Thách thức mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc giải quyết kho vũ khí hạt nhân ở châu Á

Gia Kỳ
TGVN. Châu Á hiện có tới 5 đại diện trong 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, và đây được xem là “kho thuốc nổ” mà Tổng thống Mỹ Joe Biden cần giải quyết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thách thức mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc giải quyết kho vũ khí hạt nhân ở châu Á
Danh sách các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới. (Nguồn: Insourcing Multiplier)

Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã chính thức gia hạn Hiệp ước vũ khí hạt nhân New START để cắt giảm vũ khí chiến lược và tránh gây căng thẳng tình hình thế giới.

Tuy nhiên, cuộc đối đầu hạt nhân giữa hai cường quốc Mỹ và Nga đã không còn là tâm điểm của thế giới như thời Chiến tranh Lạnh khi START được ký kết, và giờ đây, chính châu Á mới là “kho thuốc nổ” với 5 trong tổng số 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Học cách "sống chung" với Bắc Kinh

Những năm gần đây, cục diện châu Á thay đổi mạnh mẽ vì Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự nhanh chóng, thể hiện qua ý chí chính trị của Bắc Kinh trong việc thể hiện sức mạnh này nhằm giành lợi thế trong khu vực.

Việc gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực đã làm giảm sự quan tâm tới những nỗ lực kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga, đồng thời gửi đến chính quyền của Tổng thống Biden tín hiệu rằng: vũ khí hạt nhân chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh chiến lược tổng thể và chính trị phải đi trước vấn đề kiểm soát vũ khí.

Tin liên quan
Trung Quốc mong muốn xây dựng quan hệ đối tác lâu dài trong khu vực và bài học từ Nhật Bản Trung Quốc mong muốn xây dựng quan hệ đối tác lâu dài trong khu vực và bài học từ Nhật Bản

Từ năm 1964, Trung Quốc đã sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng quy mô không lớn và không ảnh hưởng nhiều đến cân bằng vũ khí Xô-Mỹ. Bắc Kinh được cho là đã tránh được cuộc chơi chung khi cả Moscow và Washington bị “trói chân” nhau bằng Hiệp ước New START.

Để tránh lọt vào vòng xoáy cân bằng hạt nhân của Hiệp ước New START, quốc gia Đông Bắc Á đã tự hạn chế kho hạt nhân bằng hàng trăm đầu đạn hạt nhân tầm thấp, thay vì hàng ngàn vũ khí hạt nhân như Nga và Mỹ.

Theo giới chuyên gia, Washington và Moscow đã dần quen với viễn cảnh Bắc Kinh cũng sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, cả 2 cường quốc trên đều muốn Trung Quốc ở trong vòng cân bằng của New START để tránh việc phổ biến vũ khí hạt nhân với các quốc gia khác.

Khuôn khổ cũ bị phá vỡ

Mỹ và Nga được cho là đang vận động những quốc gia có năng lực hạt nhân, bao gồm cả Trung Quốc, phải từ bỏ vũ khí hạt nhân. Điều đó chắc chắn sẽ khó xảy ra vì khuôn khổ cũ về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã lỗi thời.

Nguyên nhân chính cản trở tiến trình cấm phổ biến hạt nhân toàn cầu nhiều khả năng đến từ sự thay đổi trong nội bộ nước Mỹ và sự bất ổn địa chính trị ở châu Á.

Sự đồng thuận trong giới lãnh đạo Mỹ cho rằng việc kiểm soát vũ khí hạt nhân sẽ tạo lòng tin và giảm thiểu căng thẳng, xung đột giữa các siêu cường đã không kéo dài được lâu.

Vào thời điểm cả Washington và Moscow chuyển từ Hiệp ước Hạn chế Vũ khí Chiến lược lần thứ nhất (SALT I được ký vào năm 1972) sang SALT-II năm 1979, nội bộ Mỹ đã có sự phân rẽ sâu sắc về việc tiếp tục ký SALT-II với Liên Xô vào năm 1979.

Thành viên của đảng Dân chủ cho rằng, việc ký hiệp ước là điều tốt, trong khi đa số thành viên của đảng Cộng hòa lại tin rằng, ký thỏa thuận sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường.

