Tập trận Malabar 2022 hay màn phô diễn quyết tâm chống Trung Quốc của Bộ tứ

Hồng Phúc
Trong bài viết đăng trên Asia Times ngày 3/12, Simran Walia* khẳng định, tập trận Malabar 2022 cho thấy sự sẵn sàng các nước Bộ tứ (Quad) trong việc chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Theo dõi TGVN trên
Tập trận Malabar 2022 diễn ra tại Biển Nhật Bản từ ngày 8-18/11 với sự tham gia của hải quân các nước Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia. (Nguồn: Twitter)
Tập trận Malabar 2022 của các nước Bộ tứ diễn ra tại Biển Nhật Bản từ ngày 8-18/11. (Nguồn: Twitter)

Cam kết về an ninh hàng hải của các nước cùng chí hướng

Cuộc tập trận hàng hải Malabar 2022 diễn ra ở Biển Nhật Bản từ ngày 8-18/11 với sự tham gia của hải quân các nước Bộ tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Phiên bản lần thứ 26 của cuộc tập trận đánh dấu kỷ niệm 30 năm thành lập và do Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) đăng cai.

Đáng chú ý, nhóm Bộ tứ tham gia cuộc tập trận Malabar 2022 trong bối cảnh hành vi bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.

Cuộc tập trận Malabar đầu tiên diễn ra vào năm 1992 giữa Mỹ và Ấn Độ. Nhật Bản trở thành bên tham gia thường trực vào năm 2015 và Australia góp mặt vào năm 2020 - đánh dấu lần đầu tiên hải quân 4 quốc gia thành viên Bộ tứ cùng tham gia Malabar.

Theo chuyên gia Simran Walia, sự hiện diện của cả 4 quốc gia thành viên Bộ tứ trong cuộc tập trận Malabar để tăng cường hội nhập và sử dụng các chiến thuật chiến tranh tiên tiến.

An ninh hàng hải nhằm mục đích giải quyết các thách thức liên quan đến cướp biển, buôn lậu và đánh bắt trái phép trong vùng biển quốc tế. Các quốc gia thành viên Bộ tứ cam kết sâu sắc với pháp quyền và phản ứng với các hoạt động bất hợp pháp như vậy.

Malabar 2022 bao gồm huấn luyện chiến thuật cấp cao cũng như tích hợp tàu ngầm cùng với huấn luyện tác chiến chống ngầm và các hoạt động ngăn chặn trên biển.

Một trong những điểm nổi bật chính là cuộc tập trận Chiến tranh trên biển, giúp hải quân các nước củng cố khả năng tương tác và nắm bắt các kỹ năng chiến thuật. Một thỏa thuận hỗ trợ hậu cần giữa các nước Bộ tứ cũng đã được xác nhận trong cuộc tập trận.

Chuyên gia Simran Walia đánh giá, Malabar 2022 là một cơ hội tuyệt vời để các quốc gia có cùng chí hướng trong Bộ tứ hợp tác với nhau nhằm duy trì an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tham gia Malabar 2022, Mỹ triển khai tàu sân bay Ronald Reagan, một tàu tuần dương và một tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường, trong khi Nhật Bản cử 3 tàu khu trục, một tàu đổ bộ, một tàu hỗ trợ và một tàu ngầm. Ấn Độ gửi một khinh hạm đa năng và một tàu hộ tống chống tàu ngầm, còn Australia cử một khinh hạm, một tàu hỗ trợ và một tàu ngầm.

Thông qua cuộc tập trận, Nhật Bản có thể nâng cao khả năng của mình và tăng cường hợp tác với hải quân Ấn Độ, Mỹ và Australia. Còn Ấn Độ có dịp thể hiện năng lực tác chiến chống tàu ngầm và lực lượng tác chiến đặc biệt trong sự phối hợp với các thành viên khác của Bộ tứ.

Hàm ý với Ấn Độ trong đối phó với thách thức mang tên Trung Quốc

Mối quan hệ đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới đã được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ở Tokyo vào tháng Năm. Nhận thức về lĩnh vực hàng hải (MDA) liên quan đến việc chia sẻ dữ liệu vệ tinh và cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á về các cuộc xâm nhập lãnh thổ; đồng thời cho phép cảnh báo liên quan đến các tàu đánh cá bất hợp pháp và cướp biển trong vùng biển thuộc ranh giới biển của các nước.

MDA sẽ giúp các quần đảo Thái Bình Dương, các đảo ở Ấn Độ Dương và Đông Nam Á giám sát các vùng biển quốc tế và tiếp tục duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Tranh chấp lãnh thổ trên biển của Trung Quốc với các nước như Indonesia, Philippines, Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia càng khiến Bộ tứ tập trung hơn vào việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực.

Tăng cường hợp tác hàng hải ở Ấn Độ Dương đã thúc đẩy Ấn Độ tham gia vào chính sách ngoại giao hàng hải sâu rộng với các quốc gia khác trong Bộ tứ để duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Ấn Độ đã ở thế phòng thủ trước hành vi của Trung Quốc trong những năm gần đây và có thể xây dựng dựa trên MDA và tăng cường hơn nữa việc vươn ra khu vực.

Sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã thúc đẩy cả bốn nước Bộ tứ cùng nhau phát triển các chiến lược chung thông qua các cuộc tập trận quân sự. Tác giả Simran Walia cho rằng, Ấn Độ đặt mục tiêu thách thức các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực với sự hỗ trợ từ Australia, Mỹ và Nhật Bản nhằm duy trì một trật tự dựa trên luật lệ.

Điều quan trọng là duy trì MDA liên tục để thúc đẩy an ninh hàng hải và các quốc gia Bộ tứ có các nguồn lực cần thiết để làm việc đó. Trọng tâm cơ bản của Bộ tứ nên kết hợp với các nỗ lực của MDA thành một bức tranh hoạt động tổng thể để giúp nâng cao nhận thức tình huống về an ninh hàng hải.

Bộ tứ có thể cải thiện phản ứng quân sự đối với an ninh hàng hải bằng cách tổ chức đào tạo về khả năng tương tác giữa các nước thành viên và cả những nước ASEAN. Đáng chú ý, sự tham gia của Bộ tứ ở khu vực Ấn Độ Dương sẽ hữu ích cho việc phát triển hợp tác với các cường quốc hải quân thân thiện khác.

Trong bối cảnh đó, theo chuyên gia Simran Walia, hải quân Ấn Độ phải đẩy mạnh hợp tác với hải quân của Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Australia và Anh để tăng cường khả năng tương tác và có được công nghệ chiến lược quan trọng.


* Tác giả là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Sức mạnh không quân ở New Delhi, Ấn Độ. Với bằng thạc sĩ về nghiên cứu Nhật Bản, Simran Walia tập trung nghiên cứu chính trị và chính sách đối ngoại của Nhật Bản và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhóm Bộ tứ tập trận Malabar, Ấn Độ và Pháp hợp tác làm điều này tại Ấn Độ Dương

Nhóm Bộ tứ tập trận Malabar, Ấn Độ và Pháp hợp tác làm điều này tại Ấn Độ Dương

Ngày 8/11, cuộc tập trận hải quân chung Malabar của nhóm Bộ tứ (Quad) đã bắt đầu ở ngoài khơi bờ biển Nhật Bản, trong ...

Ấn Độ: Đăng cai SOM Bộ tứ lần đầu tiên, chuẩn bị đối thoại 2+2 với Nhật Bản

Ấn Độ: Đăng cai SOM Bộ tứ lần đầu tiên, chuẩn bị đối thoại 2+2 với Nhật Bản

Cuộc họp các quan chức cấp cao (SOM) nhóm Bộ tứ (Quad) sẽ diễn ra tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 5-6/9, trước thềm ...

Bộ tứ có nguy cơ mất trọng tâm chiến lược

Bộ tứ có nguy cơ mất trọng tâm chiến lược

Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có còn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ khi Tổng thống Joe Biden đang tăng cường các ...

Lãnh đạo Bộ tứ gặp riêng rẽ, nhấn mạnh chủ đề chung

Lãnh đạo Bộ tứ gặp riêng rẽ, nhấn mạnh chủ đề chung

Các nhà lãnh đạo nhóm Bộ tứ (Quad) nhất trí hợp tác hướng đến một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và ...

Nhật Bản là một trong những người bạn thân thiết nhất của Australia

Nhật Bản là một trong những người bạn thân thiết nhất của Australia

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ thăm Australia từ ngày 21-23/10 và gặp người đồng cấp Anthony Albanese.

Đọc thêm

XSMB 8/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 8/12/2023, dự đoán XSMB 8/12/2023

XSMB 8/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 8/12/2023, dự đoán XSMB 8/12/2023

XSMB 8/12 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ 6 ngày 8/12/2023. SXMB 8/12. dự đoán xổ số miền bắc thứ 6. xổ ...
XSMN 8/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu này 8/12/2023. xổ số hôm nay 8/12/2023

XSMN 8/12, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu này 8/12/2023. xổ số hôm nay 8/12/2023

XSMN 8/12 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 8/12/2023. KQSXMN. SXMN 8/12. xổ số hôm nay 8/12. XSMN thứ 6. Kết quả xổ số ngày ...
XSBD 8/12, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 8/12/2023. KQXSBD thứ 6

XSBD 8/12, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 8/12/2023. KQXSBD thứ 6

XSBD 8/12 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 8/12/2023. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD kết quả xổ số Bình Dương ngày 8 ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 8/12/2023: Bạch Dương tình cảm trục trặc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 8/12/2023: Bạch Dương tình cảm trục trặc

Tử vi hôm nay 8/12/2023 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2023: Xem lịch âm 8/12/2023, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 12 năm 2023

Lịch âm hôm nay 2023: Xem lịch âm 8/12/2023, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 12 năm 2023

Lịch âm 8/12. Lịch âm hôm nay 8/12/2023? Âm lịch hôm nay 8/12. Lịch vạn niên 8/12/2023. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Vietlott 8/12, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 8/12/2023. xổ số Mega 645

