Thế giới khép lại năm 2022, mở ra bức tranh 2023 nhiều màu sắc mới

Phan Quân
Năm 2022 đã khép lại với nhiều mảng tối, song vẫn còn đó gam màu tươi sáng, mở ra hy vọng về 365 ngày tới tốt đẹp hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia ngày 15-16/11/2022. (Nguồn: CNN)
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia ngày 15-16/11/2022. (Nguồn: CNN)

Bức tranh xám màu…

Có thể gọi tên năm 2022 là năm của xung đột. Xung đột Nga-Ukraine bùng phát đã đặt quan hệ Nga-phương Tây ở thế đối đầu trực diện, đe dọa phá vỡ cấu trúc an ninh châu Âu và mang đến nhiều thay đổi chưa từng có tới cục diện chính trị - an ninh thế giới sau Chiến tranh Lạnh.

Đó là chưa kể tới sự nổi lên của hàng loạt điểm nóng khác như biên giới Kyrgyzstan-Tajikistan, Armenia-Azerbaijan. Diễn biến tại Eo biển Đài Loan sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, cùng tình hình ngày một căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ít người lo ngại. Biển Đông, Biển Hoa Đông, an ninh Afghanistan, biên giới Ấn-Trung, căng thẳng trên Địa Trung Hải, khu Bờ Tây/dải Gaza còn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng, bùng phát thành đụng độ.

Năm 2022 cũng chứng kiến sự đối đầu, đặc biệt là giữa các nước lớn, ngày càng cam go hơn bao giờ hết. Cạnh tranh Mỹ-Trung trở nên gay gắt, toàn diện hơn, với sự mở rộng sang lĩnh vực công nghệ, chất bán dẫn, trên mạng và trong không gian. Đạo luật CHIPS và Khoa học, cùng Đạo luật giảm lạm phát cho thấy nỗ lực của Mỹ nhằm làm chủ, cải thiện năng lực sản xuất trong lĩnh vực chip bán dẫn và xe ôtô điện, cũng như kiểm soát việc xuất khẩu chip bán dẫn sang Trung Quốc. Chiến lược an ninh quốc gia, Chiến lược quốc phòng quốc gia Mỹ đều coi Trung Quốc là đối thủ số một và thách thức dài hạn. Ngân sách quốc phòng tăng 45 tỷ USD so với năm ngoái sẽ giúp Washington “mạnh tay” hơn trong tăng cường tiềm lực quốc phòng trước thách thức đến từ năng lực quân sự của Trung Quốc.

Đáp lại, Trung Quốc sẵn sàng bày tỏ thái độ gay gắt với Mỹ về vấn đề Đài Loan, nguyên tắc cốt lõi và nền tảng trong quan hệ hai nước. Trước các lệnh hạn chế thương mại đến từ Washington, Bắc Kinh đang đẩy mạnh phát triển và hướng tới tự chủ trong ngành công nghiệp bán dẫn, ngay cả khi phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đồng thời, Trung Quốc đẩy mạnh triển khai các sáng kiến đa phương, cơ chế hợp tác thương mại do nước này làm trung tâm.

Trong khi đó, sự bùng phát xung đột tại Ukraine đã khiến mối quan hệ giữa Washington và Moscow xấu đi nhanh chóng, chạm đáy trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Bên cạnh hàng chục tỷ USD viện trợ về tài chính và quân sự dành cho Kiev, Washington và phương Tây đã áp đặt nhiều đợt trừng phạt toàn diện, chưa từng có về chính trị, kinh tế và ngoại giao khiến xứ bạch dương gặp nhiều khó khăn. Nga đáp trả bằng nhiều biện pháp tương tự, đồng thời nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, củng cố và tăng cường quan hệ với các đối tác như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Sự bùng phát của xung đột, nổi lên của nhiều điểm nóng, cùng đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại một số nước, bao gồm Trung Quốc, đã tác động nghiêm trọng tới tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới. Chuỗi cung ứng đứt gãy, nhu cầu tiêu thụ chậm, thiếu hụt nguyên vật liệu then chốt cùng quá trình vận chuyển kéo dài khiến không ít nhà sản xuất, doanh nghiệp lớn “lao đao”. Giá nhiên liệu, lương thực toàn cầu tăng cao do các đợt trừng phạt giữa Nga và phương Tây, cùng với chủ nghĩa bảo hộ thương mại đã khiến hàng chục triệu người, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, gặp khó khăn trong việc đảm bảo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Cuối cùng, năm 2022 là năm của sự mất mát. Xung đột Nga-Ukraine đã khiến hàng trăm nghìn người thương vong. Hàng loạt hiện tượng khí hậu dị thường khắp thế giới từ lũ lụt ở Pakistan, mùa hè nóng nhất 500 năm qua tại châu Âu tới bão lớn tại Mỹ, Cuba, Philippines và Việt Nam đã tàn phá cơ sở hạ tầng, khiến nhiều người mất nhà cửa. Chủ nghĩa khủng bố, Hồi giáo cực đoan đứng sau các vụ đánh bom từ châu Phi tới Nam Á tiếp tục là nguy cơ lớn với không ít nước.

