Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh:

Tôi tin Việt Nam có thể trúng cử với số phiếu cao vào Hội đồng Bảo an

Phạm Hằng
Trả lời phỏng vấn TG&VN, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho rằng Việt Nam có thể trúng cử với số phiếu cao, trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Đồng thời, ông Vinh nhấn mạnh, khi trúng cử Hội đồng Bảo an, Việt Nam vừa có thuận lợi lớn hơn, nhưng cũng đứng trước trách nhiệm cao hơn, để thể hiện và phát huy vai trò, vị thế đất nước.       
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
toi tin viet nam co the trung cu voi so phieu cao vao hoi dong bao an Việt Nam với Liên hợp quốc: Đối tác tin cậy vì một nền hòa bình bền vững
toi tin viet nam co the trung cu voi so phieu cao vao hoi dong bao an Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an qua đánh giá của chuyên gia
toi tin viet nam co the trung cu voi so phieu cao vao hoi dong bao an
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh. (Nguồn: Baodautu.vn)

Ông đánh giá thế nào về việc Việt Nam được các nước châu Á - TBD đồng thuận cao đề cử làm ứng viên duy nhất ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 -2021. Việc ứng cử này tạo ra những cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam?

Việc Việt Nam được các nước châu Á - TBD nhất trí đề cử từ sớm là ứng cử viên duy nhất ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là thuận lợi rất lớn. Điều đó cho thấy họ đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam và tin tưởng Việt Nam có thể đảm nhận thành công vai trò này. Thời gian qua, sự phát triển, vị thế quốc tế, quá trình đóng góp và hội nhập của Việt Nam đã giúp các nước châu Á – TBD có được niềm tin đó.

Mặt khác, trước tình hình quốc tế đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, các quốc gia trong khu vực trông đợi Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cho công việc chung của thế giới, trong đó có Hội đồng Bảo an. Tôi tin, Việt Nam sẽ trúng cử và có thể trúng cử với số phiếu cao.

Hội đồng Bảo an là cơ quan về bảo vệ hòa bình an ninh và giải quyết xung đột. Nếu Việt Nam trúng cử, điều đầu tiên là vấn đề trách nhiệm, trách nhiệm đóng góp vào đảm bảo hòa bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia vì nền hòa bình bền vững ở các khu vực khác nhau.

toi tin viet nam co the trung cu voi so phieu cao vao hoi dong bao an
Việt Nam ứng cử vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. (Nguồn: UN)

Kinh nghiệm trong lần đầu đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 có giúp cho Việt Nam điều gì trong lần ứng cử này, thưa ông?

Việt Nam đã đảm nhận rất tốt nhiệm kỳ đó cách đây 10 năm (2008-2009), lần đầu tiên sau 3 thập kỷ tham gia Liên hợp quốc (kể từ năm 1977). Khi đó, chúng ta phải chuẩn bị kỹ thông qua nghiên cứu, nắm vững từ chương trình nghị sự với nhiều vấn đề phức tạp đến trách nhiệm, thủ tục, quy trình làm việc của Hội đồng Bảo an. Lập trường, cách thức vận dụng, đóng góp, tham gia đều là những điều mới với Việt Nam. Các vấn đề ở Hội đồng Bảo an có thể trải dài từ châu Phi đến Trung Đông và nhiều nơi khác.

Từ 1-2 năm trước nhiệm kỳ, Việt Nam đã có kế hoạch đào tạo, dự kiến bố trí cán bộ, ở cả hai đầu là tại địa bàn Liên hợp quốc và trong nước. Việc đảm bảo thông suốt thông tin, phối hợp kịp thời là hết sức quan trọng bởi thực tế Hội đồng Bảo an có thể họp bất kỳ lúc nào, tại chỗ phải xử lý muôn vàn tình huống phức tạp, các dự thảo văn kiện, tuyên bố hay nghị quyết. Với Việt Nam, xử lý đúng tại Hội đồng Bảo an còn là câu chuyện tham vấn, ứng xử thế nào trước các tranh cãi, khác biệt; vận dụng phù hợp các nguyên tắc của Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an; thể hiện trách nhiệm và lập trường quốc gia dân tộc; đề ra các sáng kiến… trong trọng trách chung về đảm bảo được hòa bình, an ninh quốc tế. Đó là những kinh nghiệm hết sức cần thiết và quý báu.

Việt Nam thực sự đã có những bước tiến, phát triển kỳ tích, từ khắc phục hậu quả chiến tranh, phá thế bao vây cấm vận, rồi đổi mới, hội nhập, tham gia ngày càng tích cực, sâu rộng hơn vào sinh hoạt quốc tế và các cơ quan Liên hợp quốc. Đó đã và tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho việc ta tham gia Hội đồng Bảo an, nhiệm kỳ 2008-2009 trước đây, cũng như sắp tới khi ta trúng cử.

Mặt khác, cũng phải thấy, trong 10 năm qua, cục diện và tình hình thế giới đã xoay chuyển đáng kể, câu chuyện hòa bình, phát triển vẫn tiếp tục là dòng chảy chính, là ưu tiên của các quốc gia, song đồng thời cũng đã nảy sinh những phức tạp mới. Cạnh tranh nước lớn, tranh chấp ở một số khu vực, cách nhìn nhận về hòa bình, an ninh cũng có nhiều điểm khác trước. Tình hình Trung Đông có những diễn biến trái chiều, Trung đông - châu Phi đã xử lý một vài điểm nóng, nhưng vẫn còn những xung đột. Vấn đề bán đảo Triều Tiên, các thách thức an ninh phi truyền thống cũng diễn biến phức tạp. Do đó, Việt Nam cần suy nghĩ, phối hợp với các nước để đóng góp cho hòa bình, an ninh thế giới nhiều nhất.

