'Thước đo sự thành công không phù hợp sẽ biến tướng mục tiêu giáo dục'

Nguyệt Anh
Thạc sĩ Khoa học Phạm Thị Khánh Ly - Giám đốc điều hành Hệ thống trường Tiểu học và THCS FPT Hà Nội cho rằng, thước đo sự thành công không phù hợp sẽ biến tướng mục tiêu của giáo dục, từ đó sai lệch cách nhìn nhận của xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dục
Thạc sĩ Phạm Thị Khánh Ly cho rằng, thước đo sự thành công không phù hợp sẽ biến tướng mục tiêu của giáo dục. (Ảnh: NVCC)

Chị nhìn nhận thế nào về áp lực của trẻ em Việt từ góc độ trách nhiệm của giáo dục, phương pháp giáo dục ở bậc phổ thông mà các nhà trường đang triển khai hiện nay?

Giáo dục phổ thông (GDPT) đang chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực người học.

Thực tế, chương trình GDPT mới kèm với sự thay đổi toàn bộ sách giáo khoa giúp học sinh tiếp cận với nền tảng tri thức và kỹ năng đổi mới. Đồng thời, thay đổi toàn diện phương pháp dạy, học, đánh giá tại các nhà trường.

Học không bao giờ là đủ và cũng chẳng khi nào là muộn. Vì vậy, học chưa bao giờ dễ dàng mà không có áp lực cả.

Áp lực trước đây nếu nghiêng về đánh giá điểm số thì hiện nay là áp lực hoàn thiện bản thân, phát triển năng lực cá nhân.

Thành tích là cần thiết nhưng theo bà, có cần phải thay đổi các tiêu chí về thành tích hay không? Cần quan tâm hơn đến các chỉ số hạnh phúc của trẻ khi đến trường và đánh giá về các hoạt động ngoại khóa thế nào?

Thành tích là những kết quả mà cá nhân hoặc tổ chức đạt được bằng thực chất và sự nỗ lực hết sức của bản thân, việc ghi nhận thành tích được xem như một cách để tạo động lực học tập cho học sinh.

Xã hội ngày càng thay đổi, các tiêu chí đánh giá cũng cần thay đổi. Học sinh ngày nay sử dụng công nghệ vô cùng giỏi. Áp lực học hành, bài vở nhưng nhờ công nghệ phát triển nếu cần gì, bằng sự nhanh nhạy, học sinh "lên" Google là có ngay. Chỉ là, kiến thức không vào đầu dù điểm số thì vẫn đều đều vào sổ.

Học sinh hiện nay đến trường không phải chỉ để lấy kiến thức mà là nơi trang bị toàn diện những năng lực và phẩm chất cơ bản. Việc đánh giá về lực học, về đạo đức chưa đủ, mà cần có thêm những đánh giá toàn diện như về các hoạt động ngoại khoá, bảng điểm về trải nghiệm.

Cùng với đó, cần đánh giá về các chỉ số hạnh phúc của trẻ khi đến trường để quãng đời học sinh phải là một hành trình trải nghiệm để trưởng thành.

Chỉ số hạnh phúc có thể đơn giản là trẻ sẽ cảm thấy tự tin và ham học, muốn đến trường để biết thêm những điều bổ ích, những chân trời mới lạ.

Vậy có phải trẻ em Việt đang chịu áp lực học tập rất lớn?

Áp lực là động lực, động cơ trong việc đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Nếu không có áp lực thì không có thành tích, không có thành quả, sẽ chẳng có mục tiêu nào được đặt ra và đạt được.

Theo thống kê, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên ở nước ta phải đối mặt với áp lực học tập, gặp nhiều ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Trẻ ở độ tuổi tiểu học ít gặp phải tình trạng này hơn do tuổi còn nhỏ và chưa ý thức sâu sắc về vấn đề thành tích.

Câu hỏi được đặt ra, áp lực đến từ đâu? Theo tôi, nguyên nhân của những áp lực đến từ việc thế giới đang chuyển đổi mạnh mẽ với sự phát triển vượt bậc của khoa học  - công nghệ và đổi mới sáng tạo, đòi hỏi nhiều sự đột phá; các nước Á Đông có truyền thống coi trọng bằng cấp hơn các nước khác; sợ bản thân thua kém người khác; sự quá nhiều kỳ vọng từ bố mẹ; áp lực thành tích từ nhà trường, giáo viên...

Nhiều người cho rằng, học ở nước ngoài nhẹ nhàng và ít áp lực hơn. Có phải việc học ở Việt Nam nặng nề là do chúng ta đã tự gia tăng cho chính mình áp lực phải thành thạo, đặc biệt là thành thạo những thứ không cần thiết?

Khi so sánh, chúng ta phải đặt trên nền tảng kinh tế, xã hội, mặt bằng dân trí ở mỗi quốc gia. Giáo dục phổ thông trang bị kiến thức làm hành trang cuộc sống. Cuộc sống càng hiện đại phức tạp, con người càng phải giải quyết nhiều vấn đề, vì thế, càng phải được trang bị nhiều kỹ năng.

