Tin thế giới 17/6: Hậu Thượng đỉnh Nga-Mỹ; Trung Quốc lên tiếng về ‘ngoại giao chiến lang’; Iran chuẩn bị cho bầu cử tổng thống

Quang Đào
Thượng đỉnh Nga-Mỹ; cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc; bán đảo Triều Tiên; bầu cử Iran... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Hậu Thượng đỉnh Nga-Mỹ:

Dư luận lạc quan, nhưng vẫn thận trọng

Ngày 16/6, tại Geneva, cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ giữa lãnh đạo hai nước là Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã diễn ra trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng, không khiêu khích và thực tế.

Dù cuộc gặp diễn ra một cách cởi mở, thực tế, không có những ngôn từ khiêu khích thù địch, đề cập đến một loạt vấn đề trong mối quan hệ song phương và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm như cuộc chiến Syria, vấn đề hạt nhân Iran… song kết quả cuộc gặp được đánh giá không có nhiều đột phá.

Hội nghị ban đầu dự kiến diễn ra trong 5 giờ, nhưng kết thúc sau hơn 3 giờ trao đổi.

Trả lời phỏng vấn báo giới, ông Biden khẳng định thời lượng cuộc họp thượng đỉnh là đủ để hai lãnh đạo trao đổi nhiều vấn đề. Trong khi đó, ông Putin khẳng định ông Biden là một chính trị gia giàu kinh nghiệm và "rất khác" so với người tiền nhiệm.

Reuters dẫn lời của một quan chức cấp cao phía Mỹ cho biết: “Đây không phải là sự cải thiện ngay lập tức. Cần phải có thời gian để đánh giá liệu các lĩnh vực hợp tác tiềm năng này có thực sự mang lại những kết quả hay không”.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho rằng một điểm nhấn nữa của hội nghị chính là việc lãnh đạo hai nước xác nhận sẽ không để xảy ra chiến tranh hạt nhân. (Reuters/AP)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Bước đệm cho tương lai?

Ông Putin và ông Biden đã tặng quà gì cho nhau?

Theo thông lệ tại các cuộc gặp của các nhà lãnh đạo thế giới, ông Biden và người đồng cấp Putin sẽ trao tặng nhau các món quà. Chúng thường mang ý nghĩa biểu tượng, đại diện cho một nền văn hóa của quốc gia đó.

Tại Geneva, ông Putin đã tặng ông Biden một món quà lưu niệm là một bộ văn phòng phẩm được trang trí theo phong cách hội họa truyền thống Khokhloma của Nga, với hoa văn được trang trí công phu.

Ông chủ Nhà Trắng cũng đã tặng người đồng cấp Putin một tác phẩm điêu khắc một con bò rừng Mỹ bằng pha lê của thương hiệu Steuben Glass ở New York. Đây là loài động vật có vú bản địa ở Great Plains, là con vật gắn liền với cuộc sống của thổ dân Mỹ.

Theo một quan chức Nhà Trắng, tác phẩm điêu khắc bằng pha lê của bò rừng Mỹ đại diện cho sức mạnh, sự đoàn kết và sự kiên cường. Theo ông, giá đỡ làm từ gỗ hoa anh đào của bức điêu khắc tượng trưng cho cựu Tổng thống Mỹ George Washington, trên giá đỡ còn khắc một dòng chữ lưu niệm về cuộc họp thượng đỉnh.

Ông Biden cũng tặng nhà lãnh đạo nga một cặp kính râm phi công đặt làm riêng giống như cặp kính mà ông Biden thường đeo. Món quà được sản xuất bởi công ty Randolph USA của Mỹ, công ty cung cấp kính phi công cho quân đội Mỹ và các đối tác NATO. (CNN)

TIN LIÊN QUAN
Kết quả Thượng đỉnh Nga-Mỹ: 'Vượt tầm mong đợi'

Mỹ vẫn là quốc gia ‘không thân thiện’ với Nga

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có cơ sở nào để loại Mỹ khỏi danh sách các quốc gia không thân thiện với Nga.

"Không có căn cứ nào để làm vậy", ông Peskov nói sau cuộc gặp thượng đỉnh của ông Putin và ông Biden tại Geneva, Thụy Sĩ.

Ngoài ra, ông Peskov cũng nhận định Nga và Mỹ không thể thu hẹp bất đồng về vấn đề Belarus (TASS)

Nga hy vọng sớm thảo luận với Mỹ về vấn đề kiểm soát vũ khí

Trang web của Bộ Ngoại giao Nga ngày 17/6 đăng bài phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov, trong đó cho biết Nga hy vọng các cuộc thảo luận với Mỹ về vấn đề kiểm soát vũ khí sẽ bắt đầu trong vài tuần tới.

