Nhỏ Bình thường Lớn

Tin thế giới 17/7: Nga tung siêu bom tấn vào mặt trận, Hungary đã quen với 'cuộc tấn công' của EU, Iran gạt phăng cáo buộc về vụ ám sát ông Trump

Tình hình xung đột ở Ukraine, quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) với nước thành viên Hungary, phiên họp mở của Hội đồng Bảo an về chủ nghĩa đa phương, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, Mỹ-Iran... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Tin thế giới 17/7: Nga tung siêu bom tấn vào mặt trận, Hungary đã quen với 'cuộc tấn công' của EU, Iran gạt phăng cáo buộc về vụ ám sát ông Trump
Hình ảnh từ một đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy một máy bay ném bom Su-34 của Không quân đang thả một quả bom FAB-3000 được trang bị bộ dẫn đường trong một cuộc không kích ở Ukraine. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Châu Âu

* Xung đột Nga-Ukraine: Bộ Quốc phòng Nga báo cáo về lần sử dụng đầu tiên loại siêu bom FAB-3000, nặng 3 tấn, tại khu vực chiến sự với Ukraine hôm 14/7, theo đó, máy bay ném bom chiến đấu Su-34 đã dùng bom này tấn công chính xác vào điểm triển khai tạm thời của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Về phía Ukraine, ngày 16/7, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nước này đã công bố đoạn phim về việc quân đội tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo ATACMS nhằm vào hệ thống phòng không S-300 của Nga ở khu vực Donetsk.

Các bệ phóng tên lửa của Ukraine đã sử dụng ít nhất 4 tên lửa đạn đạo chùm M39 tấn công vào các vị trí khai hỏa của các xạ thủ phòng không Nga nằm ở ngoại ô Mariupol. (The Eurasian Times, Militarnyi)

Tin liên quan
Hy hữu ở EU: Ủy ban châu Âu tẩy chay nhiệm kỳ Chủ tịch của Hungary, Budapest vẫn bất chấp làm một điều Hy hữu ở EU: Ủy ban châu Âu tẩy chay nhiệm kỳ Chủ tịch của Hungary, Budapest vẫn bất chấp làm một điều

* Nga đang cố ngăn chặn một cuộc xung đột toàn cầu tàn khốc, theo lời Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga Dmitry Medvedev ngày 17/7.

Ông Medvedev khẳng định: "Trong mọi trường hợp, Nga sẽ hành động theo đúng Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) và các văn kiện quan trọng khác, cũng như theo các chuẩn mực được chấp thuận rộng rãi của luật pháp quốc tế. Chỉ cần ngăn chặn được thảm họa toàn cầu, Nga sẽ cố gắng làm như vậy".

Quan chức Nga cũng lưu ý, Moscow có cơ sở đạo đức và pháp lý để đưa ra phản ứng tướng xứng hoặc bất đối xứng trước bất kì mối đe dọa trực tiếp nào đối với an ninh và chủ quyền của mình. (TASS)

* Belarus cam kết hợp tác thực tế trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), đồng thời trông đợi vào "một sự tương tác rất sâu sắc và thực tế" với tổ chức này, theo lời Thứ trưởng Ngoại giao nước này Yury Ambrazevich ngày 17/7.

Nhấn mạnh về triển vọng Belarus trở thành thành viên của SCO, ông Ambrazevich đánh giá, đây không chỉ là một cơ cấu chính trị mở rộng ảnh hưởng và tư cách thành viên sang lục địa châu Âu, mà còn bao gồm toàn bộ mạng lưới các định dạng rất thiết thực cho sự tương tác. (Sputnik)

* Bỉ-Ukraine ký thỏa thuận tái thiết, với việc Brussels đầu tư 150 triệu Euro trong 4 năm cho Kiev và cho phép Cơ quan Hợp tác Bỉ Enabel thực hiện các hoạt động của mình tại quốc gia Đông Âu đang chìm trong xung đột với Nga.

Các hoạt động sẽ diễn ra chủ yếu ở khu vực thủ đô Kiev và khu vực Chernihiv, phía Bắc Ukraine, tập trung vào việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng quan trọng và cung cấp nơi trú ẩn dưới lòng đất trong các trường học.

