1. Xung đột Nga-Ukraine khiến hàng trăm nghìn người thương vong, hàng triệu người mất nhà cửa, đặt quan hệ Nga-phương Tây ở thế đối đầu trực diện, đe dọa phá vỡ cấu trúc an ninh châu Âu và mang đến nhiều thay đổi chưa từng có tới cục diện chính trị-an ninh của thế giới từ sau Chiến tranh Lạnh. |
2. Thế giới chuyển sang giai đoạn thích ứng sau đại dịch Covid-19 song vẫn cảm nhận rõ nét tác động sâu sắc của đại dịch này tới mọi mặt của đời sống xã hội, với phục hồi sau đại dịch là ưu tiên cao nhất của các nước. |
3. Cạnh tranh nước lớn, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gay gắt và toàn diện, mở rộng sang lĩnh vực công nghệ và chất bán dẫn. Quan hệ giữa Washington và Moscow căng thẳng chưa từng có sau Chiến tranh Lạnh. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thượng đỉnh Mỹ-Trung đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tháng 11 tại Indonesia đã giúp các bên hiểu rõ giới hạn và khác biệt, duy trì liên lạc để quản lý mối quan hệ song phương. |
4. Kinh tế thế giới, sau thời gian phục hồi và tăng trưởng vượt kỳ vọng trong năm 2021 đã chậm lại trong năm 2022 do tác động từ xung đột Nga-Ukraine và đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại gây nhiều khó khăn. Lạm phát leo thang, lãi suất tăng, khủng hoảng năng lượng toàn cầu và nỗi lo suy thoái. Trong bối cảnh đó, nhiều nước đã chủ động mở cửa du lịch, tích cực thu hút đầu tư, đồng thời tận dụng thành quả từ Cách mạng công nghiệp 4.0 và thúc đẩy chuyển đổi số, coi đây là động lực quan trọng cho quá trình phục hồi. |
5. Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc xác lập vững chắc vị trí “hạt nhân lãnh đạo” của Chủ tịch Tập Cận Bình, mở ra một giai đoạn phát triển mới của Trung Quốc. |
6. Thay đổi trên chính trường một số nước: Phe Cộng hòa tại Mỹ giành quyền kiểm soát Hạ viện sau bầu cử giữa kỳ. Anh có Nhà vua mới và Thủ tướng thứ ba trong vòng hai tháng. Công Đảng chiến thắng và ông Anthony Albanese trở thành Thủ tướng thứ 31 của Australia. Ông Yoon Suk Yeol trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Malaysia bổ nhiệm Thủ tướng mới, trong khi ông Benjamin Netanyahu, ông Lula Da Silva trở lại lãnh đạo ở Israel và Brazil. |
7. Sự nổi lên rõ nét của các thách thức an ninh phi truyền thống như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh mạng, an ninh không gian và chủ nghĩa cực đoan. Đây là ưu tiên trong văn bản chiến lược của nhiều nước nhằm tăng cường hợp tác để giải quyết, thể hiện ở thỏa thuận tại Hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) hay Hội nghị của LHQ về đa dạng sinh học (COP15). |
8. Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên chiến lược của các nước lớn và trung tâm quyền lực quan trọng. Các tài liệu chiến lược của Mỹ, Nhật Bản, Canada hay Hàn Quốc đều coi đây là khu vực then chốt. Triều Tiên tuyên bố trở thành quốc gia hạt nhân trong khi Nhật Bản, với bản cập nhật Chiến lược an ninh quốc gia cùng ngân sách quốc phòng mới, đã đánh dấu thay đổi về chính sách quốc phòng tự vệ. Trong bối cảnh đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục chứng tỏ vai trò trung tâm tại khu vực, thể hiện rõ khi ba nước thành viên làm chủ nhà của ba Hội nghị cấp cao (G20, APEC, ASEAN với các đối tác). Tuy nhiên, ASEAN cũng đứng trước nhiều thách thức từ hệ quả xung đột, sự lôi kéo của các nước lớn và điểm nóng. |
9. Thế giới chứng kiến nhiều điểm nóng như tại biên giới Kyrgyzstan-Tajikistan, Armenia-Azerbaijan. Tình hình tại eo biển Đài Loan đặc biệt căng thẳng sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, trong khi bán đảo Triều Tiên nóng lên. Biển Đông, Biển Hoa Đông, Afghanistan, biên giới Ấn-Trung, căng thẳng trên Địa Trung Hải, chiến sự ở Yemen, Đông Bắc Syria, khu Bờ Tây/dải Gaza cũng tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng, bùng phát đối đầu và đụng độ vũ trang. |
10. Nhiều sự kiện văn hóa-xã hội lớn: Thế giới chạm mốc 8 tỷ người. World Cup năm 2022 tại Qatar cho thấy sự phát triển vượt bậc của bóng đá châu Á và châu Phi. Nhiều lễ trao giải thưởng lớn đã được tổ chức trực tiếp trở lại như Cannes, Quả Cầu Vàng, Grammy… Giải thưởng Nobel 2022 nhiều bất ngờ và ấn tượng. |
| Những cuộc gặp cấp cao, hội nghị thượng đỉnh, tuyên bố chung đáng nhớ của năm 2022 Năm 2022 đánh dấu sự trở lại của nhiều cuộc gặp cấp cao, hội nghị thượng đỉnh trực tiếp giữa các nước và tổ chức ... |
| Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế ghi nhớ những bài học sâu sắc từ Covid-19 và đầu tư mạnh ... |
| Vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel. Ở một diễn biến khác, Tổng thống Ukraine Volodymyr ... |
| Nhiều nước kêu gọi Taliban rút lệnh cấm nữ nhân viên viện trợ tại Afghanistan Ngoại trưởng 12 nước và Liên minh châu Âu (EU) đã hối thúc chính quyền Taliban ở Afghanistan rút quyết định cấm nữ nhân viên ... |
| Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/12. |