So với trước, khi tham gia Hội đồng Bảo an lần này, phải thấy rằng 10 năm qua là giai đoạn phát triển rất ấn tượng của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, về kinh tế, đổi mới, đặc biệt là hội nhập và tham gia vào các công việc chung của thế giới. Việt Nam vừa qua cũng đã nhiều đợt cử người tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc. Từ chỗ tham gia tích cực, nay ta sẽ chủ động góp phần vào xây dựng luật chơi, nghị sự, chuẩn mực của thế giới. Do đó, khi trúng cử Hội đồng Bảo an, chúng ta vừa có thuận lợi lớn hơn, nhưng cũng đứng trước trách nhiệm cao hơn, để thể hiện và phát huy vai trò, vị thế Việt Nam.

Nếu trúng cử, Việt Nam sẽ phải làm gì để hoàn thành tốt trách nhiệm của mình tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thưa ông?

Trúng cử làm thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là trách nhiệm rất lớn, Việt Nam sẽ phải chuẩn bị rất nhiều. Hiện nay Việt Nam có thuận lợi hơn, nhưng chúng ta cũng sẽ phải chuẩn bị rất kỹ, từ bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ trước. Đó là câu chuyện nắm bắt được về nội dung, nghị sự, những chuyển động và diễn biến mới, phức tạp của thế giới, khu vực; chuẩn bị sẵn sàng tư thế, qua điểm lập trường, phương châm ứng xử, tham vấn tại Hội đồng Bảo an, cũng như với các nhóm, các nước liên quan, các nước có vấn đề, các thành viên Liên hợp quốc nói chung; ngoài ra còn là câu chuyện phát huy vị thế, sáng kiến, kiến nghị, nhằm đóng góp và thể hiện trách nhiệm cao của mình. Song song Việt Nam cần chuẩn bị về bộ máy, nhân lực, cơ chế thông tin, phối hợp, chỉ đạo.

Theo tôi, chúng ta cần đặc biệt chú ý vấn đề nhân lực và bố trí nhân sự trực tiếp ở hai “đầu cầu”, tại Thủ đô và tại Phái đoàn ta tại Liên hợp quốc. Khâu chế độ, chính sách, điều kiện vật chất hậu cần cho các cán bộ trực tiếp làm ở hai đầu cầu cũng rất quan trọng bởi vì cường độ công việc rất cao, tính chất công việc rất phức tạp. HĐBA có thể triệu tập họp bất kỳ lúc nào với các cuộc tham vấn kéo dài, nhiều khi xuyên đêm, chưa kể chênh giờ giấc đến nửa ngày giữa Việt Nam và New York.

Tham gia lần này, dù trách nhiệm là rất lớn và thách thức không hề nhỏ, nhưng Việt Nam ta có vị thế hơn rất nhiều, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập ở tầm cao mới. Tại Liên hợp quốc, Việt Nam luôn được đánh giá cao, về khát vọng hoà bình-phát triển, về chính sách đối ngoại, tinh thần đóng góp trách nhiệm và xây dựng; lại thêm những kinh nghiệm về giải quyết hậu quả chiến tranh, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và phát triển bền vững, cũng như việc mở rộng quan hệ với các nước, kể các các nước cựu thù trước đây.

Không phải vấn đề nào Hội đồng Bảo an cũng có thể giải quyết được. Nghị sự của Hội đồng Bảo an vẫn là một chương trình dày đặc các vấn đề về hoà bình, an ninh và giải quyết xung đột. Chưa kể, trên nhiều vấn đề, luôn tồn tại, nảy sinh các khác biệt, bất đồng, kể cả trái ngược quan điểm giữa các nước thành viên. Cạnh tranh nước lớn, khác biệt giữa các thành viên thường trực cũng là câu chuyện luôn tồn tại ở Hội đồng Bảo an và Liên hợp quốc.

Do vậy, với Việt Nam, điều quan trọng là thể hiện trách nhiệm và đóng góp xây dựng của mình. Đó là kiên định đường lối đối ngoại hòa bình, trách nhiệm với hoà bình an ninh thế giới, bám sát các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, bao gồm tôn trọng chủ quyền, thúc đẩy đối thoại, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, có tính tới lợi ích của các bên liên quan… Câu chuyện phía trước là trách nhiệm nặng nề. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng, khi trúng cử, Việt Nam sẽ làm tròn trách nhiệm, được các nước, cộng đồng quốc tế tin tưởng và đánh giá cao.

toi tin viet nam co the trung cu voi so phieu cao vao hoi dong bao an

Khi trúng cử, Việt Nam sẽ có nhiều đóng góp quan trọng tại Hội đồng Bảo an

TGVN. Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại ...

toi tin viet nam co the trung cu voi so phieu cao vao hoi dong bao an

Cơ hội Việt Nam trúng cử vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ là rất lớn

Ngày 7/6 tới, khóa họp thứ 73 Đại Hội Đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) sẽ tổ chức bỏ phiếu cho 5 vị trí Ủy ...

toi tin viet nam co the trung cu voi so phieu cao vao hoi dong bao an

Vai trò mới, Vị thế mới của Việt Nam tại Liên Hợp quốc

TGVN. Việc Việt Nam được các nước châu Á - Thái Bình Dương đồng thuận cao giới thiệu làm ứng viên duy nhất ứng cử ...

Phạm Hằng (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động