Nếu so sánh chương trình GDPT mới Toán lớp 6 của Việt Nam trang bị 48 kỹ năng thì chương trình của Australia trang bị tới 89 kỹ năng.

Toán của chúng ta tập trung vào giải toán thì nước bạn bổ sung kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể về chuyển đổi tiền tệ, về bài toán quản lý tài chính cá nhân, khám phá vẻ đẹp của môn học trong những ứng dụng nghệ thuật.

Nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng ra đời dựa trên toán học như bức hoạ nàng Mona Lisa của Leonardo Da Vinci. Leonardo từng là nhà toán học nên ông hiểu rõ khái niệm về tỷ lệ vàng.

Tôi đồng ý điều tạo ra áp lực cũng chính là thành thạo những thứ không cần thiết. Theo lý thuyết sư phạm, để đạt tới 95% độ thành thạo một kỹ năng, các em cần nỗ lực gấp bốn lần so với đạt 70%.

Trong khi đó, nếu học tập hiệu quả, các em chỉ cần dùng 20% thời gian để hiểu được 80% khối lượng kiến thức và dành 80% thời gian còn lại tìm kiếm sự đột phá để nhân lên n lần sự thành công.

Chị có nói áp lực là động lực, động cơ trong việc đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Nhưng rõ ràng, áp lực đang khiến nhiều trẻ em cảm thấy ngột ngạt với việc học và chạy đua thành tích. Chị nghĩ sao?

Trong cuộc sống, trên bất kỳ chặng đường nào, để thành công, không thể không có cạnh tranh và áp lực. Tuy nhiên, nếu thước đo sự thành công không phù hợp sẽ biến tướng mục tiêu của giáo dục, từ đó sai lệch cách nhìn nhận của xã hội, sai lệch hành vi xã hội.

Trong nhà trường, nếu áp lực chỉ là điểm số, chỉ là tỷ lệ đỗ - trượt, đoạt giải học sinh giỏi quốc gia… đương nhiên sẽ kéo theo cả nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh vào vòng xoáy đó.

Ở Tổ chức giáo dục FPT có chung một triết lý “Giáo dục đào tạo là tổ chức và quản trị việc tự học của người học”. Chúng tôi quan điểm chỉ khi học sinh được rèn luyện kỹ năng tự học, tự lập, từ đó học sinh sẽ biết cách tự vượt qua áp lực học tập để bản thân có được sự thoải mái tinh thần, giúp tư duy tốt hơn.

Theo chị, các cơ quan chuyên môn cần có những đánh giá, xây dựng những tiêu chí mới cho thành tích thế nào?

Chúng ta phải song hành thay đổi tiêu chí đánh giá cho trường học, giáo viên và tiêu chí đánh giá học sinh bởi nếu chỉ thay đổi đánh giá học sinh trong khi đánh giá trường học, giáo viên vẫn như cũ thì tôi tin rằng kết quả cũng không có gì thay đổi so với trước đây.

Các tiêu chí mới cần dựa trên 2 mục tiêu:

Thứ nhất, mục tiêu dài hạn, đó là học để làm, học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Muốn phát triển bền vững thì mục tiêu của quá trình học tập phải là học để phục vụ cuộc sống và ứng dụng vào thực tế. Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của học sinh, trở thành những công dân toàn cầu.

Thứ hai, mục tiêu ngắn hạn, đó là các cuộc thi giành giải thưởng như học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật, các kỳ thi xếp hạng…

Tuy nhiên, nội dung thi, phương thức thi cần có sự thay đổi để phù hợp với mục tiêu dài hạn, sẽ vẫn là điểm số nhưng điểm số đó sẽ đánh giá được toàn diện hơn.

Xin cảm ơn chị!

Từ câu chuyện trẻ trầm cảm: Phụ huynh có giật mình tự hỏi 'mình đã đúng trong cách giáo dục con'?

Từ câu chuyện trẻ trầm cảm: Phụ huynh có giật mình tự hỏi 'mình đã đúng trong cách giáo dục con'?

Thời gian qua, xảy ra những câu chuyện buồn liên quan đến trẻ trầm cảm, tự tử vì những áp lực khác nhau, có lẽ ...

'Lịch sử phải là môn học quan trọng bậc nhất trong đổi mới giáo dục'

'Lịch sử phải là môn học quan trọng bậc nhất trong đổi mới giáo dục'

Trước những tranh cãi về môn Lịch sử, tôi chỉ chia sẻ góc nhìn cá nhân về tầm quan trọng của môn học này.

