Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng 'điểm tên' những vấn đề nóng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36

TGVN. Tại buổi họp báo quốc tế về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 ngày 23/6, trả lời các câu hỏi của phóng viên, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN đã nêu bật những nội dung liên quan đến RCEP, Biển Đông, ứng phó Covid-19, các thách thức quốc tế... trong khuôn khổ Hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Lần đầu tiên ASEAN thảo luận về việc tăng quyền năng cho phụ nữ trong thời đại số
Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 sẽ tập trung trao đổi về hợp tác ứng phó dịch bệnh và tăng cường khả năng phục hồi
lan dau tien asean thao luan ve viec trao quyen cho phu nu
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trả lời tại buổi họp báo chiều ngày 23/6. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Việt Nam phải tổ chức các hội nghị cấp cao trực tuyến. Vậy trong quá trình tổ chức, Việt Nam đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì, thưa Thứ trưởng?

ASEAN từ lâu đã có ước mơ tăng cường tổ chức các cuộc họp trực tuyến để giảm bớt những vấn đề trong khâu di chuyển. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, mặc dù ASEAN đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa thực hiện được. Năm 2020, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã buộc Việt Nam phải tổ chức các cuộc hội nghị trực tuyến. Có thể thấy, Việt Nam đã làm được và làm rất tốt. Tất nhiên, họp trực tuyến không giống như họp trực tiếp để có thể bày tỏ tình cảm, bắt tay, hoặc gặp song phương. Tuy nhiên, những gì Việt Nam muốn truyền tải thì đều truyền tải được thông qua các cuộc họp trực tuyến đó. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại đã tạo điều kiện cho Việt Nam tổ chức các cuộc họp trực tuyến thành công và được đánh giá là không khác gì so với một cuộc họp trực tiếp, vẫn có những sự giao lưu, trao đổi rất thuận lợi.

Mặc dù vậy, vẫn không thể không kể đến khó khăn khi tổ chức một hội nghị trực tuyến. Khó khăn lớn nhất là sự chênh lệch về thời gian. Nếu là các nước trong ASEAN họp với nhau thì đơn giản hơn, vì thời gian không chênh lệch quá nhiều nhưng nếu có những cuộc họp với các nước đối tác khác thì đó thực sự là một khó khăn. Sắp tới đây, ASEAN sẽ có những cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)... Như vậy, việc xác định và lựa chọn thời gian cho cuộc họp là một trở ngại.

Bên cạnh đó, họp trực tuyến cũng phụ thuộc rất nhiều vào mặt kỹ thuật. Mặc dù quốc gia chủ trì buổi họp đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên các đầu cầu khác cũng phải duy trì tốt nền tảng kỹ thuật. Việt Nam cũng phải tập trung rất nhiều và cũng rất cảm ơn Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như là các công ty thông tin công nghệ của Việt Nam thời gian qua đã hỗ trợ các cuộc họp trực tuyến với chất lượng tuyệt vời.

Thưa Thứ trưởng, những nỗ lực của ASEAN thời gian qua trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cho thấy Chủ đề ASEAN 2020 “Gắn kết và Chủ động thích ứng” phù hợp như thế nào?

Khi chúng tôi nghĩ ra chủ đề ASEAN 2020 “Gắn kết và Chủ động thích ứng” thì chưa có sự bùng phát của dịch Covid-19. Chúng tôi thấy, thời điểm hiện nay, định hướng lớn nhất của ASEAN là đoàn kết và gắn bó với nhau. Sự gắn kết là nhân tố tất yếu dẫn đến sự thành công của cộng đồng ASEAN. Đồng thời, muốn thành công hơn nữa trong một môi trường đang biến đổi rất mạnh mẽ và đặt ra nhiều thách thức mới cho ASEAN, việc chủ động thích ứng với tình hình đang thay đổi là hết sức cần thiết.

Thách thức đầu tiên của ASEAN sau khi chủ đề ASEAN 2020 được đưa ra là sự bùng phát của dịch Covid-19, cho thấy chủ đề của chúng ta rất đúng. Trong 6 tháng qua, hợp tác của ASEAN theo tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng” đã giúp ASEAN vững vàng để ứng phó với dịch Covid-19, trở thành hình mẫu của thế giới về ứng phó với dịch bệnh.

asean 36 se tap trung trao doi ve hop tac ung pho dich benh va tang cuong kha nang phuc hoi
Toàn cảnh buổi họp báo chiều 23/6. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hiệp định RCEP được kỳ vọng ký kết trong năm nay, RCEP sẽ được đề cập như thế nào trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao lần này, thưa Thứ trưởng?