Năm 2022 cũng chứng kiến sự qua đời của một số nguyên thủ, lãnh đạo và nhân vật nổi tiếng hàng đầu thế giới. Tháng 7/2022, cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát. Cựu Nữ hoàng Anh Elizabeth II tạ thế sau hơn 70 năm trị vì. Sự ra đi của “vua bóng đá” Pele, người có đóng góp quan trọng đưa bóng đá trở thành “môn thể thao vua”, cũng để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ môn thể thao túc cầu chỉ ít lâu sau khi World Cup 2022 khép lại.

Xét trên những bình diện đó, có lẽ không sai khi cho rằng bức tranh về tình hình thế giới có phần ảm đạm, xám màu hơn bao giờ hết.

Gam màu tươi sáng

Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn gam màu sáng trong bức tranh âm u ấy.

Trước xung đột Nga-Ukraine, cả thế giới đều nhận thức rõ tầm quan trọng của hòa bình hơn bao giờ hết. Nỗ lực thúc đẩy Moscow và Kiev đàm phán ngừng bắn của Liên hợp quốc và một số nước là đáng ghi nhận, dù chưa thành công. Sáng kiến Biển Đen về ngũ cốc cho thấy bất chấp đối đầu trên thực địa, Nga và Ukraine đều nhận thức tầm quan trọng, vị trí của mình trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu, đồng thời sẵn sàng nỗ lực giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực.

Quan hệ Mỹ-Trung cũng cho thấy tín hiệu tích cực. Tháng 11, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), ông Joe Biden đã có cuộc gặp đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cả hai khẳng định sẽ không “đối đầu và xung đột”, dù vẫn cạnh tranh “có trách nhiệm”. Mỹ và Trung Quốc cũng tiếp tục duy trì liên lạc, hợp tác về nợ công, y tế công cộng, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu. Việc Trung Quốc bổ nhiệm cựu Đại sứ Mỹ Tần Cương làm Ngoại trưởng, cùng tuyên bố sẽ ưu tiên quản lý quan hệ hai nước, đã một lần nữa nhấn mạnh tín hiệu này.

Với Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX củng cố vị thế của Chủ tịch Tập Cận Bình, còn đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện Mỹ, xu hướng này có thể sẽ duy trì ít nhất trong hai năm nhiệm kỳ còn lại của Tổng thống Joe Biden.

Ngoài ra, việc nước Anh trải qua ba đời Thủ tướng và hai đời quân chủ trong hai tháng, cùng sự xuất hiện của những gương mặt lãnh đạo mới tại Hàn Quốc, Australia và Malaysia cũng mang đến “làn gió mới” dù còn khó đoán định. Ngược lại, ngày trở lại của ông Benjamin Netanyahu ở cương vị Thủ tướng Israel và ông Lula Da Silva với vị trí Tổng thống Brazil không chỉ cho thấy kinh nghiệm chính trị dày dạn, mà còn ít nhiều phản ánh mong muốn tìm kiếm sự ổn định của cử tri hai nước này giữa biến động nhanh chóng, khó lường của khu vực và thế giới.

Kinh tế thế giới cũng cho thấy điểm tích cực: trước hệ quả từ đại dịch Covid-19 cùng tác động của xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt là tới an ninh lương thực và năng lượng, nhiều nước nhanh chóng đưa ra điều chỉnh về chính sách kinh tế, nỗ lực thích ứng và đã đạt kết quả ban đầu trong kiềm chế lạm phát. Việc Trung Quốc dần nới lỏng chiến lược “Zero Covid” cùng chuyển biến mới trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington vào cuối năm cũng là tín hiệu đáng để mong đợi.

Cuối cùng, bất chấp dịch bệnh và bầu không khí căng thẳng do xung đột Nga-Ukraine, năm 2022 vẫn chứng kiến nhiều sự kiện đa phương quan trọng với một số kết quả đáng chú ý. Thỏa thuận tại Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) hay Hội nghị của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) một lần nữa khẳng định cam kết của các nước trước mục tiêu chung của nhân loại.

Trong khi đó, thông qua việc ba nước thành viên làm chủ nhà cho ba Hội nghị cấp cao ở cấp khu vực và quốc tế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày càng chứng tỏ vai trò trung tâm tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương động lực tăng trưởng của thế giới thời gian tới, trước hàng loạt thách thức cấp bách.