Phía Mỹ đã vẫn luôn cho rằng Nga là cường quốc hạt nhân thứ hai thế giới, và cuộc chiến với Nga (nếu diễn ra trong tương lai) sẽ xuất phát từ hành vi của Moscow và khả năng tiến hành cuộc chiến tổng thể, bao gồm chiến tranh thông thường, chiến tranh hỗn hợp và chiến tranh thông tin.

Trung Đông sẽ là mặt trận tiếp theo của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung?

Trung Đông sẽ là mặt trận tiếp theo của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung?

TGVN. Vốn được coi là “sân chơi của Mỹ”, khu vực Trung Đông đang trải qua một sự chuyển biến quan trọng và có thể ...

Ở chiều ngược lại, Nga nhận thấy, việc sở hữu vũ khí hạt nhân là biểu tượng tối cao của cường quốc và quá trình giới hạn vũ khí là biểu hiện “ngang cơ” với Mỹ.

Trang Foreign Policy cho rằng, các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí sẽ là kênh hữu hiệu giúp duy trì quan hệ giữa Mỹ và Nga, nhưng sẽ không phải là công cụ hữu ích để “phá băng” quan hệ song phương.

Bỏ qua hay phá hủy?

Ở châu Á, sự bất ổn về địa chính trị sâu sắc luôn gay gắt, và đây là nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự đổ vỡ khuôn khổ kiểm soát vũ khí hạt nhân kiểu cũ.

Tuỳ từng quốc gia, tuỳ từng yếu tố đặc thù mà Mỹ sẽ tính đến việc “phá hủy” hoặc bỏ qua. Trước đây, Mỹ và liên quân quốc tế đã tấn công Iraq vào năm 2003 dưới thời Saddam Hussein với lý do quốc gia này sở hữu vũ khí hạt nhân. Với Iran, giới chức Mỹ giải quyết theo chiều hướng khác. Tầng lớp tinh hoa của xứ cờ hoa bị chia rẽ vì vấn đề hạt nhân Iran trong việc trừng phạt hay ký kết thỏa thuận nhằm giảm bớt hoặc triệt tiêu hoàn toàn năng lực hạt nhân của Tehran.

Dù có những lúc quan hệ Mỹ-Iran đứng bên bờ vực của chiến tranh, nhưng nhìn chung, các biện pháp được Washington đưa ra chỉ ở mức trừng phạt hoặc thỏa hiệp, chứ không sử dụng vũ lực để phá hủy năng lực hạt nhân như đã từng làm với Iraq.

Với trường hợp của Ấn Độ và Pakistan, vũ khí hạt nhân của 2 quốc gia này có trước khu vực Trung Đông và vì thế nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng quốc tế hơn.

Nhờ những sáng kiến của cựu Tổng thống George W. Bush, quan hệ song phương Mỹ-Ấn đã được xây dựng dựa trên sự tin tưởng chính trị và hợp tác lẫn nhau. Bởi cường quốc số 1 thế giới nhận thấy khó có thể cô lập Ấn Độ về việc tiêu hủy năng lực hạt nhân.

Tuy nhiên, cách thức cựu Tổng thống Bush giải quyết đã bị Trung Quốc phản đối kịch liệt và đẩy mạnh việc ủng hộ năng lực hạt nhân cho Pakistan.

Nhìn chung, vấn đề Nam Á được Mỹ giải quyết bằng cách “bỏ qua”, thay vì dùng phương thức “phá hủy”.

Chấm dứt chuỗi ngày 'dùng dằng', Nga-Mỹ chính thức gia hạn Hiệp ước New START thêm 5 năm

Chấm dứt chuỗi ngày 'dùng dằng', Nga-Mỹ chính thức gia hạn Hiệp ước New START thêm 5 năm

TGVN. Ngày 3/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, nước này đã gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược ...

Về Bán đảo Triều Tiên, đây là trường hợp chưa thành công trong việc hủy bỏ năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng. Nội bộ nước Mỹ từ lâu đã có những cuộc tranh luận sôi nổi về việc áp dụng phương cách để buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, bao gồm cả việc nhờ đến sự hỗ trợ từ Trung Quốc.

Theo đó, các cách tiếp cận chính trị trên Bán đảo Triều Tiên đã được thử nghiệm. Tổng thống Donald Trump tiền nhiệm đã thay đổi cách tiếp cận so với ông Obama và đã gặp mặt trực tiếp với người đồng cấp Kim Jong Un tại Singapore và Hà Nội.