RCEP là một ưu tiên của ASEAN và các đối tác cùng tham gia RCEP bao gồm 6 quốc gia khác (cả Ấn Độ). Hiện đã có 15 quốc gia đàm phán xong hiệp định này. Ấn Độ tạm thời rút khỏi đàm phán. Với mong muốn Ấn Độ sẽ tham gia cùng với tất cả các quốc gia khác, các cuộc đàm phán vẫn đang mở cửa và tính đến các nội dung để đáp ứng thêm những yêu cầu từ phía Ấn Độ. Chúng tôi cũng không dám chắc từ giờ đến cuối năm, Ấn Độ có thể tham gia RCEP hay không. Các nước còn lại rất quyết tâm để có thể ký kết Hiệp định trong năm nay.

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 lần này, vấn đề liên quan tới những diễn biến tại Biển Đông thời gian qua, Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có được đề cập hay không, thưa Thứ trưởng?

Đáng tiếc là do đại dịch Covid-19 nên từ đầu năm đến nay chúng ta chưa có cuộc họp nào về COC. Cuộc họp gần đây nhất diễn ra vào tháng 10/2019 tại Đà Lạt. Lúc đó các nước đã sẵn sàng bước vào phòng đàm phán lần thứ hai. Vào ngày 1/7 sẽ có cuộc họp cấp SOM về hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc. Đây không phải là cuộc họp riêng về COC và DOC, tuy nhiên cuộc họp cũng là cơ hội để chúng tôi nhắc đến chuyện này, tính kế hoạch khởi động lại đàm phán COC.

Trong nội dung tất cả các cuộc họp của lãnh đạo có có phần trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Khi vấn đề được đưa ra thì không ai lẩn tránh và sẽ được các nhà lãnh đạo trao đổi, những gì diễn ra trong thực tế sẽ được thảo luận.

Theo Thứ trưởng, khi cạnh tranh nước lớn ngày càng căng thẳng, ASEAN sẽ gặp phải những khó khăn và thách thức như thế nào?

Chúng ta biết rằng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc và giữa các nước lớn ngày càng căng thẳng, được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau. Điều này tạo nên một sự căng thẳng chung cho cả thế giới, gây ra khó xử cho cả thế giới, nhiều nước, nhiều khu vực, không riêng gì ASEAN.

Các nước lớn có những quan điểm khác nhau, đặt ra những vấn đề có thể gây chia rẽ trong quan điểm giữa các nước và nguy cơ phải chọn bên. Tuy vậy, ASEAN hay các nước thành viên của ASEAN đã xác định ASEAN sẽ không chọn bên mà lựa chọn lợi ích của ASEAN. Với quan điểm rõ ràng như vậy, ASEAN chứng minh đã có lập trường riêng của mình trong vấn đề quốc tế và khu vực như việc ASEAN đã thông qua “Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của ASEAN, khẳng định lập trường riêng của ASEAN và các nguyên tắc của ASEAN. Đó là cách để ASEAN giữ vững vai trò trung tâm. Tôi tin rằng, tinh thần đó vẫn tiếp tục được thể hiện tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 cũng như Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 vào tháng 11.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Việt Nam sẵn sàng và hướng đến các Hội nghị ASEAN quan trọng

Việt Nam sẵn sàng và hướng đến các Hội nghị ASEAN quan trọng

TGVN. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị kế hoạch tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần ...

Việt Nam tích cực chuẩn bị kế hoạch cho Hội nghị cấp cao ASEAN 36 vào cuối tháng 6

Việt Nam tích cực chuẩn bị kế hoạch cho Hội nghị cấp cao ASEAN 36 vào cuối tháng 6

TGVN. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị kế hoạch tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần ...

Covid-19: Điều chỉnh thời gian họp Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 đến cuối tháng 6/2020

Covid-19: Điều chỉnh thời gian họp Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 đến cuối tháng 6/2020

TGVN. Chiều ngày 19/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã gặp Đại sứ các nước ASEAN và New Zealand để trao thư của ...

Thu Hiền

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động