Khoản đầu tiên trị giá 20 triệu Euro sẽ được phân bổ để khôi phục các cơ sở năng lượng ở Kiev và khu vực xung quanh, đặc biệt là các bệnh viện, trước mùa đông tới. Mục đích là xây dựng các hệ thống năng lượng phi tập trung và bền vững, từ đó đảm bảo các dịch vụ và chăm sóc tại bệnh viện. (Pravda)

* Hungary quá quen với sự tẩy chay của Liên minh châu Âu (EU): Ngày 17/7, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto kêu gọi EU mở lại các kênh liên lạc với Nga trong khi vẫn duy trì liên hệ với Ukraine theo sáng kiến hòa bình mà Thủ tướng quốc gia Trung Âu Viktor Orban đề xuất.

Theo ông Szijjarto, hầu hết các chính trị gia châu Âu đã "bỏ cuộc" ngay sau khi Thủ tướng Orban nêu lên sáng kiến, nhấn mạnh rằng, dù EU đe dọa tẩy chay, không đàm phán và bỏ mặc Hungary, nhưng các cuộc tấn công kiểu này không làm Budapest nản lòng trong sứ mệnh hòa bình ở Ukraine.

Ngoại trưởng Hungary nói: "Budapest đã quen với những cuộc tấn công kiểu như vậy kể từ khi Thủ tướng Orban lên nắm quyền từ năm 2010". (RT)

* Tổng thống Pháp chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Gabriel Attal vào ngày 16/7, trong bối cảnh Pháp vẫn bế tắc trong việc thành lập chính phủ mới sau cuộc bầu cử Quốc hội (Hạ viện) gần đây và nước này đang bận rộn công tác chuẩn bị để tổ chức Thế vận hội (Olympic) mùa Hè 2024.

Tổng thống Pháp đã đưa ra quyết định trên tại cuộc họp Nội các, song ông đề nghị ông Attal vẫn tạm thời đảm nhiệm công việc thủ tướng cho đến khi thành lập được chính phủ mới. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Hungary rốt ráo thúc đẩy sáng kiến hòa bình của Thủ tướng Orban sau loạt chuyến thăm khiến EU 'nóng mặt'

Châu Á-Thái Bình Dương

* Hàn Quốc chuẩn bị cho xung đột trong tương lai: Ngày 17/7, Bộ Quốc phòng và Bộ Khoa học Hàn Quốc đã tổ chức cuộc họp tham vấn chính sách lần đầu tiên để chuẩn bị tốt hơn cho xung đột trong tương lai, trong bối cảnh nước này tìm cách xây dựng một quân đội thông minh hơn và tinh gọn hơn.

Trong cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Shin Won-sik và Bộ trưởng Khoa học Lee Jong-ho đã chỉ định 10 mục tiêu chung nhằm thúc đẩy công nghệ khoa học và quốc phòng, đồng thời cũng đề cập việc xác minh tính khả thi của việc sử dụng chung băng tần thế hệ thứ sáu (6G) giữa các lĩnh vực dân sự và quân sự. (Yonhap)

* Trung Quốc đình chỉ tham vấn với Mỹ về kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân, theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 17/7.

Bắc Kinh cho hay, bất chấp những phản đối mạnh mẽ, Washington tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan (Trung Quốc) và "thực hiện một số hành động vi phạm nghiêm trọng lợi ích cơ bản của Trung Quốc, phá hủy lòng tin chính trị song phương".

Ông Lâm khẳng định: "Trách nhiệm cho tình hình hiện tại thuộc về phía Mỹ. (Sputnik)

* Tòa án Thái Lan ấn định ngày ra phán quyết về việc có hay không giải tán đảng Tiến bước (MFP) đối lập chính liên quan cam kết của đảng này về cải cách luật khi quân vào 7/8. (AFP)

* Ấn Độ sẽ tiếp nhận 2 tàu khu trục tàng hình từ Nga sau nhiều lần trì hoãn do Covid-19, xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Một quan chức quốc phòng Ấn Độ thạo tin cho biết, tàu Tushil đầu tiên đã sẵn sàng được Hải quân Ấn Độ tiếp nhận và sẽ được bàn giao vào đầu tháng 9. Đội ngũ vận hành đã đến Nga vào đầu tháng này. Tàu Tamal thứ hai dự kiến được giao vào tháng 2/2025. (IAS GYAN)

* Bangladesh đóng cửa tất cả các trường trung học, đại học và trường dòng Hồi giáo trên cả nước từ 16/7 cho đến khi có thông báo mới, sau khi 6 sinh viên thiệt mạng trong các cuộc biểu tình khiến nhà chức trách phải huy động lực lượng bán quân sự để duy trì trật tự.

