The Economist phân tích 3 xu hướng mới trong trật tự toàn cầu thời hậu Covid-19

Minh Anh
TGVN. Theo Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) trực thuộc Tập đoàn The Economist của Anh, đại dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) sẽ không tạo ra một trật tự toàn cầu hoàn toàn mới, nhưng sẽ mang đến những thay đổi ở ba khía cạnh quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
the economist phan tich 3 xu huong moi trong trat tu toan cau thoi ki hau covid 19 The Economist dự báo 5 rủi ro hàng đầu đối với kinh tế toàn cầu năm 2020
the economist phan tich 3 xu huong moi trong trat tu toan cau thoi ki hau covid 19 The Economist: Tiến trình toàn cầu hóa đã nhường bước cho một tình trạng uể oải
the economist phan tich 3 xu huong moi trong trat tu toan cau thoi ki hau covid 19
Đại dịch Covid-19 đã và đang len lỏi vào từng ngõ ngách của thế giới. (Nguồn: The Economist)

Trong bài viết mới đây có tiêu đề “Địa chính trị hậu Covid-19: Đại dịch có phải là một bước ngoặt?”, EIU đã chỉ ra 3 xu hướng mới trong đời sống chính trị quốc tế với 6 chỉ dấu cụ thể, bao gồm:

Thứ nhất, bộc lộ những thực tế mà trước tới nay chưa được quan tâm đúng mức, chẳng hạn như việc Trung Quốc đã thiết lập phạm vi ảnh hưởng tại nhiều khu vực trên thế giới mà trước kia nhiều nước không để ý.

Thứ hai, đẩy nhanh các xu hướng địa chính trị hiện nay, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như sự dịch chuyển quyền lực từ Tây sang Đông.

Thứ ba, Covid-19 có khả năng là chất xúc tác cho những thay đổi khó dự đoán hiện nay ở cả những nước phát triển và đang phát triển về những vấn đề như tương lai của Liên minh châu Âu (EU), vai trò của Nga và các cường quốc tầm trung khác.

Vòng xoáy cạnh tranh quyền lực

Lịch sử đã chứng minh các cuộc khủng hoảng thường góp phần làm gia tăng cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Không phải ngoại lệ, cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra đã và đang làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn rất căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

EIU cho rằng, những đổ vỡ trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ khó có khả năng được hàn gắn trong thời gian ngắn. Thay vào đó, dịch bệnh sẽ làm gia tăng các mâu thuẫn cơ bản giữa Mỹ và Trung Quốc, phá vỡ sự hòa hoãn tạm thời giữa hai bên sau thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký kết hồi đầu năm nay.

Ngay cả trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, căng thẳng và nguy cơ đối đầu giữa hai bên tại Biển Đông vẫn gia tăng. Covid-19 không phải là nguyên nhân tạo ra những khó khăn mới trong quan hệ Mỹ - Trung mà chỉ thúc đẩy thêm những xu hướng đã hiện hữu từ nhiều năm qua khi hai nước cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế và chính trị toàn cầu.

Chiến tranh thông tin bùng nổ

Bên cạnh những căng thẳng vốn tồn tại lâu đời giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc chiến "thông tin" nhằm công kích lẫn nhau.

Trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng quốc tế về thông tin và dư luận, Trung Quốc nhấn mạnh vào sự so sánh tương phản giữa "hiệu quả" của Bắc Kinh trong việc khống chế dịch bệnh Covid-19 tại quốc gia châu Á này với "sai lầm" trong mô hình dân chủ của Washington và phương Tây. Ngoài ra, hai cường quốc hàng đầu thế giới còn liên tiếp “ăn miếng, trả miếng” trong lĩnh vực truyền thông khi lần lượt trục xuất các phóng viên, nhà báo và hạn chế các hoạt động tác nghiệp tại nước sở tại.

the economist phan tich 3 xu huong moi trong trat tu toan cau thoi ki hau covid 19
Các nhà báo nước ngoài trò chuyện sau cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18/3. (Nguồn: AP)

Cán cân quyền lực chuyển dịch

Đại dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy sự dịch chuyển cán cân quyền lực toàn cầu từ Tây sang Đông thông qua những tác động tiêu cực sâu rộng và để lại hậu quả lâu dài đối với các nền kinh tế phát triển của Mỹ và châu Âu.

Những biện pháp tài chính và tiền tệ mà những nước này đã và đang đưa ra để hỗ trợ nền kinh tế chưa chắc đủ hiệu quả để đảo ngược tác động tiêu cực của dịch bệnh. Ngược lại, chúng chắc chắn sẽ làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng nợ công về trung hạn.

Trong khi đó, Trung Quốc lại được hưởng lợi khi là một trong những quốc gia đầu tiên vượt qua khủng hoảng, sở hữu nhiều điều kiện tập trung nguồn lực vực dậy nền kinh tế. Giới phân tích dự báo, Trung Quốc sẽ có thêm khả năng trở thành một siêu cường toàn cầu sau khủng hoảng.

Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng

Chắc chắn đại dịch Covid-19 sẽ ít nhiều làm dấy lên những nghi ngại về sự lệ thuộc vào các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc cũng như trách nhiệm của nước này khi không có những bước đi phù hợp trong giai đoạn đầu của dịch bệnh.