Chừng đó điểm sáng là không quá nhiều, nhưng chắc chắn đủ để chúng ta có thể lạc quan về một năm 2023 bình yên hơn, tốt đẹp hơn đang chờ đợi ở phía trước.

Chuyên gia New Zealand đánh giá thế giới 2022: Một trật tự mới đang định hình, lộn xộn, phức tạp và nhiều 'bẫy'

Chuyên gia New Zealand đánh giá thế giới 2022: Một trật tự mới đang định hình, lộn xộn, phức tạp và nhiều 'bẫy'

Những thay đổi về mặt cấu trúc trong các vấn đề thế giới vẫn đang tiếp diễn khi năm 2022 sắp kết thúc. Trật tự ...

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'

Thế giới năm 2022: Những bức ảnh ấn tượng đi vào lịch sử, xung đột Nga-Ukraine 'chiếm sóng'

Tổng hợp những bức ảnh ấn tượng nhất trong năm 2022 với những sự kiện đi vào lịch sử nhân loại.

Mãn nhãn với gương mặt 'hút hồn' của mỹ nhân đẹp nhất thế giới năm 2022

Mãn nhãn với gương mặt 'hút hồn' của mỹ nhân đẹp nhất thế giới năm 2022

Siêu mẫu Mỹ - Jasmine Tookes vừa được tạp chí điện ảnh TC Candler của Mỹ bình chọn là sao nữ có gương mặt đẹp ...

Tình hình thế giới nổi bật trong năm 2022 và công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Tình hình thế giới nổi bật trong năm 2022 và công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Năm 2022 đầy biến động có thể là một bước chuyển quan trọng trong tiến trình quan hệ quốc tế hiện đại. Đảng và Nhà ...

Đọc thêm

Thủ tướng đề nghị không bỏ sót, không chồng chéo chức năng sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng đề nghị không bỏ sót, không chồng chéo chức năng sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, chủ trì phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới ...
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ.
Việt Nam-Singapore: Hoạt động ngoại giao kinh tế kinh tế ngày càng hiệu quả, cần chú trọng xuất khẩu sản phẩm Halal

Việt Nam-Singapore: Hoạt động ngoại giao kinh tế kinh tế ngày càng hiệu quả, cần chú trọng xuất khẩu sản phẩm Halal

Năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore, với thị phần khoảng 9,22%.
Giá cà phê hôm nay 29/12/2024: Giá cà phê robusta giảm tuần thứ hai liên tiếp, dự báo sẽ còn giảm trong tuần tới; Đầu tư bài bản vẫn thắng lớn

Giá cà phê hôm nay 29/12/2024: Giá cà phê robusta giảm tuần thứ hai liên tiếp, dự báo sẽ còn giảm trong tuần tới; Đầu tư bài bản vẫn thắng lớn

Giá cà phê hôm nay 29/12/2024: Giá cà phê robusta giảm tuần thứ hai liên tiếp, dự báo sẽ còn giảm trong tuần tới; Đầu tư bài bản vẫn thắng ...
Giá xăng dầu hôm nay 29/12: Tuần quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay 29/12: Tuần quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay 29/12, tuần này, giá dầu đã quay đầu tăng, được hỗ trợ bởi các tin tức liên quan đến Trung Quốc và tồn kho dầu ...
Tình hình Syria: Chính quyền lâm thời tái tổ chức cơ quan an ninh, lãnh đạo Ai Cập-Pháp điện đàm

Tình hình Syria: Chính quyền lâm thời tái tổ chức cơ quan an ninh, lãnh đạo Ai Cập-Pháp điện đàm

Các cơ quan an ninh Syria sẽ được tái tổ chức sau khi giải thể tất cả các cơ quan tình báo.
Hàn Quốc: Tai nạn máy bay, số người thiệt mạng sẽ tăng mạnh, xác định nguyên nhân sơ bộ

Hàn Quốc: Tai nạn máy bay, số người thiệt mạng sẽ tăng mạnh, xác định nguyên nhân sơ bộ

Ít nhất 29 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay tại sân bay Muan ở phía Tây Nam Hàn Quốc và con số thiệt mạng dự kiến tăng mạnh.
Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên đưa ra tuyên bố chiến lược đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ vì lợi ích an ninh quốc gia.
Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran quan ngại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ siết chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt Tehran.
Nga dùng biện pháp gì để đáp trả gói trừng phạt thứ 15 của EU?

Nga dùng biện pháp gì để đáp trả gói trừng phạt thứ 15 của EU?

Nga đáp trả gói trừng phạt mới của EU bằng cách mở rộng đáng kể danh sách các quan chức và nước thành viên của khối bị cấm nhập cảnh vào Nga.
Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Tổng thống Nga kêu gọi tiến hành điều tra 'khách quan và minh bạch' vụ tai nạn máy bay của hãng Azerbaijan Airlines tại Kazakhstan.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Phiên bản di động