Thao túng tâm lý, một công cụ hữu hiệu của các cuộc ‘cánh mạng màu’

Thái Văn
từ Belarus
Tờ Belarus ngày nay đăng bài viết của ông Nikolai Buzin, Tiến sĩ khoa học quân sự, Trợ lý Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Belarus, bàn về cuộc chiến tranh hỗn hợp với vai trò chủ chốt của thông tin. Xin trích giới thiệu nội dung bài viết này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thao túng tâm lý, một công cụ hữu hiệu của các cuộc ‘cánh mạng màu’

Thao túng tâm lý góp phần tạo ra cuộc cách mạng Cam năm 2004 đã làm thay đổi cục diện chính trị ở Ukraine. (Nguồn: DW)

Thao túng tâm lý để đạt được mục tiêu trong chính trị quốc tế bằng truyền thông có lịch sử từ lâu. Ngày nay, với sự hỗ trợ của mạng xã hội, thao túng tâm lý đang được các lực lượng quân đội và cơ quan tình báo của nhiều quốc gia tích cực phát triển như một công cụ hữu hiệu.

Đầu tháng 5/2023, Trung tâm ứng phó virus quốc gia và Công ty “An ninh mạng 360” của Trung Quốc đã công bố một bản báo cáo, trong đó cáo buộc sự tham gia của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vào việc tổ chức các cuộc “cách mạng màu” và các cuộc tấn công mạng trên khắp thế giới.

Tin liên quan
Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng 'tiêu chuẩn kép và thao túng chính trị' trong vấn đề Iran

Phát hiện trên thực chất không mới nhưng vẫn thu hút một lượng lớn bình luận. Trong đó, nhận xét về vai trò của Washington và việc sử dụng Internet trong các cuộc “cách mạng màu”, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong các hoạt động nhằm duy trì sự ảnh hưởng của Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới Belarus và nước ngoài ngày 13/11/2020, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nhận định rằng, bất kỳ cuộc “cách mạng màu” nào cũng làm cho nhà nước suy yếu đi và người dân nghèo hơn; không có nơi nào người dân lại sống tốt hơn sau những cuộc bạo loạn này. Theo ông Lukashenco, “phương thuốc đặc trị” cho vấn đề này là mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ song phương của Belarus và tham gia vào các tổ chức quốc tế như EAEU, CIS, CSTO trên các bình diện kinh tế, an ninh và ngoại giao.

Ai nắm giữ thông tin?

Thao túng tâm lý cá nhân và đám đông để đạt được mục tiêu trong chính trị quốc tế có lịch sử từ lâu. Trở lại những năm 1960 và 1970, khi đó Mỹ tin chắc rằng những nỗ lực trực tiếp đánh bại Liên Xô là không thể và họ đã bắt đầu chính sách phá hủy từ bên trong. Để làm được điều này, họ nhấn mạnh vào tâm lý học, quảng bá các giá trị phương Tây, thao túng thông tin và các công cụ của “quyền lực mềm”.

Việc thao túng tâm lý dựa trên các công nghệ hiện đại nhằm tạo dựng xung đột và quản trị xung đột. Nền tảng của ý tưởng khoa học này được Herbert Marcuse, Martin Heideger và một số nhà khoa học khác khởi xướng. Sau Thế chiến II, khía cạnh ứng dụng trong ý tưởng của họ đã được phát triển hơn nữa. Năm 1968, sự phát triển lý thuyết nêu trên đã thể hiện thành cuộc “cách mạng sinh viên” ở Pháp, dẫn đến việc Tổng thống Charles de Gaulle phải từ chức.

Tổng thống Mỹ thứ 37 Richard Nixon, người theo chủ nghĩa thực dụng Anglo-Saxon khái quát bản chất của quá trình thao túng tâm lý qua truyền thông đã tuyên bố: Một USD đầu tư vào thông tin và tuyên truyền có giá hơn 10 USD đầu tư vào việc tạo ra các hệ thống vũ khí, bởi vì vũ khí khó được sử dụng trong kinh doanh, trong khi thông tin thì hoạt động mọi lúc và mọi nơi.

Trong khi đó, Giáo sư J. Sharp của Đại học Harvard, Mỹ đã khái quát hóa việc sử dụng công nghệ trong các cuộc “cách mạng màu” vào năm 1973, cho rằng đó là một loại hoạt động thông tin được thực hiện bằng các phương pháp đấu tranh phi cổ điển (phương pháp phản kháng bất bạo động) nhằm thay đổi một chế độ chính trị hoặc lật đổ giới cầm quyền này để thay bằng những người khác.

