Thúc đẩy mở cửa thị trường Trung Quốc cho các mặt hàng nông sản của các nước Mekong

Ngày 17/12 tại Luông Phra-băng, Lào đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (HNBTNG) Hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ tư với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước Campuchia, Lào, Myanamar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Đoàn Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Trưởng đoàn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thu c da y mo cu a thi truo ng trung quo c cho ca c ma t ha ng nong sa n cu a ca c nuo c mekong Hợp tác Mekong-Lan Thương: Cho một dòng sông phát triển bền vững
thu c da y mo cu a thi truo ng trung quo c cho ca c ma t ha ng nong sa n cu a ca c nuo c mekong Thủ tướng kết thúc tham dự Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương

Tham gia Đoàn có đại diện các Bộ Công Thương, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã tập trung đánh giá tình hình hợp tác trong năm 2018 và trao đổi về phương hướng hợp tác trong thời gian tới. Các Bộ trưởng ghi nhận những kết quả tích cực mà MLC đã đạt được.

thu c da y mo cu a thi truo ng trung quo c cho ca c ma t ha ng nong sa n cu a ca c nuo c mekong

Bộ trưởng Ngoại giao các nước Campuchia, Lào, Myanamar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam dự Hội nghị

Một số kết quả nổi bật gồm: (i) Phần lớn các dự án năm 2017 đã hoàn thành hoặc đạt tiến triển, nhiều dự án mới đã được khởi động và tiếp nhận hỗ trợ tài chính từ Quỹ đặc biệt MLC; (ii) Trung tâm hợp tác nguồn nước MLC, Trung tâm hợp tác môi trường MLC, Trung tâm nghiên cứu về Mekong đã đi vào hoạt động; (iii) Tuần lễ hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ nhất và các diễn đàn hợp tác về nguồn nước, năng lực sản xuất, phát triển nông thôn và truyền thông đã được tổ chức thành công. Những hoạt động hợp tác này góp phần tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước thành viên và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn khu vực.

Về hợp tác thời gian tới, các Bộ trưởng thống nhất đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai Kế hoạch Hành động MLC 2018-2022 được thông qua tại Hội nghị Cấp cao MLC lần thứ 2 (tháng 1/2018). Theo đó, các Bộ trưởng nhất trí nghiên cứu các sáng kiến thúc đẩy hợp tác về năng lực sản xuất, kết nối khu vực, thương mại, năng lượng, hải quan, y tế, giáo dục, và xây dựng một vành đai phát triển kinh tế MLC; đồng thời, triển khai các dự án mới nhằm nâng cao đời sống của người dân; nâng cao hiệu quả hoạt động của MLC. Các Bộ trưởng cũng nhất trí tăng cường sự gắn kết, bổ trợ của MLC với chiến lược phát triển quốc gia và các cơ chế hợp tác khu vực và tiểu vùng có liên quan như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyarwady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS), Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và Ủy hội sông Mekong (MRC).

Về hợp tác nguồn nước Mekong, các Bộ trưởng hoan nghênh việc chuyên gia sáu nước đã thống nhất Kế hoạch hành động hợp tác nguồn nước MLC 2018-2022 và đề nghị các bên tích cực triển khai kế hoạch nhằm tăng cường hợp tác quản lý nguồn nước.

Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua Thông cáo Báo chí chung của Hội nghị và nhất trí Hội nghị Bộ trưởng Mekong - Lan Thương lần thứ 5 tại Trung Quốc trong năm 2019.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao nỗ lực của các nước thành viên MLC trong triển khai Tuyên bố Tam Á và Kế hoạch hành động 5 năm MLC. Phó Thủ tướng khẳng định sự tham gia tích cực và đóng góp hiệu quả của Việt Nam trong hợp tác MLC xuất phát từ mong muốn các nước láng giềng nỗ lực xây dựng lòng tin, hiểu biết lẫn nhau và hình thành sự gắn kết lành mạnh giữa các nền kinh tế.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh hợp tác MLC cần chú trọng một số nội dung chính sau: (i) Duy trì bộ máy hoạt động gọn nhẹ, hiệu quả; bảo đảm các dự án mang tính bao trùm và đem lại lợi ích chung, công bằng cho tất cả các nước thành viên; (ii) Chú trọng thúc đẩy phối hợp giữa MLC và các cơ chế hợp tác Mekong và khu vực, đặc biệt là ASEAN và MRC; (iii) Tập trung nguồn lực cho thực hiên năm lĩnh vực ưu tiên (kết nối nguồn nước, năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế qua biên giới, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo).

Theo đó, một số hoạt động cần đẩy mạnh trong giai đoạn tới gồm: giải quyết nút thắt trong lưu thông hàng hóa giữa các nước, thúc đẩy mở cửa thị trường Trung Quốc cho các mặt hàng nông sản của các nước Mekong, hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định xuất nhập khẩu liên quan; hỗ trợ chuyển giao công nghệ giúp các nước Mekong phát triển các giống lúa và hoa màu thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hợp tác quản lý lao động qua biên giới, giáo dục và dạy nghề cho người lao động vùng biên. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh sáu nước MLC cần đổi mới tư duy và cách làm trong hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước Mekong để có thể ứng phó thành công với những thách thức chung ngày càng gia tăng đối với khu vực.

thu c da y mo cu a thi truo ng trung quo c cho ca c ma t ha ng nong sa n cu a ca c nuo c mekong Xây dựng khu vực Mekong - Lan Thương hoà bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng

Về hợp tác trong thời gian tới, các nhà Lãnh đạo tái khẳng định mục tiêu xây dựng một khu vực Mekong-Lan Thương hoà bình, ...

thu c da y mo cu a thi truo ng trung quo c cho ca c ma t ha ng nong sa n cu a ca c nuo c mekong Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ăn trưa làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Ngày 10/1, bên lề Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ hai tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Chính ...

thu c da y mo cu a thi truo ng trung quo c cho ca c ma t ha ng nong sa n cu a ca c nuo c mekong ​Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Mekong - Lan Thương

Trưa 10/1, chuyên cơ chở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Phnom Penh, thủ ...

