📞

Tin thế giới 29/12: Cựu Tổng thống Ukraine phản pháo cáo buộc phản quốc; Nga nói về sự phản bội lòng tin; Mỹ hành động... lạ

Hoàng Hà 19:49 | 29/12/2021
Vấn đề Ukraine, quan hệ Nga với Ukraine và phương Tây, Dòng chảy phương Bắc 2, căng thẳng Mỹ-Trung liên quan tẩy chay ngoại giao Thế vận hội mùa Đông 2022, đàm phán hạt nhân Iran, Cao nguyên Golan... là một số tin quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Cựu Tổng thống Ukraine Poroshenko cho rằng, cáo buộc ông phản quốc chỉ là 'ý tưởng bất chính'. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Ukraine: Cựu Tổng thống Poroshenko phản pháo cáo buộc phản quốc

Bên cạnh đó, người tiền nhiệm của đương kim Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố:

Dòng chảy phương Bắc 2

Quan chức Nga nhấn mạnh:

dự án này "không thể bị phá vỡ". (TASS)

Nga nói phương Tây đã phản bội lại lòng tin

Cho đến hiện tại, ông Polyansky đánh giá, Nga bị phương Tây và Mỹ coi là mối đe dọa và những gì đang hiển hiện giống như "một (TASS)

Nga-Ukraine: Nga cần đảm bảo an ninh

Trong khi đó, P

(TASS)

Mỹ hành động lạ, Trung Quốc thấy khó hiểu

Hồi đầu tháng, Mỹ tuyên bố "tẩy chay ngoại giao" Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022, theo đó, không cử bất kỳ qua chức ngoại giao nào tham gia sự kiện này, song, đoàn đoàn thể thao vẫn tiếp tục tham gia.

Mới đây, xuất hiện các thông tin rằng, chính phủ Mỹ đã đề nghị cử 18 quan chức, chủ yếu thuộc Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc, tới Bắc Kinh để hỗ trợ an ninh và y tế cho các vận động viên Mỹ trong thời gian diễn ra Thế vận hội, ngoài ra có khả năng 40 quan chức Mỹ khác cũng nộp đơn xin thị thực tới Trung Quốc.

Ngày 28/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên xác nhận, Bắc Kinh đã nhận được đơn xin thị thực của các quan chức Mỹ liên quan sự kiện này, đồng thời cho rằng, đây là động thái khó hiểu khi Washington tìm cách áp đặt "cuộc tẩy chay ngoại giao" với sự kiện thể thao sắp tới.

Ông Triệu nêu rõ: "Một mặt, Mỹ tuyên bố không cử đại diện chính thức hay nhân viên ngoại giao tới sự kiện. Mặt khác, họ lại xin thị thực cho các quan chức chính phủ. Chả cần biết Mỹ giải thích như thế nào, sự thực là như vậy".

Nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định, nước này sẽ xử lý yêu cầu xin thị thực của các quan chức Mỹ phù hợp với thông lệ quốc tế, các quy định liên quan và nguyên tắc có qua có lại. (THX, Kyodo)

Nga đề xuất ký kết hiệp định quốc tế về Internet

Ngày 29/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov thông báo, Moscow đề xuất ký kết hiệp định về quy định quốc tế trong việc quản lý Internet.

Ông Syromolotov nói: "Nga ủng hộ việc quốc tế hóa công tác quản lý Internet và việc các quốc gia có sự tham gia bình đẳng vào quá trình này, bảo vệ quyền chủ quyền của các quốc gia trong việc điều hành phân khúc quốc gia của Internet và ký kết một hiệp định liên quốc gia về quy định quản lý mạng Internet".

Ông nhấn mạnh, thỏa thuận sẽ chỉ có hiệu lực nếu được tất cả các quốc gia thông qua.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, vấn đề này đang được thảo luận trong khuôn khổ Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), mà trong hoạt động của liên minh vai trò tham gia của Nga "là góp phần tích cực nhất, bao gồm công việc của tất cả các hội đồng nghiên cứu và các nhóm công tác trực thuộc ITU không ngoại trừ nhóm nào". (Sputnik)

Hàn Quốc tập trận phòng thủ Dokdo

Ngày 29/12, một nguồn thạo tin cho biết, tuần trước, Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập quân sự thường kỳ Dokdo nhằm củng cố năng lực phòng thủ quần đảo Dokdo ở vùng cực Đông nước này mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Takeshima.

Bộ Quốc phòng và Hải quân Hàn Quốc từ chối xác nhận thông tin tập trận.

Hàn Quốc khởi động các cuộc tập trận Dokdo vào năm 1986. Kể từ năm 2003, Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận này 1 năm 2 lần. Hồi tháng 6/2021, Hàn Quốc tổ chức tập trận Dokdo đầu tiên trong năm.

Khi đó, Tokyo phản ứng bằng cách hủy kế hoạch tổ chức hội đàm giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ Suga Yoshihide bên lề hội nghị Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Anh cũng trong tháng 6. (Yonhap)

Cao nguyên Golan: AL phản đối kế hoạch của Israel phát triển nhà định cư

Ngày 28/12, Liên đoàn Arab (AL) chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch của Israel xây nhà định cư mới trên Cao nguyên Golan, vùng lãnh thổ Israel chiếm giữ từ Syria năm 1967.

Trước đó, ngày 26/12, Chính phủ Israel đã phê duyệt kế hoạch này, theo đó xây dựng 2 khu định cư mới, mỗi khu gồm 2.000 nhà ở. Ngoài ra, Chính phủ Israel cũng quyết định xây 7.300 nhà ở mới trong vòng 5 năm tới tại các khu vực Katzrin và Hội đồng Vùng Golan.

Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul Gheit cho rằng, kế hoạch trên của Israel vi phạm luật pháp quốc tế vì Cao nguyên Golan đã được luật pháp quốc tế công nhận là lãnh thổ của Syria.

Ông Aboul Gheit cũng nhấn mạnh, việc một số quốc gia công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan không làm thay đổi được thực tế rằng, đây là một vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Trước đó ngày 27/12, Syria đã lên án kế hoạch nói trên của Israel, nhấn mạnh đây là một "sự leo thang nguy hiểm và chưa từng có". (Reuters)

Đàm phán hạt nhân: E3 và Mỹ hối thúc khẩn cấp

Ngày 28/12, Anh, Đức, Pháp (E3) đã đưa ra tuyên bố nhấn mạnh, các cuộc đàm phán để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran đang ở giai đoạn "cấp bách" khi các nước đang gần chạm tới vấn đề mấu chốt.

Các nhà đàm phán E3 lưu ý, họ "có vài tuần, không phải vài tháng, để ký kết một thỏa thuận trước khi các lợi ích cốt lõi của thỏa thuận hạt nhân Iran bị mất đi".

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho rằng, còn quá sớm để nói liệu Iran có quay trở lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân với cách tiếp cận mới hay không. Ông cũng cho rằng, cuộc đàm phán đang rất cấp bách.

Về phía Nga, Đặc phái viên hạt nhân của nước này Mikhail Ulyanov cho biết, quá trình đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân tại Vienna đang "có tiến triển không thể chối cãi" và việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt "đang được thảo luận sôi nổi trong các cuộc gặp không chính thức". (Reuters)

Động thái hiếm: Tổng thống Palestine tới Israel: Ngày 28/12, Tổng thống Palestine Mahmud Abbas đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz trong một chuyến thăm hiếm hoi tới nhà nước Do Thái để thảo luận về các vấn đề an ninh và dân sự.