Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn diễn ra ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc ngày 27/5. |
Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), tại Hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên được tổ chức kể từ năm 2019, các bên đã thảo luận các cách thức thúc đẩy hợp tác trong 6 lĩnh vực cụ thể - kinh tế và thương mại, phát triển bền vững, các vấn đề y tế, khoa học và công nghệ, quản lý an toàn và thiên tai, và giao lưu nhân dân.
Tin liên quan |
Quan hệ Trung-Nhật-Hàn, những động thái mới và hàm ý |
Các nhà lãnh đạo cũng đã thông qua tuyên bố chung về kết quả hội nghị, trong đó có nội dung nhất trí chọn năm 2025 và 2026 là Năm Giao lưu Văn hóa Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc.
Văn bản nói rõ, các nước đồng ý tiếp tục nỗ lực giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên, bao gồm cả phi hạt nhân hóa, thông qua biện pháp chính trị.
Ba nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng, việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên bán đảo cũng như khu vực Đông Bắc Á là trách nhiệm chung của các nước ở đây.
Bên cạnh vấn đề Triều Tiên, tuyên bố chung cũng nêu rõ cam kết thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do ba bên và tìm cách đẩy nhanh các cuộc đàm phán.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nêu rõ, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có ý nghĩa rất quan trọng cho hòa bình khu vực đối với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nêu rõ, Tokyo, Seoul và Bắc Kinh đã xác nhận tầm quan trọng của việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, sự ổn định trên Bán đảo Triều Tiên là “lợi ích chung” của 3 nước châu Á.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tin rằng tất cả các bên nên đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề Bán đảo Triều Tiên và duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực này.
Lưu ý tình hình hiện tại trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng, ông Lý Cường cho rằng, tất cả các bên nên cam kết xoa dịu tình hình và sớm bắt đầu nối lại đối thoại.
Bên cạnh đó, lãnh đạo chính phủ Trung Quốc đánh giá, Hội nghị thượng đỉnh lần này thể hiện "khởi đầu mới" trong quan hệ giữa ba nước.
Ông kêu gọi 3 nước nên coi nhau là đối tác, cùng thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại, nêu cao tinh thần tự chủ chiến lược, thúc đẩy một thế giới đa cực và phản đối phân cực chính trị.
Cùng ngày, sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc, Thư ký báo chí Bộ Ngoại giao Nhật Bản Maki Kobayashi đánh giá, bầu không khí của Hội nghị thượng đỉnh ba bên Trung-Nhật-Hàn là "rất xây dựng".
| Tổng thư ký NATO gợi ý cho Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí phương Tây, Italy gạt phắt; Thụy Sỹ mạnh tay với chiến thuật từ Moscow Ngày 26/5, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni nhắc lại sự phản đối việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây trên đất Nga. |
| Ảnh ấn tượng (20-26/5): Nga nói đàm phán với Ukraine phải dựa trên ‘lẽ thường’, Kiev khẳng định tên lửa S-300/S-400 hoạt động ở ‘chảo lửa’ Kharkov Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin nói về việc đàm phán hòa bình với Kiev, chiến sự ở Gaza, Tây Ban Nha công nhận nhà ... |
| Thượng đỉnh 3 bên Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc sẽ diễn ra vào đầu tuần sau Ngày 23/5, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo, lần đầu tiên trong vòng 4 năm rưỡi qua, các nhà lãnh đạo của nước ... |
| Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn: Nối lại tình xưa? Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn vừa là kết quả từ sự “hạ nhiệt” trong quan hệ giữa ba nước, vừa là động lực để các bên đẩy ... |
| Sách lược 'tiếp cận nhiều giỏ' của Tổng thống Hàn Quốc Hàn Quốc chủ động thúc đẩy nối lại cơ chế Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn vốn đã bị đình trệ từ 2019 cho thấy nỗ lực muốn ... |