Thủ đô Seoul, Hàn Quốc với cuộc chiến chống ngập lụt

TRUNG HIẾU
Chính quyền thủ đô Seoul (Hàn Quốc) tuyên bố sẽ di dời những gia đình đang sống ở banjiha (nhà bán hầm), sau vụ việc 13 người thiệt mạng trong trận lũ lụt lịch sử vừa qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đến thăm nhà bán hầm bị ngập lụt ở quận Gwanak của Seoul, nơi một gia đình thiệt mạng vì lũ lụt, ngày 10/8. (Nguồn: CNN)
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đến thăm nhà bán hầm bị ngập lụt ở quận Gwanak của Seoul, nơi một gia đình thiệt mạng vì lũ lụt, ngày 10/8. (Nguồn: CNN)

Những cái chết của người dân bị mắc kẹt ở nhà bán hầm trong thảm họa mưa lụt lớn nhất trong hơn 100 năm tại Seoul đã gióng lên những hồi chuông báo động.

Thảm họa từ banjiha

Trong trận lũ lụt lịch sử hôm 8/8, gia đình ba người (gồm một phụ nữ 40 tuổi mắc hội chứng Down, chị gái và con gái 13 tuổi của người chị gái ) ở quận Gwanak phía Nam Seoul đã chết do áp lực nước khiến họ không mở được cửa căn hộ.

Sự việc trên khiến công chúng Hàn Quốc phải lên tiếng, thúc đẩy Seoul nhanh chóng chấm dứt tình trạng người dân sống trong các nhà bán hầm tồi tàn - nổi tiếng trong bộ phim Parasite (Ký sinh trùng) đoạt giải Oscar năm 2019.

Trận mưa hôm đó, với lượng nước cao kỷ lục trong vòng 100 năm qua tại Seoul, gây lũ lụt nghiêm trọng ở các vùng trũng phía Nam sông Hàn, cuốn trôi nhiều ô tô và buộc hàng trăm người phải sơ tán.

Trong thị trường nhà ở đắt đỏ của Seoul, nhà bán hầm là một trong những lựa chọn hợp lý nhất cho những người trẻ tuổi và người có thu nhập thấp. Đó là căn nhà chật chội, thiếu ánh sáng, dễ bị nấm mốc trong mùa Hè. Nổi tiếng sau bộ phim Ký sinh trùng, nhà bán hầm trở thành đại diện cho sự bất bình đẳng ở một trong những thành phố giàu có nhất thế giới.

Những năm qua, ngày càng có nhiều những lời kêu gọi chính phủ cung cấp nhà ở với giá cả phải chăng hơn, cải thiện đời sống ở các căn bán hầm hoặc thậm chí, loại bỏ hoàn toàn các kiểu nhà này. Chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol đã cam kết xử lý vấn đề này sau làn sóng phản đối của công chúng.

“Trong tương lai, tại Seoul, các nhà hầm và bán hầm sẽ không được phép sử dụng cho mục đích ở”, chính quyền Seoul cho biết trong một tuyên bố, ngày 10/8.

Tuy nhiên, việc thực hiện lời hứa của chính phủ liệu có dễ dàng khi bên ngoài bức tường ở tầng hầm còn tồn tại rất nhiều các vấn đề lớn khác như chi phí sinh hoạt tăng vọt buộc những người dễ bị tổn thương nhất phải tìm chỗ trú ẩn trong những ngôi nhà không đảm bảo.

Bùng nổ nhà bán hầm

Ông Choi Eun-yeong, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu thành phố và môi trường Hàn Quốc cho biết, năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc buộc phải xây tầng hầm trong các dự án xây dựng để làm nơi tránh không kích, trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên gia tăng.

Khi Seoul ngày càng hiện đại hóa, người nhập cư từ các vùng nông thôn ngày càng nhiều, thành phố trở nên chật chội, buộc chính phủ phải cho phép người dân sử dụng các nhà bán hầm để ở, mặc dù chúng không được xây dựng phục vụ cho mục đích để ở, mà vốn dĩ là nơi trú ẩn trước các cuộc không kích, hoặc để làm nhà kho.

Banjiha từ lâu đã bộc lộ các vấn đề như hệ thống thông gió và thoát nước kém, rò rỉ nước, thiếu lối thoát, sự xâm nhập của côn trùng và vi khuẩn. Nhưng chi phí cho loại căn hộ này lại có sức hấp dẫn đối với một bộ phận cư dân ở Seoul, đặc biệt khi những người trẻ đang phải đối mặt với mức lương thấp, giá thuê tăng và thị trường việc làm bão hòa.

Giá trung bình của một căn hộ ở Seoul đã tăng hơn gấp đôi trong năm năm qua, đạt 1,26 tỷ won (963.000 USD) vào tháng Giêng năm nay.

Sau trận lũ lụt nghiêm trọng vào năm 2011 và 2012 khiến hàng chục người chết dấy lên những lo ngại về độ an toàn của các nhà bán hầm. Năm 2012, chính phủ đã thực hiện luật mới cấm banjiha ở “các khu vực thường xuyên bị ngập lụt”.

Nhưng dường như những nỗ lực đó đã bị phớt lờ, khi từ đó đến nay có khoảng 40.000 banjiha xây mới.

Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia, tính đến năm 2020, hơn 200.000 căn bán hầm vẫn tồn tại ở trung tâm thành phố.

Sự thất bại trong cải thiện nhà ở, cùng việc cắt giảm hơn 15% ngân sách hàng năm cho kiểm soát lũ lụt và quản lý nguồn nước, xuống còn 17,6 tỷ won (13,5 triệu USD) đã khiến chính quyền Seoul bị chỉ trích mạnh mẽ.

Cần giải pháp đồng bộ

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều nên các đô thị thường xuyên phải đối mặt tình trạng ngập lụt sau mưa.

Tại TP. HCM, sau dự án nâng cốt nền tuyến đường Kinh Dương Vương (quận Tân Bình) năm 2016, rất nhiều nền nhà của các hộ dân thấp hơn mặt đường 1-1,2m. Nhà biến thành “hầm” gây nóng bức về mùa Hè và thành “bể chứa nước” mỗi khi trời mưa.

Tại Hà Nội, các khu đô thị mở rộng thuộc chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4 có cao độ cao hơn nhiều so với khu dân cư lân cận, gây ngập úng trong khu dân cư mỗi khi mưa lớn.

Tuyến đường cao tốc Láng-Hòa Lạc-Đại lộ Thăng Long sau khi hoàn thành có mặt đường cao hơn cốt nền các khu đô thị hai bên đường từ 1,2-1,5m, dẫn tới thay đổi hướng dốc thoát nước và lưu vực thoát nước. Hiện tại, tình hình ngập úng cục bộ tại các khu đô thị này diễn ra rất phức tạp.

Ngập lụt đô thị do tác động của nhiều nguyên nhân, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu, đang là vấn đề nan giải. Giải quyết vấn đề cần có những giải pháp đồng bộ.

Thực tế, hiện chưa có giải pháp chống ngập 100% cho các đô thị. Thay vì chỉ tập trung tìm cách giảm mức độ ngập lụt, khả thi hơn là tìm cách để làm sao ít thiệt hại nhất khi bị ngập. Đây là vấn đề có tính liên ngành, trong đó quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị đóng vai trò trung tâm.

Theo các nhà quản lý môi trường đô thị Việt Nam, cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị theo hướng lợi dụng ưu thế tự nhiên để tăng mức độ thích nghi, giảm bớt rủi ro, tôn trọng không gian dành cho nước; quy hoạch thoát nước theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu; tăng tỷ lệ diện tích cây xanh, không gian mặt nước trong các đồ án quy hoạch đô thị. Nghiêm cấm san lấp hồ, ao, kênh, rạch; xử phạt nghiêm xả rác, xây dựng trái phép, lấn chiếm kênh rạch và các công trình thoát nước.

Hậu trận ngập lụt kỷ lục: Chính quyền Seoul ngừng cấp phép xây dựng nhà ở ngầm và bán ngầm

Hậu trận ngập lụt kỷ lục: Chính quyền Seoul ngừng cấp phép xây dựng nhà ở ngầm và bán ngầm

Chính quyền Thủ đô Seoul đã quyết định đình chỉ hoàn toàn cấp giấy phép xây dựng cho căn hộ ngầm và bán ngầm sử ...

Hàn Quốc: Hàng ngàn phương tiện bị hư hại vì ngập nước, nhiều xe ‘siêu sang’ góp mặt

Hàn Quốc: Hàng ngàn phương tiện bị hư hại vì ngập nước, nhiều xe ‘siêu sang’ góp mặt

Theo Hiệp hội Bảo hiểm phi nhân thọ Hàn Quốc ngày 11/8, có tới gần 9.000 phương tiện đã bị hư hỏng vì ngập nước ...

Tổng thống Hàn Quốc gửi lời xin lỗi tới người dân cả nước vì mưa lớn và ngập lụt

Tổng thống Hàn Quốc gửi lời xin lỗi tới người dân cả nước vì mưa lớn và ngập lụt

Ngày 10/9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã lên tiếng xin lỗi người dân cả nước vì những sự bất tiện mưa lớn và ...

Australia nỗ lực khắc phục ngập lụt như thế nào?

Australia nỗ lực khắc phục ngập lụt như thế nào?

Tình trạng ngập lụt do tác động của biến đổi khí hậu dường như đã trở thành “bình thường mới” ở New South Wales, bang ...

Bài toán cân bằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với an ninh lương thực

Bài toán cân bằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với an ninh lương thực

Biến đổi khí hậu và mối đe dọa an ninh lương thực đang ngày càng hiện hữu nhưng sự khác biệt về điều kiện giữa ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Xem tử vi 7/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 7/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 7/1. Lịch âm 7/1/2025? Âm lịch hôm nay 7/1. Lịch vạn niên 7/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thời gian tới, đội ngũ làm đối ngoại nhân dân cần củng cố theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tham gia đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển ...
Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025, Giá vàng thế giới nhích nhẹ trong khi trong nước lao dốc. Armenia trở thành thị trường xuất khẩu chính của vàng Nga.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Ngày 6/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào ra thông cáo về chuyến thăm Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Phiên bản di động