Vietlott 8/12, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 8/12/2023. xổ số Mega 645

Vietlott 8/12 - xổ số Vietlott Mega 8/12. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 8/12/2023 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
Tin thế giới 7/12: Nga ‘chốt’ ngày bầu cử, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tới Washington

Tin thế giới 7/12: Nga ‘chốt’ ngày bầu cử, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tới Washington

Nga-Saudi Arabia ra tuyên bố chung, tín hiệu nối lại đàm phán Israel-Hamas, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Hy Lạp …là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Thêm động thái 'sưởi ấm' quan hệ Ai Cập - Thổ Nhĩ Kỳ

Thêm động thái 'sưởi ấm' quan hệ Ai Cập - Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/12 tuyên bố Ankara muốn chuyển giao năng lực công nghiệp quốc phòng cho Ai Cập và các nước châu Phi khác.
Xung đột Israel - Hamas: Tel Aviv tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn mới; Ai Cập bị gây áp lực buộc phải làm điều này

Xung đột Israel - Hamas: Tel Aviv tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn mới; Ai Cập bị gây áp lực buộc phải làm điều này

Israel ra dấu về thỏa thuận ngừng bắn mới. Ai Cập cũng bị Tel Aviv gây áp lực buộc phải chấp nhận người tị nạn Gaza.
Phi đội 'chim ưng biển' của Mỹ ngưng hoạt động sau tai nạn khiến 8 quân nhân thiệt mạng

Phi đội 'chim ưng biển' của Mỹ ngưng hoạt động sau tai nạn khiến 8 quân nhân thiệt mạng

Quân đội Mỹ tạm thời ngừng hoạt động toàn bộ phi đội Osprey trên toàn thế giới sau vụ tai nạn vào tuần trước ngoài khơi Tây Nam Nhật Bản.
Guyana chỉ trích Venezuela coi thường phán quyết của Tòa án ICJ

Guyana chỉ trích Venezuela coi thường phán quyết của Tòa án ICJ

Guyana thực hiện mọi biện pháp tự vệ cần thiết trước mối đe dọa về lãnh thổ từ quốc gia láng giềng Venezuela.
Lầu Năm Góc đón 'khách quý' từ Đông Âu

Lầu Năm Góc đón 'khách quý' từ Đông Âu

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 6/12 đã gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc.
Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tề tựu ở Brussels (Bỉ) từ ngày 28-30/11 để thảo luận nhiều vấn đề lớn.
Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Anh đánh dấu bước chuyển mình mới trong quan hệ song phương thời gian tới.
Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan lần này chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao giữa thế lực truyền thống, đảng VVD và làn gió mới mang tên NSC. Ai sẽ chiến thắng?
Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas đặt Nhà nước Do Thái và các nước Arab, khối Hồi giáo trước nhiều bài toán khó khăn.
Cơ hội cuối cùng từ COP28

Cơ hội cuối cùng từ COP28

COP28 là dịp để các nước thể hiện quyết tâm của riêng mình, đề ra mục tiêu lớn hơn, vì một hành tinh xanh, bền vững cho tất cả.
Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Anthony Albanese được kỳ vọng góp phần tái khởi động quan hệ song phương nhanh chóng hơn.
Xung đột Israel - Hamas: 'Cuộc chiến' dưới lòng đất ở Gaza

Xung đột Israel - Hamas: 'Cuộc chiến' dưới lòng đất ở Gaza

Lực lượng Hamas sở hữu một 'bảo bối' đặc biệt: mạng lưới đường hầm như mê cung dưới lòng đất.
Từ Thượng đỉnh Trái đất đến COP28

Từ Thượng đỉnh Trái đất đến COP28

Tác động khôn lường của biến đổi khí hậu được cảnh báo từ lâu và các quốc gia trên thế giới đã có những nỗ lực toàn cầu để ngăn chặn.
Giữa lúc xung đột thế giới phức tạp, có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân?

Giữa lúc xung đột thế giới phức tạp, có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân?

Để thực hiện Net Zero vào năm 2050, thế giới rất khó có giải pháp thay thế cho năng lượng hạt nhân.
Hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, Nga mong tạo thế cân bằng với Mỹ nhưng lại dấy lên mối lo ngại mới

Hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, Nga mong tạo thế cân bằng với Mỹ nhưng lại dấy lên mối lo ngại mới

Mặc dù Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện chưa có hiệu lực, thời gian qua, về cơ bản các nước đã tuân thủ việc không tiến hành thử vũ khí hạt nhân.
Cách mạng Tháng Mười Nga: Cuộc cách mạng giải phóng con người

Cách mạng Tháng Mười Nga: Cuộc cách mạng giải phóng con người

Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải phóng xã hội, giải phóng con người, là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của thế giới.
Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Sau Thế chiến II, khuynh hướng liên kết khu vực và toàn cầu hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Ở châu Âu, hàng loạt tổ chức, cộng đồng được hình thành.
Phiên bản di động