháy trên diện rộng có thể đã gây ra những thay đổi về nhiệt độ khí quyển, làm kéo dài thời gian tồn tại của lỗ thủng tầng ozone bên trên Nam Cực.

Nỗ lực tìm giải pháp

Để góp phần ngăn chặn sự suy giảm của tầng ozone, các nhà khoa học cho rằng, cần tiếp tục nỗ lực thực hiện những chính sách như ngưng sử dụng các loại hóa chất dạng freon (CFC); nghiên cứu sử dụng các nguồn năng lượng sạch; tích cực dùng các sản phẩm xanh, thân thiện và an toàn với môi trường...Cùng với đó, cần tiến hành xử lý ô nhiễm cục bộ trong từng khu công nghiệp, nhà máy, công đoạn sản xuất riêng biệt giúp giảm thiểu các loại khí độc hại và bụi xả vào bầu khí quyển.

Bên cạnh đó, một trong những biện pháp hiệu quả là áp dụng chính sách thuế đối với rác thải, đặc biệt là đối với những chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, tuyên truyền giáo dục, vận động và hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải tiến công nghệ nhằm loại trừ và ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng xấu đến tầng ozone. Bảo vệ môi trường - bảo vệ tầng ozone chính là bảo vệ cuộc sống của chính họ.

Việt Nam là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone kể từ tháng 1/1994. Là thành viên tham gia Nghị định thư Montreal, Việt Nam có nghĩa vụ kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone theo lộ trình nghị định thư quy định.

Trong điều kiện của một nước đang phát triển và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang thể hiện nỗ lực cao của quốc gia trong các hoạt động bảo vệ tầng ozone và góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam đã triển khai kế hoạch quản lý loại trừ các chất CFC thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi công nghệ (giai đoạn một từ 2012-2017 và giai đoạn hai từ 2018-2023).

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trước ngày 31/12/2023.

Tầng ozone bị phá hủy từ 3-5% - vụ cháy rừng 'Mùa hè Đen tối' có phải là 'thủ phạm' duy nhất?

Tầng ozone bị phá hủy từ 3-5% - vụ cháy rừng 'Mùa hè Đen tối' có phải là 'thủ phạm' duy nhất?

Giới khoa học đang đặt câu hỏi phải chăng chỉ có khói từ cháy rừng ở Australia mới làm hỏng tầng ozone, hay bất kỳ ...

Anh: Đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề đạo đức

Anh: Đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề đạo đức

Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, tại Hội nghị COP27, Thủ tướng Anh Rishi Sunak sẽ có bài phát biểu kêu gọi từ bỏ nhiên ...

Mỹ kêu gọi Trung Quốc 'chung tay hành động' chống biến đổi khí hậu

Mỹ kêu gọi Trung Quốc 'chung tay hành động' chống biến đổi khí hậu

Ngày 20/11, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry đã kêu gọi Bắc Kinh hợp tác cùng Washington ...

Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Là một quốc đảo bao gồm hơn 7.100 hòn đảo lớn nhỏ muôn màu sắc, Philippines có nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Cùng ...

Việt Nam-Pháp: Tăng cường hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu

Việt Nam-Pháp: Tăng cường hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu

Chiều 17/2, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Rémy Rioux, Tổng giám đốc Cơ quan phát triển Pháp ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động