Thấy gì qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD của Mỹ?

Phan Quân
TGVN. Gói cứu trợ 1.900 tỷ USD được kỳ vọng có thể khắc phục hệ quả về sinh mạng và kinh tế của Mỹ sau đại dịch Covid-19, song sự thực có đơn giản như vậy?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đêm ngày 6/3 (theo giờ địa phương), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ Covid-19, hay còn gọi là “Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ” 1.900 tỷ USD. Dự luật này sẽ được chuyển lại Hạ viện để biểu quyết lần nữa vào ngày 9/3.

Nếu được phê chuẩn, dự luật hoàn chỉnh sẽ được đệ trình lênTổng thống Joe Biden.

Các nhà lập pháp kỳ vọng đạo luật sẽ được ký ban hành trước ngày 14/3, thời điểm các trợ cấp thất nghiệp bổ sung hiện tại sẽ tới hạn.

Thượng Nghị sỹ đảng Dân chủ bang New York Chuck Schumer phát biểu sau khi dự thảo về gói cứu trợ 1.900 tỷ USD được thông qua. (Nguồn: Reuters)
Thượng Nghị sỹ đảng Dân chủ bang New York Chuck Schumer vui mừng sau khi dự thảo về gói cứu trợ 1.900 tỷ USD được thông qua. (Nguồn: Reuters)

Một mặt, gói cứu trợ khổng lồ này có thể góp phần khắc phục hệ quả của đại dịch Covid-19 và xây dựng uy tín của ông Joe Biden. Mặt khác, nó cũng để lộ những chia rẽ trong nội bộ và đặt ra một số vấn đề mà Washington cần sớm giải quyết.

Cú hích cần thiết

Thứ nhất, gói cứu trợ 1.900 tỷ USD này được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích lớn cho quá trình phục hồi nền kinh tế Mỹ trước đại dịch Covid-19.

Về mặt cá nhân, gói cứu trợ bao gồm khoản trợ cấp 1.400 USD cho người Mỹ có thu nhập ít hơn 80.000 USD hoặc các cặp vợ chồng thu nhập dưới 160.000 USD, gia hạn trợ cấp thất nghiệp khẩn cấp trị giá 300 USD/tuần, tăng tín dụng thuế dành cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, hỗ trợ các công ty bất động sản nhỏ lẻ.

Gói cứu trợ cũng dành 350 tỷ USD nhằm trợ giúp các chính quyền bang và địa phương, 160 tỷ USD cho chương trình tiêm chủng và xét nghiệm Covid-19, 129 tỷ USD cho các trường học và 25 tỷ USD nhằm chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang rơi vào tình cảnh ảm đạm chưa từng có trong nhiều thập niên gần đây, gói cứu trợ khổng lồ được kỳ vọng có thể thúc đẩy quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ.

Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang rơi vào tình cảnh ảm đạm chưa từng có trong nhiều thập niên gần đây, gói cứu trợ khổng lồ được kỳ vọng có thể thúc đẩy quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ.

Thứ hai, việc gói cứu trợ đặc biệt quan trọng với tương lai của nước Mỹ được thông qua sẽ tạo động lực để chính quyền Tổng thống Joe Biden tiếp tục đề xuất những dự luật cần thiết, kiên quyết hiện thực hóa tầm nhìn của ông về “chữa lành nước Mỹ” thời gian tới. Đó có thể là các chính sách nội trị như quản lý người nhập cư, đề xuất tăng lương tối thiểu, chương trình Medicare, hay đối ngoại như định hướng về quan hệ với Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và khu vực Trung Đông.

Thứ ba, gói cứu trợ được thông qua thể hiện cam kết của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm “chữa lành nước Mỹ”, với ưu tiên hàng đầu ở hiện tại là phòng, chống dịch Covid-19, khôi phục niềm tin của người dân Mỹ vào thể chế, chính sách của Washington sau 4 năm sóng gió.

Tin liên quan
Kinh tế Mỹ hứa hẹn khởi sắc sau khi Thượng viện thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD Kinh tế Mỹ hứa hẹn khởi sắc sau khi Thượng viện thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD

Khảo sát mới nhất của AP/NORC cho thấy 70% cử tri Mỹ ủng hộ công cuộc chống dịch Covid-19 của Tổng thống Joe Biden, trong đó 44% là cử tri Cộng hòa.

Dù nghi ngờ rằng đương kim Tổng thống đang hưởng “tuần trăng mật” và số liệu có ít nhiều chênh lệch với một vài khảo sát khác, Washington Post cho rằng đây vẫn là tỷ lệ ủng hộ Tổng thống hiếm gặp trong thời gian gần đây.

Vấn đề cấp thiết

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, gói cứu trợ này cũng đặt ra một số vấn đề cấp thiết mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cần sớm giải quyết.

