Nhỏ Bình thường Lớn

Tạp chí Politico: Việt Nam đứng đầu thế giới về hiệu quả kinh tế và sức khỏe cộng đồng trong chống dịch Covid-19

TGVN. Theo bảng xếp hạng tác động toàn cầu của đại dịch Covid-19 đối với 30 quốc gia đi đầu về hiệu quả kinh tế và sức khỏe cộng đồng, tạp chí The Politico (Mỹ) đánh giá Việt Nam có kết quả tốt nhất thế giới. 
TIN LIÊN QUAN
tap chi politico viet nam dung dau the gioi ve hieu qua kinh te va suc khoe cong dong trong chong dich covid 19 Chuyên gia: 'Nắm chặt tay' vượt qua dịch Covid-19, các nước ASEAN nên học hỏi mô hình của Việt Nam
tap chi politico viet nam dung dau the gioi ve hieu qua kinh te va suc khoe cong dong trong chong dich covid 19 Dịch Covid-19: Hàn Quốc và Trung Quốc ghi nhận thêm các ca nhiễm mới
tap chi politico viet nam dung dau the gioi ve hieu qua kinh te va suc khoe cong dong trong chong dich covid 19
Truyền thông quốc tế ca ngợi cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 đã lan ra các nước vào các thời điểm khác nhau, và mỗi nước có cách phản ứng khác nhau tùy theo các hệ thống y tế và chính trị cũng như kinh tế của mình. Dù có một số điểm sáng, nhưng gần như tất cả các nước đều có một bức tranh hỗn hợp.

Trang Politico.com đã lập ra danh sách 30 quốc gia đi đầu về hiệu quả kinh tế và sức khỏe cộng đồng, phân loại các nước này dựa trên mức độ áp dụng các biện pháp hạn chế nhẹ nhàng, vừa phải và nghiêm ngặt đối với các tương tác thương mại và xã hội.

Ở nhóm các nước áp dụng hạn chế nghiêm ngặt, hầu như mọi hoạt động đều bị cấm trừ việc ra ngoài mua nhu yếu phẩm hoặc đi khám chữa bệnh và phải được phép của lực lượng chức năng. Người dân phải đeo khẩu trang khi được phép ra ngoài.

Hầu hết cửa hàng thương mại phải đóng cửa (trừ cửa hàng lương thực thực phẩm và hiệu thuốc). Các quầy rượu, nhà hàng, trường học và công sở cũng đóng cửa. Tất cả hoạt động thể thao, tôn giáo và cuộc tụ tập công cộng đều bị cấm. Chỉ người lao động trong các lĩnh vực thiết yếu có thể làm việc ở ngoài và được phép ra đường.

Tại các nước áp dụng hạn chế vừa phải, người dân được phép ra khỏi nhà nếu làm theo các hướng dẫn về giãn cách xã hội và vẫn phải đảm bảo cách nhau 2m.

Trong bảng xếp hạng của Politico, Việt Nam thuộc vào danh sách các nước áp dụng hạn chế nhẹ nhàng. Là một nước đông dân (dân số 95 triệu) song Việt Nam mới chỉ ghi nhận hơn 300 ca nhiễm và chưa có ca tử vong nào. Nền kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 2,7% trong năm 2020. đưa Việt Nam trở thành nước ứng phó thành công nhất với Covid-19 trên toàn cầu.

Một số cuộc tụ tập ít người vẫn được phép. Một số cửa hàng thương mại có thể được mở, nhưng với các điều kiện đảm bảo vệ sinh và y tế nghiêm ngặt. Trường học vẫn phải đóng cửa hoặc hoạt động theo chế độ luân phiên và người lao động được khuyến khích làm việc tại nhà nếu có thể. Đeo khẩu trang được khuyến khích nhưng không bắt buộc.

Còn với các nước áp dụng hạn chế nhẹ nhàng, hầu hết các hoạt động kinh doanh, văn phòng và trường học vẫn hoạt động như bình thường trừ một vài lúc bị hạn chế số lượng. Chỉ các sự kiện lớn bị hạn chế. Ngoài ra có thêm các yêu cầu về vệ sinh tại những nơi hay tập trung đông người.

Đức đã thay đổi, nhưng kết quả chung tương đối tệ. Nền kinh tế của nước này đã suy giảm tương tự như các nước láng giềng, nhưng tỷ lệ tử vong vì dịch tương đối thấp hơn các nước khác, nhờ việc xét nghiệm trên diện rộng và chăm sóc y tế.

Một số nước đã tiến hành xét nghiệm rộng rãi (như Iceland) và thống kê toàn bộ số ca tử vong có thể xảy ra (Bỉ). Trong khi đó, New Zealand và Thụy Điển có cách tiếp cận ngược lại là hạn chế sự di chuyển của người dân và đã đạt kết quả rất khác về mặt y tế, nhưng cũng rơi vào suy thoái gần như nhau.

Một số nước có cùng mức GDP nhưng tỷ lệ thất nghiệp rất khác nhau (Mỹ, Anh và Nhật Bản), chỉ số cho thấy liệu chính phủ có đảm bảo đủ lương cho nhân viên hay không. Ấn Độ đã tránh cho hệ thống y tế mong manh của mình bị quá tải bằng việc áp dụng lệnh phong tỏa quy mô lớn nhất thế giới, nhưng ngược lại, biện pháp này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế của họ, khiến GDP có thể suy thoái 45% trong quý II này.

Trong khi đó, nền kinh tế Đài Loan (Trung Quốc), đã làm gần như mọi thứ đúng đắn xét về cách ứng phó với khủng hoảng y tế, nhưng cũng không thể thoát khỏi cái "dớp" suy thoái 70% do lĩnh vực xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề.

tap chi politico viet nam dung dau the gioi ve hieu qua kinh te va suc khoe cong dong trong chong dich covid 19

Chuyên gia: 'Nắm chặt tay' vượt qua dịch Covid-19, các nước ASEAN nên học hỏi mô hình của Việt Nam

TGVN. Trong bài phân tích đăng trên báo Bangkok Post ngày 23/5, Tiến sĩ Nehginpao Kipgen - Giám đốc điều hành tại Trung tâm Nghiên ...

tap chi politico viet nam dung dau the gioi ve hieu qua kinh te va suc khoe cong dong trong chong dich covid 19

Truyền hình Nhật Bản: Chống dịch Covid-19 theo cách riêng, Việt Nam khiến cả thế giới phải 'ngả mũ'

TGVN. Bản tin thời sự 19 giờ của Đài truyền hình NHK (Nhật Bản) đã khen ngợi sự hiệu quả trong công tác phòng chống dịch ...

tap chi politico viet nam dung dau the gioi ve hieu qua kinh te va suc khoe cong dong trong chong dich covid 19

Báo Bulgaria: Việt Nam - 'Đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh' quyết không lùi bước trước đại dịch Covid-19

TGVN. Trong bài viết đăng trên báo điện tử baricada.org, nữ nhà báo nổi tiếng Bungari Kadrinka Kadrinova đã chia sẻ những bí quyết của ...