Trung Quốc mong muốn xây dựng quan hệ đối tác lâu dài trong khu vực và bài học từ Nhật Bản

Vinh Quang
TGVN. Trong bài viết mới đây trên Nikkei Asia, học giả Tomoo Kikuchi thuộc khoa Kinh tế (Đại học Hàn Quốc) và Rachel Lâm - nghiên cứu sinh tại Đại học Exeter của Anh nhận định, Trung Quốc cần cân nhắc bài học từ Nhật Bản trong việc xây dựng quan hệ đối tác lâu dài trong khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cạnh tranh Trung-Nhật ở khu vực

Khi năm 2020 bị phủ bóng bởi sự hoành hành của đại dịch Covid-19, việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) gồm 15 thành viên vào tháng 11 là một bước phát triển tích cực. Các bên ký kết bao gồm 10 thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, chiếm khoảng 30% dân số, tổng sản phẩm quốc nội và thương mại thế giới.

Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích kinh tế trước mắt, một số người đã chỉ trích RCEP vì không bao gồm các chương về quyền lao động, bảo vệ môi trường, dữ liệu xuyên biên giới hoặc kỷ luật thị trường đối với các doanh nghiệp nhà nước - những điều khoản được đưa vào trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - hiệp định do Nhật Bản dẫn đầu và được coi là đối trọng với RCEP.

Tin liên quan
Trung Quốc - Nhật Bản: Ngoại giao hoa anh đào và chuyến thăm lỡ hẹn mùa hoa nở Trung Quốc - Nhật Bản: Ngoại giao hoa anh đào và chuyến thăm lỡ hẹn mùa hoa nở

Những lo ngại rằng Trung Quốc sẽ "cầm trịch" trong việc đặt ra các quy tắc RCEP và thống trị thương mại khu vực đã bất ngờ thay đổi khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ cân nhắc việc tham gia TPP tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 11.

Sau khi Tổng thống Donald Trump tiền nhiệm quyết định rút Mỹ khỏi TPP vào năm 2017, nhiều khả năng chính quyền ông Biden sẽ thực hiện các bước hướng tới việc tái gia nhập hiệp định với hy vọng rằng, một số đồng minh như Thái Lan, Hàn Quốc... có thể gia nhập theo. Một đồng minh truyền thống của Mỹ là Anh cũng chính thức gia nhập CPTPP vào ngày 1/2 vừa qua.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi nhấn mạnh rằng, bất kỳ thành viên mới nào cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định cao của CPTPP. Đây không được coi là chiến thuật chính trị để lôi kéo Mỹ tham gia đối phó với Trung Quốc, mà là cách Nhật Bản bảo vệ bản sắc sau Thế chiến II, thông qua việc duy trì các tiêu chuẩn khắt khe nhất về môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ...

Bài học từ Nhật Bản cho Trung Quốc

Khi Trung Quốc ngày càng có tầm ảnh hưởng về mặt kinh tế và quân sự trên thế giới, sự bành trướng trong quá khứ của Nhật Bản và cũng như cách Tokyo sau đó xây dựng quan hệ "đôi bên cùng có lợi" với các nước thành viên ASEAN dựa trên các chuẩn mực quốc tế và nhà nước pháp quyền được coi là bài học cho Trung Quốc.

Sau Thế chiến thứ II, Nhật Bản bắt đầu thiết lập lại quan hệ với các nước châu Á vào năm 1951 với việc ký kết Hiệp ước Hòa bình San Francisco, sau đó là chi trả các khoản bồi thường cho Myanmar, Philippines, Indonesia... và cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại cho Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia và Singapore.

Trung Quốc mong muốn xây dựng quan hệ đối tác lâu dài trong khu vực và bài học từ Nhật Bản
Thủ tướng Nhật Bản Takeo Fukuda (trái) được tiếp đón tại sân bay Paya Lebar nhân chuyến thăm chính thức hai ngày tới Singapore vào tháng 8/1977. (Nguồn: Singapore Press)

Tuy nhiên, sự mở rộng kinh tế của Nhật Bản trên toàn châu Á bị coi là chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế, với đỉnh điểm là các cuộc biểu tình và bạo loạn nhằm vào xứ ở hoa anh đào ở Jakarta và Bangkok vào năm 1974 và kết thúc vào năm 1975. Điều này đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận của Nhật Bản đối với khu vực.

Năm 1977, Thủ tướng Nhật Bản Fukuda Takeo đã có chuyến công du các nước ASEAN và có bài phát biểu tại Manila, nêu rõ ba trụ cột chính sách đối ngoại chính của Nhật Bản, còn được gọi là “Học thuyết Fukuda”.

Trong Học thuyết Fukuda, Nhật Bản "từ chối vai trò của một cường quốc quân sự", "cố gắng hết sức để củng cố quan hệ tin cậy và tin cậy lẫn nhau dựa trên sự thấu hiểu chân thành với các nước" và "sẽ là đối tác bình đẳng của ASEAN cũng như quốc gia nước thành viên". Kể từ đó, Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn nhất và nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN.

“Giấc mộng Trung Hoa” và thách thức với tham vọng của Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang là nguồn nhập khẩu lớn nhất của ASEAN, và là đối thủ của Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư, với việc Bắc Kinh đang tìm cách khẳng định lại vị trí quốc gia trên bản đồ thế giới.

Ba yếu tố khiến 'Chiến tranh Lạnh' Mỹ-Trung Quốc có thể thành 'nóng'

Ba yếu tố khiến 'Chiến tranh Lạnh' Mỹ-Trung Quốc có thể thành 'nóng'

TGVN. Thời gian qua, “Chiến tranh Lạnh” diễn ra dữ dội giữa Mỹ và Trung Quốc trên nhiều mặt trận. Nếu một bên tính lầm, cuộc ...

Khi Trung Quốc tiến tới thống trị về thương mại và công nghệ, những xung đột trong tương lai với Mỹ là việc không thể tránh khỏi. Điều mà Trung Quốc phải luôn lưu ý là Bắc Kinh chỉ có thể hiện thực hóa "Giấc mộng Trung Hoa" khi được thế giới ủng hộ.

Trung Quốc nên kết hợp sức mạnh cứng với tầm ảnh hưởng để duy trì sức mạnh tổng hợp quốc gia, không chỉ trên lĩnh vực quân sự, kinh tế, mà còn cả sức mạnh mềm.

Bên cạnh đó, Trung Quốc nên chú trọng tới những hành động với những vấn đề có tầm quan trọng sống còn, chẳng hạn như môi trường hay sức khỏe cộng đồng, để dễ dàng thuyết phục và có được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

TIN LIÊN QUAN
TikTok 'cay đắng' rút lui khỏi thị trường Ấn Độ
Cuộc chiến vaccine Covid-19: Dù thiếu nguồn cung, EU vẫn quyết dựng chướng ngại vật với vaccine Nga và Trung Quốc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Tân Sửu 2021: Thành phố phồn vinh hài hòa cùng giá trị văn hóa cốt lõi
Phân tách Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19: Suy thoái toàn cầu là mối đe dọa lớn nhất
Tại sao 'phân tách văn hóa' với Trung Quốc sẽ có hại cho Mỹ?
Vinh Quang (theo Nikkei Asia)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Chính phủ Pakistan đã nỗ lực hòa giải và đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa các nhóm giáo phái đối lập ở vùng Tây Bắc.
Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước thù địch với Mỹ nếu Washington cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/11.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động