BC

Xem nhiều

Đọc thêm

Bất động sản mới nhất: Thị trường xuất hiện dấu hiệu đảo chiều, giá đất tăng sau điều chỉnh, thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư

Bất động sản mới nhất: Thị trường xuất hiện dấu hiệu đảo chiều, giá đất tăng sau điều chỉnh, thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư

Thị trường địa ốc ghi nhận tín hiệu tích cực, quy định về thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư… là những tin bất động sản (BĐS) ...
Tổng thống Ukraine nói có cuộc thảo luận ‘đầy xúc động’ về tự cung tự cấp tên lửa, UAV; Mỹ có thể trì hoãn viện trợ

Tổng thống Ukraine nói có cuộc thảo luận ‘đầy xúc động’ về tự cung tự cấp tên lửa, UAV; Mỹ có thể trì hoãn viện trợ

Các quan chức cao cấp của Ukraine đã nhất trí trong một cuộc thảo luận 'đầy xúc động' rằng Kiev cần sản xuất vũ khí nhiều hơn và nhanh hơn.
Ronaldo ghi bàn thắng thứ 902 trong sự nghiệp

Ronaldo ghi bàn thắng thứ 902 trong sự nghiệp

Cristiano Ronaldo ghi 1 bàn ở trận thắng Al-Ettifaq tại vòng 4 Saudi Pro League 2024/25, trận ra mắt của HLV Pioli tại Al-Nassr.
Nông nghiệp Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Nông nghiệp Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Baoquocte.vn. Thành phố Hà Nội tập trung đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, trang bị cho nông dân những kiến thức mới để ứng dụng vào thực tiễn ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/9 và sáng 22/9: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 5 - Crystal Palace vs MU; V-League vòng 2 - HAGL vs SLNA

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/9 và sáng 22/9: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 5 - Crystal Palace vs MU; V-League vòng 2 - HAGL vs SLNA

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/9 và sáng 22/9: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 5 - Crystal Palace vs MU; V-League - Bình Dương vs Hải ...
Vụ Israel sát hại chỉ huy cấp cao Hezbollah: LHQ kêu gọi ‘kiềm chế tối đa’, Iran chỉ trích, Mỹ thúc giục giải pháp ngoại giao, Israel nói gì?

Vụ Israel sát hại chỉ huy cấp cao Hezbollah: LHQ kêu gọi ‘kiềm chế tối đa’, Iran chỉ trích, Mỹ thúc giục giải pháp ngoại giao, Israel nói gì?

Liên hợp quốc 'rất lo ngại' sau các cuộc không kích của Israel vào thủ đô Beirut của Lebanon, kêu gọi tất cả các bên thực hiện 'sự kiềm chế ...
Lực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz thu hút sự quan tâm bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.
Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Việc Tổng thống Iran dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức đến Iraq cho thấy sự kế thừa trong chính sách ngoại giao của Tehran.
Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI trải qua nhiều biến động, với hàng loạt xung đột vũ trang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc: Khép lại sứ mệnh, lưu giữ dấu ấn

Thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc: Khép lại sứ mệnh, lưu giữ dấu ấn

Dù thời gian tại vị ngắn nhưng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vẫn quyết định lên kế hoạch thăm Hàn Quốc, hội đàm với Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 sắp diễn ra tại Nuku'alofa, Tonga là cơ hội để khu vực tập trung giải quyết những thách thức đang nổi lên.
Các quốc đảo Thái Bình Dương tiên phong trên mặt trận chống biến đổi khí hậu

Các quốc đảo Thái Bình Dương tiên phong trên mặt trận chống biến đổi khí hậu

Các quốc đảo Thái Bình Dương là minh chứng cho sự hợp tác xuyên biên giới nhằm giải quyết hiệu quả các thách thức chung.
Xung đột Nga-Ukraine: Lộ 'lá bài' Moscow chưa dùng đến, phương Tây đang phớt lờ 'lằn ranh đỏ', ai sẽ phải trả giá cao hơn?

Xung đột Nga-Ukraine: Lộ 'lá bài' Moscow chưa dùng đến, phương Tây đang phớt lờ 'lằn ranh đỏ', ai sẽ phải trả giá cao hơn?

Tổng thống Nga Putin cho biết phương Tây sẽ trực tiếp đối đầu với Nga nếu cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công Nga.
Khiến Mỹ ngày càng lu mờ, Trung Quốc đã để lại dấu ấn tại châu Phi như thế nào?

Khiến Mỹ ngày càng lu mờ, Trung Quốc đã để lại dấu ấn tại châu Phi như thế nào?

Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Phi trong nhiều thập kỷ, trước cả khi Sáng kiến Vành đai Con đường ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế giới.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và những di sản nổi bật trong một thập kỷ cầm quyền

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và những di sản nổi bật trong một thập kỷ cầm quyền

10 năm cầm quyền của Tổng thống Indonesia Joko Widodo để lại nhiều dấu ấn với các chính sách thiết thực cho người dân và nâng cao vị thế quốc tế.
Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Một số xu hướng ở Đông Nam Á đang mang đến cái nhìn tích cực về chủ nghĩa đa phương.
Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Dân số của châu Phi không hẳn mang lại cơ hội kinh tế cho Australia nhưng yếu tố địa chính trị lại là một câu chuyện khác.
Phiên bản di động