TIN LIÊN QUAN
Bộ Thông tin và Truyền thông công bố 6 vi phạm của mạng xã hội TikTok ở Việt Nam

Hiệu quả tối đa, chi phí tối thiểu

“Cách mạng màu” đã trở thành công cụ ưa thích của Washington trong quá trình “dân chủ hóa” thế giới vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA là những “nhân vật” chính thực hiện chiến lược này trong nhiều thập kỷ. Lĩnh vực quan trọng nhất được sử dụng để tác động toàn diện đến cá nhân và xã hội là không gian mạng với các lĩnh vực như thông tin, truyền thông, giải trí.

Với sự ra đời của trang web thông tin toàn cầu Internet, quá trình thao túng tâm lý này đã đạt cấp độ toàn cầu và khả năng thao túng cũng đã tăng lên đáng kể.

Các sự kiện xảy ra trong không gian hậu Xô Viết, Bắc Phi, Trung Đông và Hong Kong (Trung Quốc) đã trở thành những ví dụ sinh động về hiệu quả của công nghệ “cách mạng màu”. Bước sang thế kỷ 21, giới khoa học phương Tây tiếp tục tìm kiếm những phương án tối ưu nhằm duy trì ảnh hưởng của mình trong thế giới hiện đại. Họ đưa ra hàng loạt lý thuyết như “tê liệt chiến lược”, “chặt đầu”, “sốc và kinh hoàng” và những lý thuyết khác với mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong cuộc chiến bằng cách phá hủy đạo đức và tâm lý của giới lãnh đạo chính trị của quốc gia thù địch, thông qua việc sử dụng toàn bộ các phương tiện từ loại bỏ thể chất (ám sát) đến làm mất uy tín trong nước và cộng đồng thế giới.

Thao túng tâm lý, một công cụ hữu hiệu của các cuộc ‘cánh mạng màu’
Ngày nay, thông tin đang trở thành một phương tiện phổ biến để đạt được các mục tiêu kinh tế, chính trị và quân sự. (Nguồn: DigitalNews)

Tấn công hỗn hợp

Lý thuyết về chiến tranh hỗn hợp của chuyên gia Lầu Năm góc Robert Bunker (1996) và của Frank G. Hoffman (2007) giữ một vị trí đặc biệt trong chiến lược của Mỹ. Các công cụ của chiến tranh hỗn hợp là các yếu tố của sức mạnh “mềm”, cho phép đạt được mục tiêu mà không cần quá nhiều sự phá hủy và thiệt hại vật chất, bằng cách hướng đến việc thay đổi hành vi, thay đổi lựa chọn, thay đổi nhận thức.

Ba hình thức gây ảnh hưởng bao gồm: thao túng thông tin của dân chúng và giới tinh hoa quốc gia nhằm làm mất uy tín của hệ thống chính trị hiện hành và giá trị truyền thống - văn hóa dân tộc; mở rộng kinh tế và tài chính, hình thành sự phụ thuộc vào các khoản vay bên ngoài; khuyến khích chủ nghĩa ly khai dân tộc.

Do bị thao túng thông tin một cách có chủ đích, một cá nhân bắt đầu hành động trên cơ sở các nhu cầu hư cấu được tạo ra một cách giả tạo, không nhận ra thực tế và tự gây hại cho bản thân cũng như cộng đồng. Để thực hiện hiệu quả kịch bản này, cần có nguồn “nguyên liệu” là một xã hội có trình độ học vấn thấp, nhu cầu trung bình, ít có khả năng tư duy sáng tạo và dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin.

Để có được một xã hội như vậy làm “chất liệu”, các “nhà thiết kế” Mỹ giải quyết bằng cách đơn giản hóa và phổ cập hóa các chương trình giáo dục, áp đặt các tiêu chuẩn giáo dục cho các nước bên ngoài, tạo điều kiện lý tưởng cho những người nước ngoài tài năng làm việc trong các thực thể nghiên cứu của Mỹ. Do đó, chính tác động thông tin và tâm lý thông qua không gian mạng, chứ không phải quân sự, mới là yếu tố quyết định trong khuôn khổ của một cuộc chiến tranh hỗn hợp hiện đại.

TIN LIÊN QUAN
Truyền thông 'bẩn' và sự cần thiết định danh các tài khoản mạng xã hội

Người hưởng lợi và nạn nhân

Không phải ngẫu nhiên mà không gian thông tin ngày nay trở thành đấu trường đối đầu khốc liệt. Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này được thực hiện trên hai lĩnh vực chính: thông tin - tâm lý và thông tin - kỹ thuật (phần mềm - công nghệ). Đối tượng tác động trong khuôn khổ thứ nhất là cá nhân, xã hội và nhà nước với tư cách là những đơn vị thông tin - tâm lý có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin.

