Nhỏ Bình thường Lớn

Thay vì chiến lược ‘Không Covid-19’, Australia đang tìm cách tiếp cận mới

Australia từng theo đuổi chiến lược 'Không Covid-19' bằng nhiều biện pháp nghiêm ngặt. Nhưng với biến thể Delta, tình thế đang thay đổi.
Hiện có hơn một nửa trong số 25 triệu dân của Australia đang sống trong tình trạng giãn cách nghiêm ngặt vì Covid-19. (Nguồn: AFP)
Hiện có hơn một nửa trong số 25 triệu dân của Australia đang sống trong tình trạng giãn cách vì Covid-19. (Nguồn: AFP)

Tiến sĩ Cliff - bác sĩ huyết học ở Melbourne và Tiến sĩ Fernandes - bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ ở Sydney có bài phân tích trên tờ The New York Times về những khó khăn trong công cuộc đối phó với biến thể Delta ở Australia. Hai bác sĩ này, làm việc ở bộ phận chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện nơi họ công tác, đều cho rằng, Australia cần có cách tiếp cận mới trong cuộc chiến chống Covid-19.

“Bối rối” trước Delta

Cho đến gần đây, Australia vẫn khá tự tin về hiệu quả chống dịch của đất nước: Thông qua việc đóng cửa biên giới nghiêm ngặt, các đợt phong tỏa kéo dài và vị trị địa lý nằm giữa đại dương, đất nước này đã tránh được một đợt bùng phát quy mô lớn.

Tuy nhiên, biến thể Delta đã đảo lộn thành công đó.

Hiện có hơn một nửa trong số 25 triệu dân của Australia đang sống trong tình trạng giãn cách nghiêm ngặt - bao gồm lệnh giới nghiêm qua đêm, giới hạn đi lại chỉ khoảng 5km từ nhà và hạn chế tập thể thao ngoài trời.

Bang New South Wales (NSW), Australia hiện ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất cả nước. Ngày 8/9, bang NSW ghi nhận 1.405 ca mắc mới Covid-19 và 5 ca tử vong. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở bang đông dân nhất Australia này hiện đạt gần 43%. Giới chức bang hi vọng, tỷ lệ này sẽ đạt ngưỡng 70% vào giữa tháng 10 và 80% vào đầu tháng 11 tới.

Tình hình dịch bệnh xấu đi ở khu vực Đông Nam Australia khiến Thủ tướng Scott Morrison tháng 8 vừa qua đã phải thừa nhận rằng “rất ít khả năng” nước này sẽ trở lại trạng thái không ca nhiễm trong cộng đồng.

Tuy nhiên, số trường hợp nhiễm Covid-19 đã tăng lên hơn 1.600 ca/một ngày, nhiều nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Trong bối cảnh các nhà chức trách tăng cường các biện pháp hạn chế, các bệnh viện đang đạt đến ngưỡng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 thì chương trình tiêm chủng bị trì hoãn của Australia mới bắt đầu có động lực.

Trước khi biến thể Delta xuất hiện, các đợt phong tỏa tích cực của Australia đã dập tắt được các ca nhiễm. Cuộc sống trở lại gần như bình thường từ khoảng tháng 12/2020 đến tháng 5/2021.

Nhưng điều này khiến đất nước "rơi vào cảm giác an toàn sai lầm", trong khi chỉ 8% người Australia được tiêm phòng đầy đủ vào tháng 7/2021.

Động lực tiêm vaccine Covid-19

Việc tiêm phòng ở Australia đã tiến triển trong những tuần gần đây, nhờ vào nguồn cung vaccine Pfizer ngày càng tăng.

Với mục tiêu được thoát khỏi những lệnh hạn chế chặt chẽ, người dân Australia bắt đầu “chịu khó” đi tiêm phòng. Hiện gần 39% người Australia đã được tiêm phòng đầy đủ và 64% đã tiêm ít nhất một liều.

Nguyên nhân Australia triển khai chiến lược tiêm vaccine chậm chạp được cho là xuất phát từ việc nước này không thể sản xuất vaccine mRNA.

Việc Australia phụ thuộc vào vaccine AstraZeneca cũng góp phần đưa đến sự chậm chạp đó.

Khi ghi nhận một số trường hợp đông máu hiếm gặp liên quan đến vaccine AstraZeneca, các chính trị gia tranh cãi, các phương tiện truyền thông địa phương không ngừng công kích. Sự do dự và trì hoãn tiêm vaccine AstraZeneca ngày càng lan rộng ở Australia.

Với tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, Australia tỏ ra khá lúng túng khi biến thể Delta xuất hiện.

Độc lực gia tăng, tốc độ lây lan nhanh của biến thể, kết hợp với thời tiết mùa Đông của Australia, đã dẫn đến nhiều đợt bùng phát nhanh chóng trên khắp đất nước.

Tin liên quan
Thủ tướng Australia: Mọi người có thể ôm hôn nhau vào đêm Giao thừa Thủ tướng Australia: Mọi người có thể ôm hôn nhau vào đêm Giao thừa

Vụ việc một tài xế xe limousine đưa đón khách sân bay và một nhân viên lễ tân của bệnh viện chữa trị Covid-19, đều chưa được tiêm phòng, khi bị nhiễm bệnh đã lây truyền cho nhiều người khiến dư luận hoang mang.

Trong nỗ lực tìm vaccine Pfizer mRNA càng sớm càng tốt, Australia đã phải nhờ cậy đến cơ chế COVAX để có tạm 500.000 liều. Nước này cũng nhận được sự hỗ trợ và nhượng lại vaccine từ Ba Lan, Anh và Singapore.

Dù tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng nhưng có lẽ phải mất nhiều tháng nữa Australia mới tính đến việc nới lỏng các hạn chế.

Biến thể mới, chiến thuật mới

Đến nay, Australia vẫn đóng cửa biên giới. Các trường hợp được xem xét xuất, nhập cảnh ở Australia rất ít với nhiều thủ tục khó khăn.

Với nỗ lực ngăn chặn số ca lây nhiễm, hạn ngạch đi lại vẫn tiếp tục bị cắt giảm.

Cơ chế áp dụng cho người nhập cảnh phải cách ly tại khách sạn 14 ngày đôi lúc bị nghi ngờ về tính hiệu quả và được cho là mối đe dọa bùng phát dịch khi vẫn nhiều người tìm cách trốn cách ly.

Các bang của Australia đang ngày càng dựa vào lực lượng cảnh sát và quân đội để chung tay trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Giống như nhiều quốc gia khác, chính sách phong tỏa đang gây thiệt hại cho nền kinh tế Australia hàng tỷ USD.

Mặc dù áp dụng phong tỏa, số ca nhiễm ở Australia vẫn tiếp tục tăng. Chiến lược “Không Covid-19” đang ngày càng trở nên xa tầm tay.

Nhiều người Australia tỏ ra mệt mỏi và chán nản.

Rõ ràng, Australia không thể đánh bại biến thể Delta bằng các chiến thuật hiệu quả trước đây. Nước này cần có một cách tiếp cận mới.

Chiến lược ngoại giao vaccine với ba mũi tiếp cận

Chiến lược ngoại giao vaccine với ba mũi tiếp cận

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh ngoại giao vaccine trong và ngoài nước với ba ...

Cơ hội cho Australia tại Thượng đỉnh G7: Thời tới cản không nổi!

Cơ hội cho Australia tại Thượng đỉnh G7: Thời tới cản không nổi!

Thủ tướng Australia Scott Morrison đến Cornwall, Vương quốc Anh, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2021 với vai trò khách mời ...