Trong nhiều tuần qua, tại Bangladesh đã diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính sách tuyển dụng công chức của nước này. Các cuộc biểu tình đã leo thang thành bạo lực trong ngày 16/7, khi những người biểu tình và các nhóm sinh viên ủng hộ chính phủ tấn công lẫn nhau.

Trước diễn biến tại Bangladesh, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi chính phủ nước này bảo vệ những người biểu tình trước mọi mối đe dọa hoặc bạo lực. (DW)

TIN LIÊN QUAN
Thêm mặt trận mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung Quốc, Bắc Kinh đang dần 'lép vế'?

Trung Đông-châu Phi

* Iran bác bỏ cáo buộc có liên quan vụ ám sát ông Donald Trump, gọi đây là những sự “nguy hiểm” của truyền thông Mỹ khi ám chỉ Tehran âm mưu sát hại cựu Tổng thống Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanani tuyên bố nước này “cực lực bác bỏ bất kỳ sự liên quan nào đến cuộc tấn công gần đây đối với ông Trump”.

Trong khi đó, Phái đoàn của Iran tại Liên hợp quốc gọi những cáo buộc về âm mưu ám sát cựu tổng thống Mỹ được đưa ra trước đó là “không có căn cứ và độc hại”. (AFP)

* Vụ tấn công nhà thờ Hồi giáo Shi'ite ở Oman: Ngày 16/7, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm tiến hành vụ tấn công nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo Shi'ite ở Oman trước đó một ngày, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, trong đó có 3 phần tử khủng bố.

IS đã công bố đoạn video về vụ tấn công trên trang Telegram của mình, đồng thời cho biết, vụ việc khiến hơn 30 người Hồi giáo Shi'ite bị thương đồng thời gây thương vong cho 5 thành viên lực lượng an ninh Oman, trong đó có một sĩ quan cảnh sát.

Đại sứ quán Mỹ tại Oman cho biết, họ đang theo dõi các báo cáo về vụ việc. (Reuters)

* Israel sẽ thay thế bến tàu tạm của Mỹ ở Gaza bằng một cơ sở chuyên dụng đặt tại cảng Ashdod, phía Nam Israel, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng nước này Yoav Galant. Tuy nhiên, ông Galant không nói rõ khi nào bến tàu này sẽ bắt đầu hoạt động.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel công bố quyết định trên sau cuộc gặp với Tướng Erik Kurilla, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM).

Ông Galant cũng đã chỉ đạo quân đội thành lập một bệnh viện dã chiến ở Israel để điều trị cho trẻ em Palestine không thể rời Gaza để chăm sóc y tế ở nước ngoài. (Times of Israel)

* Iran sẵn sàng nối lại đàm phán hạt nhân với Mỹ, đồng thời tìm cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Nga và các nước láng giềng, theo lời quyền Ngoại trưởng Iran Ali Bagheri Kani ngày 16/7.

Trả lời phỏng vấn báo Newsweek trong chuyến thăm New York, ông Kani tuyên bố: “Iran hoan nghênh việc nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ để khôi phục sự tham gia của cả hai bên trong thỏa thuận hạt nhân".

TIN LIÊN QUAN
Quyền Ngoại trưởng Iran: Để ngỏ đàm phán hạt nhân cùng Mỹ, hé lộ ý định với Nga-Trung Quốc, cảnh báo Israel về 'địa ngục không thể quay đầu'

Châu Mỹ

* Phiên tranh luận mở của Hội đồng Bảo an LHQ về hợp tác đa phương vì lợi ích tạo ra một trật tự thế giới công bằng và bền vững hơn diễn ra ngày 16/7 ở New York, Mỹ.