Mục tiêu của sự thao túng là hình thành thế giới quan, nguyên tắc, lý tưởng, khuôn mẫu hành vi cần thiết. Trên thực tế, đó là việc định dạng lại ý thức cá nhân và nhóm người, có tính đến các đặc điểm tâm lý. Liên quan đến phương diện này, các phương tiện truyền thông đại chúng, các hiệp hội chính thức và không chính thức, các phong trào thế tục và tôn giáo, cùng các công cụ khác được Mỹ sử dụng để thực hiện các giai đoạn của chương trình tâm lý. Chính đường hướng này mang tính quyết định về hiệu quả và cho phép họ thực hiện chức năng “thao túng tâm lý”.

Hợp phần thứ hai - công nghệ thông tin - nhằm phát triển các công nghệ cho phép hoạt động trong không gian mạng, tác động đến mảng thông tin, cơ sở hạ tầng và dữ liệu. Các cuộc tấn công của tin tặc, virus độc hại, gian lận dữ liệu và đánh cắp dữ liệu bí mật đều là những yếu tố tác động của công nghệ thông tin. Sự phát triển của công nghệ thúc đẩy thị trường và cho phép Mỹ tạo ra một môi trường có lợi nhuận cho các hoạt động như vậy. Các quốc gia kém tiềm lực khoa học và công nghệ buộc phải từ bỏ của cải có thực (tài nguyên thiên nhiên, tài sản hữu hình) để đổi lấy một sản phẩm ảo.

Ngày nay, thông tin đang trở thành một phương tiện phổ biến để đạt được các mục tiêu kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, xu hướng gia tăng sự phụ thuộc của xã hội và cá nhân vào thế giới ảo có tác động làm thay đổi quan niệm truyền thống của một người về bản thân, về thế giới xung quanh và về vị trí của mình trong đó. Không gian mạng đang được các lực lượng quân sự và cơ quan tình báo của nhiều quốc gia tích cực phát triển.

Mỹ và NATO đánh đồng một cách hợp pháp một cuộc tấn công mạng với một cuộc tấn công vũ trang và phân loại không gian mạng là một trong những lĩnh vực hoạt động quân sự. Điều này mở ra một trang mới trong lịch sử đối đầu giữa các quốc gia. Đối tượng của thông tin phá hoại và tác động là tâm lý của người dân, với nhiệm vụ là làm tổn hại đến đời sống tinh thần và đạo đức của người dân, ký ức lịch sử và văn hóa, thế giới quan, lý tưởng đạo đức của họ.

Mục tiêu quan trọng nhất của quá trình này là hình thành một xã hội tiêu dùng, không có cốt lõi bên trong và không thể chống lại sự bành trướng thông tin và tâm lý. Trong bối cảnh đó, các hệ thống nhà nước khác cần phải có các công cụ và đủ năng lực cần thiết để vô hiệu hóa các mối đe dọa an ninh hiện đại trong tương lai.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng 'tiêu chuẩn kép và thao túng chính trị' trong vấn đề Iran

Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng 'tiêu chuẩn kép và thao túng chính trị' trong vấn đề Iran

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, Bắc Kinh kêu gọi Mỹ, Anh và Australia nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ ...

Cần phát huy vai trò tư vấn phản biện hiệu quả của báo chí

Cần phát huy vai trò tư vấn phản biện hiệu quả của báo chí

"Trách nhiệm xã hội của báo chí không chỉ là truyền bá thông tin, phản ánh sự thật, mà còn cần sự định hướng xã ...

Báo chí cần giữ vững và phát huy vai trò tiên phong, chủ lực trong công tác thông tin tuyên truyền

Báo chí cần giữ vững và phát huy vai trò tiên phong, chủ lực trong công tác thông tin tuyên truyền

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị thời gian tới báo chí cần phải giữ vững và phát huy vai trò ...

Vai trò của báo chí đối ngoại trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vai trò của báo chí đối ngoại trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo chí nói chung và lực lượng báo chí đối ngoại đóng vai trò quan trọng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc bảo ...

AI - Tương lai của báo chí

AI - Tương lai của báo chí

Gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hình bối cảnh báo chí, từ thu thập ...

(Belarus Today)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
XSMN 27/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4/2024. xổ số ngày 27 tháng 4

XSMN 27/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4/2024. xổ số ngày 27 tháng 4

XSMN 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 27/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 27 tháng 4. XSMN thứ 7. xổ số hôm ...
Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Theo Yonhap, nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, tín hiệu tích cực cho sự phục hồi sau giai đoạn tăng trưởng ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 28/4/2024: Sư Tử đừng ghen thái quá

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 28/4/2024: Sư Tử đừng ghen thái quá

Tử vi hôm nay 28/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 27/4 - SXMN 27/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 27/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 27/4 - SXMN 27/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 27/4/2023. kết quả xổ số ngày 27 tháng 4. xổ số hôm nay 27/4. SXMN 27/4. XSMN ...
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người ly tán.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động