Tuy nhiên, những yếu tố này sẽ khó tác động đến vị thế của Trung Quốc như một siêu cường có tầm ảnh hưởng lớn hơn sau đại dịch. Hiện Trung Quốc đang cố sức khắc phục những tổn hại về uy tín và hình ảnh trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, thông qua hỗ trợ y tế cho các nước và khu vực khác trên thế giới.

the economist phan tich 3 xu huong moi trong trat tu toan cau thoi ki hau covid 19
Dịch Covid-19 được nhìn nhận là sẽ làm sâu sắc thêm các mâu thuẫn cơ bản giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trung Quốc cũng sẽ tìm cách khoét sâu vào những hạn chế của Mỹ trong phản ứng đối với đại dịch. Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và châu Âu chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhiều khả năng cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra sẽ chỉ càng làm bộc lộ rõ hơn những khu vực ảnh hưởng đã định hình của Trung Quốc tại châu Phi, khu vực Đông Âu, Mỹ Latin và Đông Nam Á.

Thông qua việc cung cấp viện trợ về y tế và tài chính, trang thiết bị cho các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, Trung Quốc được cho là càng có nhiều cơ hội mở rộng ảnh hưởng hơn. Quốc gia châu Á này đang thiết lập một "Vành đai và Con đường" về y tế tại một số nước châu Phi, vừa để củng cố hình ảnh và quyền lực "mềm" trên phạm vi toàn cầu, vừa để bảo vệ các lợi ích kinh tế và an ninh của nước này tại. Theo đó, các khu vực ảnh hưởng mới thiết lập của Bắc Kinh sẽ trở thành những "đấu trường" mới cho cạnh tranh và xung đột nước lớn giữa Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh.

Vai trò lãnh đạo của Mỹ bị lung lay?

Chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy sự suy giảm sức mạnh toàn cầu của Washington, bởi nhiều quốc gia cho rằng, nước này không còn là một đối tác đáng tin cậy cho dù trên thực tế, Mỹ vẫn là siêu cường toàn cầu về cả sức mạnh kinh tế lẫn quân sự.

Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi chính trường quốc tế đã và đang tạo cơ hội cho Trung Quốc lấp vào những khoảng trống nhất định, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 càng khiến Mỹ tập trung nguồn lực và sự chú ý vào trong nước. Việc đánh giá thấp sức mạnh và ảnh hưởng lãnh đạo của Mỹ lúc này sẽ là một sai lầm. Hơn lúc nào hết, Mỹ đang ý thức rất rõ những tham vọng, toan tính của Trung Quốc và chắc chắn sẽ đáp trả.

Châu Âu lúng túng trước khủng hoảng

Thất bại trong việc phản ứng nhanh chóng với khủng hoảng và xu hướng mỗi nước thành viên tự lo cho người dân đã giáng một đòn mạnh vào Liên minh châu Âu (EU).

Tin liên quan
the economist phan tich 3 xu huong moi trong trat tu toan cau thoi ki hau covid 19 The Economist dự báo 5 rủi ro hàng đầu đối với kinh tế toàn cầu năm 2020

Các nước thành viên EU không hành động thống nhất và phối hợp khi khủng hoảng nổ ra, thay vào đó là hành động đơn phương, đóng cửa biên giới, ngừng đi lại tự do và dừng các quan hệ giao thông vận tải mà không có sự phối hợp.

Không khó để nhận ra mức độ chia rẽ và thiếu đoàn kết của châu Âu được phơi bày, khi lời kêu gọi trợ giúp của Italy ban đầu bị nhiều nước châu Âu khác phớt lờ, thậm chí có thành viên còn ngăn chặn xuất khẩu thuốc men và trang thiết bị y tế, cho phép Trung Quốc "nhảy vào" cung cấp viện trợ, qua đó củng cố thêm ảnh hưởng toàn cầu của nước này.

Phản ứng muộn màng với dịch bệnh, Brussels đã đề nghị hỗ trợ các thành viên EU gặp khó khăn cũng như các nước thành viên có nhu cầu khác ở Tây Balkan nhưng khi đó thì "mọi sự đã rồi". Tình trạng chia rẽ cùng tâm lý oán giận đã hình thành và sẽ tồn tại dai dẳng. Dịch bệnh lan rộng sẽ càng làm dấy lên sự chia rẽ trong lòng châu Âu, giữa phía Bắc và phía Nam, phía Đông với phía Tây. Tiếp sau các cuộc khủng hoảng nợ, nhập cư và Anh rời khỏi EU (còn được gọi là Brexit), cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ càng khiến EU suy yếu.

the economist phan tich 3 xu huong moi trong trat tu toan cau thoi ki hau covid 19 Việt Nam – "Ra khơi thuận buồm xuôi gió"

Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016 với chủ đề "Diễn đàn cấp cao Việt Nam 2016 - Ra khơi thuận buồm xuôi gió", sẽ ...

the economist phan tich 3 xu huong moi trong trat tu toan cau thoi ki hau covid 19 The Economist: Châu Âu cần 'xoay trục' sang châu Á?

Trước những căng thẳng trên Biển Đông gần đây, khi Mỹ đưa tàu chiến đến khu vực, Liên minh châu Âu (EU) chỉ phản ứng ...

the economist phan tich 3 xu huong moi trong trat tu toan cau thoi ki hau covid 19 Nguy cơ chiến tranh Biển Đông vào top 10 mối đe dọa toàn cầu

Hành động của Trung Quốc sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang và nguy cơ leo thang căng thẳng trong khu vực.

Minh Anh (theo The Economist Intelligence Unit)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động