Cùng ngày, người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov cũng cho biết Nga và Mỹ hiểu rằng cần bắt đầu đàm phán về ổn định chiến lược và kiểm soát vũ khí "càng sớm càng tốt."

Ông cho biết thêm rằng Đại sứ Nga tại Mỹ sẽ sớm quay trở lại với công việc tại Washington. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Bất ngờ ra Thông cáo chung

Trung Quốc không lo Mỹ-EU đối phó thương mại

Ngày 16/6, Trung Quốc khẳng định không lo lắng chuyện Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ thành lập một hội đồng thương mại và công nghệ để soạn thảo các quy tắc kinh tế nhằm đối mặt với thách thức ngày càng tăng từ Bắc Kinh.

Tuyên bố của cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc tại EU cho biết nước này không sợ các mối đe dọa đồng thời chỉ trích rằng hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ đã vượt xa "quy chuẩn phát triển quan hệ song phương, thể hiện một tâm lý chiến tranh lạnh lỗi thời".

"Trung Quốc không còn như trước đây. Người dân Trung Quốc đã đứng lên. Sự đe dọa sẽ không bao giờ có hiệu quả với chúng tôi" - tuyên bố cho biết.

Trong khi đó, tuyên bố riêng của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã đi xa hơn, nói rằng Mỹ và EU nên suy nghĩ về những vấn đề mà họ phải đối mặt thay vì chỉ nhắm vào Trung Quốc. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ tính 'thoát' Trung Quốc ở vài lĩnh vực, tuyên bố đang trở lại công việc toàn cầu

Trung Quốc đưa 3 phi hành gia đầu tiên lên trạm vũ trụ mới

Ba phi hành gia sẽ được tên lửa Trường Chinh-2F đưa lên trạm vũ trụ Thiên Cung và họ sẽ ở lại đó trong 3 tháng.

Tên lửa được phóng lên lúc 9h22 (giờ địa phương) từ bệ phóng Jiuquan thuộc cao nguyên Gobi ở phía tây bắc Trung Quốc.

Đây là sứ mệnh đưa người lên vũ trụ đầu tiên mà Trung Quốc thực hiện trong 5 năm qua. (THX)

Đại sứ Trung Quốc: Ngoại giao chiến lang là để phòng ngự

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên trang Quan sát, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã khẳng định chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc chỉ đơn giản là “phòng thủ chính đáng” trước các cuộc tấn công của phương Tây.

“Trong mắt của người phương Tây, chính sách ngoại giao của chúng tôi là tấn công và hiếu chiến, nhưng sự thật chính họ mới là người đang tấn công và gây hấn. Những gì chúng tôi làm chỉ là phòng thủ chính đáng để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc”. – Đại sứ Trung Quốc cho biết.

Ông Lư Sa Dã nói, phong cách ngoại giao “che giấu sức mạnh và đợi thời cơ” của Trung Quốc trước đây là cần thiết vì khi đó nước này không có nhu cầu và sức mạnh để làm khác. Hiện giờ, Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn, và khi phương Tây “cố kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc” thì Trung Quốc phải thay đổi phong cách ngoại giao sang kiểu “tạo sự khác biệt”.

“Chúng tôi không thể tự coi mình như đứa trẻ lên ba khi mà chúng tôi đã trở thành chàng trai cao 1m8. Ngay cả khi bạn không muốn trở thành mục tiêu của người khác thì họ sẽ vẫn nhắm vào bạn”, nhà ngoại giao Bắc Kinh nói. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Mỹ: Nga đang 'rất, rất khó khăn, bị Trung Quốc bóp nghẹt'

Triều Tiên bất ngờ viện trợ tài chính cho Myanmar

Theo Liên hợp quốc, Triều Tiên vừa viện trợ khoản tài chính 300.000 USD theo lời kêu gọi của tổ chức này, nhằm giúp Myanmar khắc phục khó khăn.

Theo cơ quan theo dõi tài chính của Văn phòng Điều phối Các vấn đề Nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc, Triều Tiên đã nộp khoản đóng góp trên cho Quỹ Nhân đạo Myanmar vào ngày 24/5.

Khoản viện trợ này đánh dấu lần đầu Bình Nhưỡng viện trợ cho các quốc gia khác kể từ năm 2005. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Myanmar: Hạ viện Nhật Bản thông qua nghị quyết phản ứng, Mỹ tìm cách cắt 'nguồn bơm' tiền

Hàn Quốc cam kết nỗ lực hiện thực hóa các giá trị của LHQ về Bán đảo Triều Tiên

Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong ngày 17/6 đã cam kết nỗ lực hiện thực hóa các giá trị về hòa bình và tự do của Liên hợp quốc (LHQ) trên Bán đảo Triều Tiên trong một diễn đàn đánh dấu gần ba thập kỷ kể từ khi Hàn Quốc gia nhập LHQ.

