Thủ tướng Đức là nhà lãnh đạo đầu tiên thuộc Nhóm G7 đến thăm Trung Quốc kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, cùng một phái đoàn doanh nghiệp hùng hậu. (Nguồn: Getty Images) |
Ngày 5/11, phát biểu trước cuộc họp của các thành viên Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), một ngày sau chuyến thăm Bắc Kinh kéo dài 12 giờ, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã ca ngợi một thỏa thuận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, cần phải tránh leo thang hạt nhân đối với xung đột Nga-Ukraine.
Ông Scholz cho biết, sau cuộc hội đàm với ông Tập Cận Bình ngày 4/11, ông đã khẳng định “cuộc xung đột Nga-Ukraine là một tình huống nguy hiểm đối với toàn thế giới”, đồng thời kêu gọi đồng minh của Nga là Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Moscow để ngăn chặn leo thang, cũng như ngăn chặn xung đột.
Nhà lãnh đạo Đức nói: “Tôi nghĩ rằng trong tất cả các quan điểm về việc tới thăm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có phải là điều đúng đắn hay không, thì việc chính phủ Trung Quốc, Chủ tịch nước này Tập Cận Bình và tôi tuyên bố rằng không thể có bất kỳ vũ khí hạt nhân nào được sử dụng trong cuộc xung đột này, chỉ riêng điều đó cũng đã cho thấy chuyến đi đáng giá”.
Thủ tướng Đức là nhà lãnh đạo đầu tiên thuộc Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đến thăm Trung Quốc kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, cùng một phái đoàn doanh nghiệp hùng hậu.
Chuyến đi đã gây ra những chỉ trích ở Đức và các đối tác châu Âu về sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng của Berlin vào Bắc Kinh và làm dấy lên tranh cãi rằng chuyến thăm diễn ra quá sớm sau khi ông Tập Cận Bình được bầu lại làm Chủ tịch Trung Quốc nhiệm kỳ 3 vào tháng trước.
| Giá cà phê hôm nay 6/11: Thị trường liên tục đảo chiều, dự báo giá tiếp tục giảm, ít nhất trong ngắn hạn? Số liệu mới nhất cho thấy, GDP của Mỹ quý III/2022 tăng 2,6% so với quý trước. Điều này sẽ góp phần giúp Cục Dự ... |
| Chưa hết phụ thuộc Nga, Đức lại muốn ràng buộc lợi ích với Trung Quốc? Thủ tướng Đức Olaf Scholz và đông đảo các CEO hàng đầu của Đức đã đến Bắc Kinh, với một thông điệp rõ ràng “hoạt ... |
| Khủng hoảng năng lượng phơi bày điểm yếu 'khó nói nhất' của Liên minh châu Âu Khủng hoảng năng lượng đang loại bỏ dần sức mạnh công nghiệp của châu Âu. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa nguy hiểm bằng sự ... |
| Kinh tế Trung Quốc: Mở đường mới chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong cuộc đua năng lượng sạch Trung Quốc đã trở thành nhà tiên phong toàn cầu, đi đầu trong việc phát triển năng lượng sạch và tái tạo. |