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và chính khách nhận định, Mỹ cần đổi mới cách tiếp cận của ông Trump, thay vì tiếp tục tập trung vào giải trừ hạt nhân như dưới thời Tổng thống Obama để đạt được tiến bộ cho hòa giải liên Triều. Trong tương lai, ông Joe Biden sẽ gặp áp lực lớn nếu vẫn duy trì cách tiếp cận cũ, cụ thể là phi hạt nhân hóa rồi đến đàm phán hòa bình.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Đông Á và Tây Thái Bình Dương ngày càng lớn đã gây sức ép lớn đến các đồng minh thân cận của Mỹ. Hiện nay, không có bất cứ “dây xích” nào có thể “trói” Trung Quốc tuân theo thỏa thuận, và ngay cả hiệp ước giữa Washington và Moscow cũng không làm Bắc Kinh phải lo lắng để hạn chế kho “thuốc nổ”. Lý do được đưa ra là vì sự hiện diện của Mỹ trong khu vực ngày càng mờ nhạt và “việc nhà” của Washington ngày càng rối ren.

Ông Joe Biden đang chuyển những tín hiệu tích cực đến các đồng minh châu Á của mình. Những tín hiệu này nếu được biến thành các răn đe hữu hình với các hành vi của Trung Quốc trong khu vực, chứ không phải là kiểm soát vũ khí, sẽ là chìa khóa giữ ổn định hạt nhân ở châu Á. Các chuyên gia nhận định, nếu Mỹ không thể ngăn cản Trung Quốc, sẽ có thêm nhiều “kho thuốc nổ” mới được hình thành ở châu Á.

Ở bất cứ khu vực nào của châu Á, thách thức lớn nhất của Mỹ là việc xây dựng trật tự khu vực bền vững. Vấn đề hạt nhân chỉ là phần nhỏ của trật tự khu vực. Vì thế, ông Biden và chính quyền mới của Washington cần tránh việc tập trung vào giải trừ hạt nhân mà quên đi nhiệm vụ chính là làm thế nào để xây dựng cân bằng quyền lực lâu dài ở các khu vực của châu Á.

TIN LIÊN QUAN
Chấm dứt chuỗi ngày 'dùng dằng', Nga-Mỹ chính thức gia hạn Hiệp ước New START thêm 5 năm
Gia hạn New START: Tin tốt hay sự lãng phí ưu thế của Mỹ?
NATO hoan nghênh ý định gia hạn New START của tân Tổng thống Mỹ, đặt kỳ vọng ở sự khởi đầu
Mỹ: Hoạt động hạt nhân của Triều Tiên đe dọa nghiêm trọng hòa bình thế giới
Chính quyền tân Tổng thống Mỹ Biden muốn gì về Hiệp ước New START?
(theo Foreign Policy)

Đọc thêm

Ngân hàng JPMorgan Chase đối mặt với thách thức pháp lý ở Nga, lo bị Moscow tịch thu tài sản

Ngân hàng JPMorgan Chase đối mặt với thách thức pháp lý ở Nga, lo bị Moscow tịch thu tài sản

Ngày 1/5, Ngân hàng JPMorgan Chase tuyên bố, tài sản ở Nga của họ có thể bị tịch thu sau các vụ kiện ở Nga và Mỹ.
Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Việc nổi lên nhiều câu hỏi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ có liên quan đến cuộc bầu cử hiếm khi là một tin tốt cho tổng thống ...
Cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger không phải ai cũng biết

Cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger không phải ai cũng biết

Bài viết hôm nay sẽ mách các bạn cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger bằng điện thoại. Với cách này bạn có thể kích hoạt cho ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang ...
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành ...
Chuyển nhượng cầu thủ: Barca tính bán Frenkie de Jong; MU đánh giá cao Raphinha; Juventus đàm phán Gabriel Jesus

Chuyển nhượng cầu thủ: Barca tính bán Frenkie de Jong; MU đánh giá cao Raphinha; Juventus đàm phán Gabriel Jesus

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật thông tin chuyển nhượng cầu thủ diễn ra trong những giờ qua.
Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Việc nổi lên nhiều câu hỏi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ có liên quan đến cuộc bầu cử hiếm khi là một tin tốt cho tổng thống đương nhiệm.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động