Ông Chung cũng tái khẳng định nỗ lực "kiên định" của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in vì hòa bình lâu dài trên bán đảo bị chia cắt này, trong bối cảnh Seoul và Washington đang tìm kiếm một chiến lược ngoại giao để khôi phục hoạt động ngoại giao hạt nhân với một chính quyền Bình Nhưỡng cứng rắn.

Phát biểu trực tuyến tại diễn đàn do Bộ Ngoại giao Hàn Quốc chủ trì, ông Chung nói: "Chính quyền Moon kiên định trong nỗ lực thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên Bán đảo Triều Tiên ngay từ đầu, giành được sự ủng hộ đầy đủ của cộng đồng toàn cầu, trong đó có LHQ. Những nỗ lực của chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến khi các giá trị của LHQ về hòa bình, tự do và thịnh vượng được thiết lập đầy đủ trên Bán đảo Triều Tiên. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Sự kiện chủ chốt của đảng Lao động Triều Tiên khai mạc, dư luận quốc tế trông chờ

Tổng thống Iran kêu gọi người dân đi bầu cử

Phát biểu tại phiên họp nội các ngày 16/6, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã miêu tả cuộc bầu cử tổng thống sắp tới là cách duy nhất để giải quyết những vấn đề của đất nước, đồng thời nhấn mạnh “sự xa lánh” của các cử tri sẽ không thể giúp giải quyết được bất kỳ vấn đề nào.

Tổng thống Rouhani kêu gọi người dân Iran đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày 18/6 tới. Nhà lãnh đạo Iran nêu rõ việc đoạn tuyệt với các hòm phiếu không phải là giải pháp và sẽ không thể giúp giải quyết được bất kỳ vấn đề nào.

Ông cũng kêu gọi người dân Iran lựa chọn ứng cử viên yêu thích của họ trong cuộc bầu cử sắp tới, đồng thời nhắc nhở rằng một cuộc bầu cử không có sự hiện diện của cử tri sẽ không phục vụ lợi ích của đất nước và người dân.

Cũng trong ngày 16/6, 2 trong số 7 ứng cử viên Tổng thống Iran đã rút khỏi danh sách tranh cử. Theo đó, nghị sĩ theo đường lối cứng rắn Alireza Zakani (55 tuổi) và cựu Phó Tổng thống theo đường lối cải cách Mohsen Mehralizadeh (66 tuổi) đã thông báo quyết định rút lui. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Các nước Arab vùng Vịnh cảnh báo nguy hiểm

Nhật Bản lo ngại Trung Quốc rò rỉ phóng xạ

Ngày 17/6, Đài truyền hình NHK đưa tin, Cơ quan Quản lý Hạt nhân (NRA) Nhật Bản đang giám sát nồng độ phóng xạ trên khắp nước này sau khi có tin các chất phóng xạ thể khí đã rò rỉ từ một nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn, ở miền Nam Trung Quốc.

NHK cho biết, NRA đang theo dõi sát sao các điểm giám sát phóng xạ ở tỉnh Okinawa và một số nơi khác. Cho đến nay, NRA vẫn chưa phát hiện thấy các thay đổi đáng kể nào.

Hôm 15/6, NRA đã gửi email tới Cơ quan Quản lý An toàn Hạt nhân Quốc gia (NNSA) của Trung Quốc để tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc này.

NRA dự định sẽ hợp tác với Bộ Ngoại giao Nhật Bản và các cơ quan khác để xác nhận điều gì đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngày 16/6, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc khẳng định, không có rò rỉ phóng xạ dù mức độ phóng xạ gia tăng ở mạch chính lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn.

TIN LIÊN QUAN
Hành trình Canada không còn ‘né tránh’ vấn đề Biển Đông
Nga lo ngại lộ trình Ukraine gia nhập NATO, không giảm bất đồng với Mỹ về Belarus
Kết quả Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ: Đồng thuận nhỏ trong bất đồng lớn
Czech thẳng tay gạt Nga, Trung Quốc khỏi dự án điện hạt nhân
Tin thế giới 16/6: Lãnh đạo Nga-Mỹ đối mặt; Trung Quốc tuyên bố 'chẳng sợ đe dọa'; Ukraine tin tưởng không bị Mỹ 'bán đứng'

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Xem nhiều

Đọc thêm

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

Hãng xe Trung Quốc MG dự kiến sẽ trình làng một mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ hoàn toàn mới mang tên MG QS vào cuối năm 2025.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động