Thứ nhất, nó đã để lộ chia rẽ sâu sắc trên chính trường Mỹ, trước hết là nội bộ đảng Dân chủ: Có tới 8 Thượng nghị sỹ đảng này đã bỏ phiếu chống lại việc tăng lương tối thiểu lên 15 USD/giờ, khiến đề xuất này thất bại, buộc các thành viên còn lại của đảng Dân chủ phải loại bỏ đề mục này khỏi dự thảo để gói cứu trợ 1.900 tỷ USD được thông qua. Ngược lại, đảng Cộng hòa duy trì sự đoàn kết khi 49 Thượng Nghị sỹ đều bỏ phiếu chống dự thảo gói cứu trợ đảng Dân chủ đề xuất.

Việc không thể thông qua toàn bộ nghị trình dù có đa số tại Thượng viện và Hạ viện là tín hiệu đáng ngại với đảng Dân chủ nói chung và chính quyền Tổng thống Joe Biden nói riêng.

Gói cứu trợ 1.900 tỷ USD đã để lộ một số chia rẽ trong nội bộ đảng Dân chủ. (Nguồn: AP)
Gói cứu trợ 1.900 tỷ USD đã để lộ một số bất đồng trong nội bộ đảng Dân chủ. (Nguồn: AP)

Thứ hai, gói cứu trợ khổng lồ 1.900 tỷ USD có thể khiến chính phủ Mỹ buộc phải cắt giảm hàng chục tỉ USD dành cho các chương trình khác như những khoản vay dành cho sinh viên, chương trình bảo hiểm y tế quốc gia Medicare. Chương trình nhà ở, thu thuế, bảo vệ nhà đầu tư và hoạt động hỗ trợ người thất nghiệp quốc gia không phải là ngoại lệ.

Giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) Philip Swagel ngày 25/2 đã lên tiếng cảnh báo rằng gói cứu trợ sẽ đẩy thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ lên 1.900 tỷ USD trong thập kỷ tới. Hạ Nghị sỹ đảng Cộng hòa Jason Smith, thành viên Ủy ban Ngân sách Hạ viện, nhận định “dự luật này sẽ phương hại trực tiếp đến tầng lớp lao động Mỹ”.

Thứ ba, các điều khoản ràng buộc sẽ khiến gói cứu trợ này sẽ không thể tới tay hàng triệu hộ gia đình. Theo Reuters, trong thỏa hiệp với thành viên đảng Dân chủ ôn hòa tại Thượng viện, các khoản thanh toán cứu trợ Covid-19 theo gói 1.900 tỷ USD được sửa đổi sẽ chỉ dành cho cá nhân có thu nhập ít hơn 80.000 USD/năm hoặc các cặp vợ chồng có thu nhập dưới 160.000 USD/năm.

Việc không thể thông qua toàn bộ nghị trình dù có đa số tại Thượng viện và Hạ viện là tín hiệu đáng ngại với đảng Dân chủ nói chung và chính quyền Tổng thống Joe Biden nói riêng.

Một nhà phân tích thuế của Viện Doanh nghiệp Mỹ Kyle Pomerleau cho biết, điều đó có nghĩa là gần 9 triệu hộ gia đình sẽ không được nhận khoản thanh toán trực tiếp thời gian này. Như vậy, theo nhà phân tích Steve Wamhoff của Viện Chính sách Kinh tế và Thuế (ITEP), với 60% số người Mỹ có thu nhập thấp và đang thực sự cần giúp đỡ, về cơ bản là không hề có sự khác biệt.

Kết quả của gói cứu trợ 1.900 tỷ USD ra sao vẫn là ẩn số. Song chắc chắn rằng Washington còn rất nhiều việc phải làm để hiện thực hóa tầm nhìn “chữa lành nước Mỹ” của Tổng thống Joe Biden.

TIN LIÊN QUAN
Đạo luật ‘Vì nhân dân’: Người dân Mỹ đi bỏ phiếu dễ dàng hơn?
Mỹ thử nghiệm pháo laser cho máy bay chiến đấu
Giải mã 8 trọng tâm đối ngoại của Mỹ. Nửa định hướng, nửa ưu tiên
Khởi động tập trận với Mỹ, Hàn Quốc đón đầu, khuyên Triều Tiên nên 'khôn ngoan, linh hoạt'
Ngoại trưởng Trung Quốc nêu đề xuất 3 điểm để hạ nhiệt tình hình Myanmar

Đọc thêm

Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Sau khi giúp Bayern Munich loại Arsenal ở vòng tứ kết, HLV Thomas Tuchel cán mốc đặc biệt trong lịch sử Cúp C1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh đông đảo cán bộ, công nhân vẫn làm việc miệt mài trên công trường dự án ngay trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Hùng nhân ngày Giỗ Tổ Hùng ...
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Israel sẽ tự ra quyết định để bảo vệ quốc gia, trong khi Iran cảnh báo sẽ có phản ứng quy mô lớn nếu Israel có động thái trả đũa dù là nhỏ nhất.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động