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày  18/4/2025

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 18/4/2025

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 18/4/2025.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/4 và sáng 19/4: Lịch thi đấu V-League - CAHN vs TP. HCM; La Liga- Espanyol vs Getafe

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/4 và sáng 19/4: Lịch thi đấu V-League - CAHN vs TP. HCM; La Liga- Espanyol vs Getafe

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/4 và sáng 19/4: Lịch thi đấu V-League - CAHN vs TP. HCM; Ligue 1 - Rennes vs Nantes...
Thúc đẩy hợp tác F&B Việt Nam-Nhật Bản từ tinh hoa ẩm thực

Thúc đẩy hợp tác F&B Việt Nam-Nhật Bản từ tinh hoa ẩm thực

Sự kiện 'Flavors of Japan 2025' mở ra không gian trải nghiệm ẩm thực độc đáo và thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam mời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dự 50 năm ngày Việt Nam giải phóng đất nước

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam mời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dự 50 năm ngày Việt Nam giải phóng đất nước

Sáng 17/4, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Đại tướng Phan Văn Giang và Thượng tướng Đổng Quân cổ vũ giao hữu bóng chuyền hơi bộ đội biên phòng Việt Nam-Trung Quốc

Đại tướng Phan Văn Giang và Thượng tướng Đổng Quân cổ vũ giao hữu bóng chuyền hơi bộ đội biên phòng Việt Nam-Trung Quốc

Hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc đã đến thăm Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cổ vũ cho cuộc giao hữu bóng ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 18/4/2025: Cự Giải thăng hoa tình yêu

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 18/4/2025: Cự Giải thăng hoa tình yêu

Tử vi hôm nay 18/4/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Những tính năng mới trên VNeID phiên bản 2.1.19

Những tính năng mới trên VNeID phiên bản 2.1.19

VNeID phiên bản 2.1.19 đã được cập nhật thêm một số tính năng mới. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt kiểm tra công tác đặc xá năm 2025

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt kiểm tra công tác đặc xá năm 2025

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá cao sự chủ động và nỗ lực của Ban giám thị Trại giam Phú Sơn 4 trong việc triển khai công tác đặc xá năm 2025.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn

Chiều 16/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Nỗ lực giảm phát thải ròng tại các khu công nghiệp

Nỗ lực giảm phát thải ròng tại các khu công nghiệp

Khí thải từ khu công nghiệp, đặc biệt là khí CO2 và khí metan, là những tác nhân chính trong việc gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của công chức, viên chức và người lao động

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của công chức, viên chức và người lao động

Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày.
Chung tay cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hỗ trợ nhân dân Myanmar, Thái Lan khắc phục hậu quả động đất

Chung tay cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hỗ trợ nhân dân Myanmar, Thái Lan khắc phục hậu quả động đất

Chư Tăng ni, Phật tử chùa Ba Vàng tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ nạn nhân thảm họa động đất ở Myanmar, Thái Lan.
Hà Nội ghi nhận số ca mắc Sởi liên tục tăng, đặc biệt ở nhóm trên 6 tuổi

Hà Nội ghi nhận số ca mắc Sởi liên tục tăng, đặc biệt ở nhóm trên 6 tuổi

Ngày 13/4, Sở Y tế Hà Nội thông tin, trong tuần, trên địa bàn thành phố ghi nhận 212 ca mắc Sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
5 cách phòng chống bệnh Sởi với nhóm nguy cơ cao

5 cách phòng chống bệnh Sởi với nhóm nguy cơ cao

Bộ Y tế cho biết, hiện nay bệnh Sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.
Phát hiện mới: Tiểu đường thai kỳ liên quan tới nguy cơ mắc chứng tự kỷ và ADHD cao hơn ở trẻ em

Phát hiện mới: Tiểu đường thai kỳ liên quan tới nguy cơ mắc chứng tự kỷ và ADHD cao hơn ở trẻ em

Tờ SCMP đăng ý kiến của các chuyên gia cho biết một nghiên cứu mới quy mô lớn đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai có ...
Chú ý: Bệnh nấm da này khó chữa, nguy cơ tử vong cao, phương pháp điều trị còn hạn chế

Chú ý: Bệnh nấm da này khó chữa, nguy cơ tử vong cao, phương pháp điều trị còn hạn chế

Nhiễm trùng nấm nguy hiểm giết chết hàng triệu người đang trở nên phổ biến hơn khi hành tinh nóng lên và các lựa chọn điều trị còn rất hạn chế và chưa hiệu quả.
Phát hiện lỗi gene liên quan xẹp phổi và ung thư thận

Phát hiện lỗi gene liên quan xẹp phổi và ung thư thận

Một nghiên cứu mới của Đại học Cambridge vừa tiết lộ phát hiện quan trọng về gene FLCN có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Phát hiện mới: Bệnh mất trí nhớ liên quan đến bệnh tiểu đường và herpes

Phát hiện mới: Bệnh mất trí nhớ liên quan đến bệnh tiểu đường và herpes

Lâu nay, các cục protein trong não vẫn được cho là có liên quan đến bệnh Alzheimer, nhưng các nguyên nhân tiềm ẩn khác của tình trạng này hiện đang được theo dõi.
Phiên bản di động