Tại cuộc họp này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow sẵn sàng tìm kiếm sự cân bằng lợi ích để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine, nhấn mạnh sự cần thiết phải tính đến thực tế địa chiến lược mới trên lục địa Á-Âu.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Belarus Yury Ambrazevich cho biết, tại phiên họp, nước này đã "chia sẻ những đánh giá về vai trò của chủ nghĩa đa phương trong thế giới hiện đại, hay chính xác hơn là về sự sụp đổ của nó”.

Theo ông, Belarus đang làm việc với những người được xem là có thể đến thăm Minsk trong tương lai gần về các chủ đề an ninh Á-Âu và phát triển bền vững, vì đây là sự hỗ trợ tốt trong bối cảnh thúc đẩy lợi ích của quốc gia Đông Âu này, đặc biệt trên một nền tảng đa phương.

Về phía Iran, quyền Ngoại trưởng Ali Bagheri Kani cho biết, chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở nước này sẽ nhấn mạnh việc ủng hộ các sáng kiến thúc đẩy chủ nghĩa đa phương phù hợp với Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đây chính là lập trường ngoại giao của Tổng thống đắc cử Iran Masoud Pezeshkian.

Theo ông, Iran sẽ tập trung vào việc mở ra những chân trời hợp tác mới, mở rộng quan hệ hữu nghị với các chính phủ khác “dựa trên đối thoại, hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”. (Sputnik, IRNA)

* Mỹ truy tố cựu chuyên gia CIA Sue Mi Terry bị cáo buộc làm việc cho hính phủ Hàn Quốc. Theo cáo trạng, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR) đã được chiêu đãi bữa tối đắt đỏ và nhận quà tặng túi hàng hiệu, để đổi lại là hoạt động cho Seoul.

Trong bản cáo trạng, bà Sue Mi Terry là người nhập cư gốc Hàn, từng làm việc tại CIA từ năm 2001 đến năm 2008, sau đó đã hoạt động như đại diện cho chính phủ Hàn Quốc từ tháng 6/2013. Tuy nhiên, luật sư của bà Sue Mi Terry đã phủ nhận những cáo buộc trên. (Reuters)

* Mỹ-Israel họp Nhóm tham vấn chiến lược, bao gồm Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan và Ngoại trưởng Antony Blinken của Mỹ, Cố vấn An ninh quốc gia Tzachi Hanegbi, Bộ trưởng Bộ Chiến lược Ron Dermer cùng phái đoàn liên ngành cấp cao của Israel.

Cuộc họp tập trung thảo luận việc chống lại các mối đe dọa từ Iran đối với Israel và khu vực. Mỹ khẳng định cam kết đối với an ninh của Israel, đồng thời tuyên bố ủng hộ một giải pháp ngoại giao cho phép các gia đình Israel và Lebanon trở về nhà của họ một cách an toàn.

Hai bên còn trao đổi về những diễn biến ở Gaza cũng như tiến trình hướng tới thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin. Phía Israel khẳng định hoàn toàn ủng hộ thỏa thuận mà Tổng thống Biden đã đưa ra. (Times of Israel)
Tổng thống Mỹ Joe Biden cân nhắc đề xuất cải cách tòa án tối cao Mỹ

* Cựu Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Menendez của đảng Dân chủ bị kết án 16 tội danh, từ nhận hối lộ để đổi lấy ảnh hưởng chính trị cho đến hoạt động như một đặc vụ nước ngoài cho Ai Cập và một loạt tội danh khác.

Ông Menendez hiện đối mặt với án tù hàng chục năm. (NBC News)

* Chính phủ Colombia đình chỉ lệnh ngừng bắn với nhóm vũ trang EMC, ngoại trừ 3 nhóm nhỏ là Gentil Duarte, Jorge Suárez Briceño, và Raúl Reyes sẽ được kéo dài lệnh ngừng bắn đến ngày 15/10.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Colombia Ivan Velásquez, chính phủ nước này chấm dứt lệnh ngừng bắn với EMC do một số nhóm phiến quân thuộc lực lượng này đã vi phạm lệnh ngừng bắn trong những tháng gần đây với các hành động khủng bố nhắm vào binh sĩ Chính phủ và cả dân thường.

