Nhỏ Bình thường Lớn

Toan tính nâng cao hợp tác quốc phòng, Trung Quốc gặp khó vì Indonesia thiếu 'mặn mà'

Giới quan sát nhận định Trung Quốc đang tìm cách củng cố mối quan hệ quốc phòng chưa phát triển đúng tiềm năng với Indonesia thông qua đề nghị mua tàu ngầm. Tuy nhiên, Jakarta sẽ không mặn mà với việc mở rộng mối quan hệ giữa lúc xảy ra tình trạng căng thẳng địa chính trị và những thách thức chiến lược trong khu vực.
Toan tính nâng cao hợp tác quốc phòng, Trung Quốc gặp khó vì Indonesia thiếu 'mặn mà'
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto. (Nguồn: Nikkei Asia)

Các đại diện của Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) đã đến Jakarta trong những tháng gần đây, với chuyến thăm mới nhất được thông báo hôm 4/7, để chào bán tàu ngầm diesel-điện (SSK) S26T và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường cho Bộ Quốc phòng Indonesia với giá ưu đãi.

Bộ Quốc phòng Indonesia đã xác nhận lời chào bán tàu ngầm nhưng cho biết quá trình này vẫn đang ở “giai đoạn đề xuất”.

Những chuyến thăm của đội ngũ giám đốc điều hành CSSC diễn ra sau khi Tạp chí Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương đưa tin Hải quân Indonesia được cho là hồi tháng 1/2024 đã tỏ ra quan tâm tới khả năng mua một hệ thống tên lửa bờ biển YJ-12E do Trung Quốc sản xuất.

Nếu được xác nhận, các thương vụ sẽ phù hợp với giai đoạn thứ 3 trong kế hoạch Lực lượng Thiết yếu Tối thiểu (MEF) của Indonesia - chương trình được hoạch định vào năm 2009 để hiện đại hóa hệ thống vũ khí cũ kỹ của quốc gia Đông Nam Á.

Theo giới phân tích, bất chấp lời chào hàng của Trung Quốc về những chiếc tàu ngầm mới và các thiết bị quốc phòng khác, Jakarta vẫn “thờ ơ” với việc phát triển quan hệ đối tác công nghiệp quốc phòng với Bắc Kinh, mặc dù hai bên đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2005.

Bà Anastasia Febiola - Điều phối viên nghiên cứu và quản lý của Công ty tư vấn Semar Sentinel Indonesia - cho rằng những thương vụ mua sắm mới, nếu được xác nhận, sẽ đánh dấu sự thay đổi trong quan hệ quốc phòng của Indonesia với Trung Quốc, đặc biệt là khi trước đây Jakarta chỉ mua các thiết bị nhỏ từ Bắc Kinh.

Đến nay, Indonesia đã mua tên lửa chống hạm C-705 và C-802, thiết bị bay không người lái và các hệ thống phòng không tự hành từ Trung Quốc.

Toan tính nâng cao hợp tác quốc phòng, Trung Quốc gặp khó vì Indonesia thiếu 'mặn mà'
Tên lửa chống hạm C-705. (Nguồn: Reuters)

Theo các nhà phân tích chính sách thúc đẩy quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Indonesia có thể mang đến cho Trung Quốc cơ hội phát huy ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, song đó là vấn đề gây đau đầu đối với giới hoạch định chính sách của quốc gia Đông Nam Á.

Bà Anastasia nhận định mặc dù Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn, nhưng Indonesia vẫn coi mối quan hệ quốc phòng với phương Tây có vai trò sống còn. Tuy có thể chấp thuận lời đề nghị cung cấp thiết bị quân sự từ Trung Quốc để xoa dịu Bắc Kinh, song Jakarta dự kiến sẽ tiếp tục ưu tiên hợp tác an ninh với phương Tây.

Một yếu tố mang tính quyết định chủ chốt trong lĩnh vực mua sắm thiết bị quốc phòng là tranh chấp trên biển trong khu vực - vấn đề có thể thúc đẩy Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác tăng cường năng lực sản xuất trong nước.

Năm 2023, Indonesia đã ra tuyên bố chung với Mỹ về yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong khi quân đội nước này cảnh giác trước hành động xâm phạm của Trung Quốc ở vùng biển xung quanh Quần đảo Natuna.

Mặc dù Trung Quốc chấp nhận Quần đảo Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia, nhưng “Đường 9 đoạn” của Bắc Kinh lại chồng lấn với Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, dẫn đến những va chạm giữa hai nước trong quá khứ.

Chuyên gia người Australia phân tích: “Ở các quốc gia như Campuchia và Lào, Bắc Kinh sở hữu tiềm năng lớn hơn để hợp tác chặt chẽ hơn với các lực lượng vũ trang và lĩnh vực quốc phòng, nhưng một số quốc gia Đông Nam Á khác có chung mối quan tâm với Indonesia về việc thu hút nhiều bên tham gia”.

Đối đầu Ấn Độ-Trung Quốc: Indonesia kêu gọi hai bên kiềm chế và đối thoại hòa bình

Đối đầu Ấn Độ-Trung Quốc: Indonesia kêu gọi hai bên kiềm chế và đối thoại hòa bình

TGVN. Tại cuộc họp báo trực tuyến tại Dinh Tổng thống ngày 18/6, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, chính phủ Indonesia đã theo dõi ...

Mưa lớn và lũ lụt gây thiệt hại tại Trung Quốc, Indonesia và Mông Cổ

Mưa lớn và lũ lụt gây thiệt hại tại Trung Quốc, Indonesia và Mông Cổ

TGVN. Giới chức Trung Quốc ngày 16/7 cho biết 2 người thiệt mạng và 4 người khác mất tích trong các vụ lở đất do mưa ...

Tình hình Myanmar: Mỹ lên án việc sử dụng bạo lực, Trung Quốc, Indonesia phối hợp lập trường

Tình hình Myanmar: Mỹ lên án việc sử dụng bạo lực, Trung Quốc, Indonesia phối hợp lập trường

TGVN. Ngày 19/2, Mỹ đã hối thúc quân đội Myanmar kiềm chế bạo lực và từ bỏ quyền lực sau cái chết đầu tiên trong ...

Một số mặt hàng của Trung Quốc, Indonesia bị gia hạn thuế chống bán phá giá

Một số mặt hàng của Trung Quốc, Indonesia bị gia hạn thuế chống bán phá giá

Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã ban hành hai quy định thực thi áp thuế chống bán phá giá đối với các sản ...

Xuất khẩu ngày 13-16/7: Đề xuất tăng thuế xuất khẩu vàng; cuộc chiến giữa ô tô Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan tại Việt Nam

Xuất khẩu ngày 13-16/7: Đề xuất tăng thuế xuất khẩu vàng; cuộc chiến giữa ô tô Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan tại Việt Nam

Dự kiến tăng thuế xuất khẩu (XK) vàng lên 2%; gạo XK giảm mạnh, cuộc chiến giữa ô tô Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan ...

(theo SCMP)