Cùng với thông báo trên, Bộ Quốc phòng Colombia chỉ thị các đơn vị quân đội nhanh chóng triển khai hoạt động tấn công EMC. (Reuters)

* Kenya triển khai thêm 200 cảnh sát đến Haiti, tham gia vào phái bộ do LHQ hậu thuẫn nhằm cố gắng dập tắt bạo lực băng đảng tràn lan ở quốc gia Caribbean đang gặp khó khăn này.

Hồi tháng 6, Kenya đã cử khoảng 400 sĩ quan tới thủ đô Port-au-Prince đang bị bạo lực tàn phá của Haiti. (AP)

Tin thế giới 16/7: 'Phó tướng' của ông Donald Trump là cơn 'ác mộng' của Ukraine? Lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương hội ngộ

Tin thế giới 16/7: 'Phó tướng' của ông Donald Trump là cơn 'ác mộng' của Ukraine? Lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương hội ngộ

Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa Mỹ chọn ứng viên tổng thống và phó tổng thống, đồn đoán về tương lai Ukraine nếu ...

Nga nhắc Mỹ về 'quan niệm sai lầm nguy hiểm', khẳng định sẵn sàng làm một điều để giải quyết khủng hoảng ở Ukraine

Nga nhắc Mỹ về 'quan niệm sai lầm nguy hiểm', khẳng định sẵn sàng làm một điều để giải quyết khủng hoảng ở Ukraine

Mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, nước này sẵn sàng tìm kiếm sự cân bằng lợi ích để giải quyết cuộc khủng ...

Hungary rốt ráo thúc đẩy sáng kiến hòa bình của Thủ tướng Orban sau loạt chuyến thăm khiến EU 'nóng mặt'

Hungary rốt ráo thúc đẩy sáng kiến hòa bình của Thủ tướng Orban sau loạt chuyến thăm khiến EU 'nóng mặt'

Ngày 17/7, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết, nước này đang thực hiện các nỗ lực để tổ chức hội nghị thứ hai về ...

Quyền Ngoại trưởng Iran: Để ngỏ đàm phán hạt nhân cùng Mỹ, hé lộ ý định với Nga-Trung Quốc, cảnh báo Israel về 'địa ngục không thể quay đầu'

Quyền Ngoại trưởng Iran: Để ngỏ đàm phán hạt nhân cùng Mỹ, hé lộ ý định với Nga-Trung Quốc, cảnh báo Israel về 'địa ngục không thể quay đầu'

Ngày 16/7, quyền Ngoại trưởng Iran Ali Bagheri Kani đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo Newsweek trong chuyến thăm New York, Mỹ, dự ...

Iran khẳng định ưu tiên 'việc mở ra những chân trời hợp tác mới'

Iran khẳng định ưu tiên 'việc mở ra những chân trời hợp tác mới'

Ngày 16/7, quyền Ngoại trưởng Iran Ali Bagheri Kani cho biết, chính sách đối ngoại của chính quyền mới sẽ nhấn mạnh việc thúc đẩy ...

Tin cũ hơn

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu? Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel
Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk
Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử' Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử'
Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ
Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử
Điểm tin thế giới sáng 4/11: B-52 Mỹ tới Trung Đông, Australia giảm nợ cho 3 triệu người, Venezuela muốn Brazil ngừng can thiệp nội bộ Điểm tin thế giới sáng 4/11: B-52 Mỹ tới Trung Đông, Australia giảm nợ cho 3 triệu người, Venezuela muốn Brazil ngừng can thiệp nội bộ
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 4/11-10/11 Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 4/11-10/11
Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa 'phản đòn', cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa 'phản đòn', cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek
Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu 'quay xe' với Kiev nếu ông Trump đắc cử Tổng thống Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu 'quay xe' với Kiev nếu ông Trump đắc cử Tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ​ 'bỏ vốn' mạnh mẽ vào châu Phi ​ Thổ Nhĩ Kỳ​ 'bỏ vốn' mạnh mẽ vào châu Phi ​
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang 'chiến trường' bất phân thắng bại Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang 'chiến trường' bất phân thắng bại